Việc Thủ tướng Nga Vladimir Putin tham gia vào một cuộc mít-tinh rầm rộ của những người ủng hộ ông trong tuần qua đă đánh dấu một sự thay đổi quan trọng về chiến thuật do sức ép từ những người chỉ trích. Trước đó, ông cũng chính là người tách chính trị ra khỏi đường phố.
Cho dù sự chuyển hướng trong các nguyên tắc chính trị trong cuộc chơi do vị lănh đạo 59 tuổi này thiết lập và củng cố trong suốt 12 năm qua sẽ chuyển đổi thành một dạng cải cách chính trị đầy ư nghĩa và lâu bền mà nhiều người chỉ trích - thậm chí cả trong số những người ủng hộ ông - nói rằng cần thiết, tuy nhiên, điều này vẫn c̣n phải chờ xét.
![](http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/28/11/20120228111526_170949032.jpg)
Thủ tướng Nga Vladimir Putin
"Nếu như các cuộc tuần hành rầm rộ trở thành một xu hướng chính trị "hợp thời" th́ người lănh đạo không thể tụt lại phía sau nếu như ông ta muốn giành phần thắng trong cuộc đua" - Yevgeny Minchenko, giám đốc nhóm tư vấn Institute for Political Expertise tại Moscow nhận định.
Cuộc đua vào chiếc ghế Tổng thống Nga vào ngày 4/3 tới đây có sự tham dự của ông Putin cùng một loạt ứng viên nặng kư khác. Các cuộc thăm ḍ dư luận cho thấy ông Putin sẽ thắng cử mà không cần ṿng đấu loại trực tiếp.
Trong khi cuộc mít-tinh vào hôm thứ Năm tuần qua tại sân vận động Moscow có thể coi như một sự kiện trong chiến dịch nước rút ở một số quốc gia, th́ xét về nhiều khía cạnh, đây vẫn là một điều chưa từng có tiền lệ cho thời hậu Xô Viết, nhất là trong khía cạnh quy mô của đám đông và thực tế là việc này chẳng có ǵ đáng phê phán mà đó chỉ là một cuộc vận động chính trị nhằm ủng hộ cho một người đàn ông.
"Mọi người ở mọi lứa tuổi khác nhau, nhóm người khác nhau và tín ngưỡng không giống nhau đă tới đây" - Putin nói với đám đông khi đứng trên bục rộng lớn giữa sân vận động.
Trong một bài phát biểu đầy khí thế ngắn ngọn và đơn giản, như thể một lời kêu gọi rộng răi tới các cử tri Nga ở những nơi xa xôi bên ngoài thủ đô Moscow và St. Petersburg, Putin nói: "Chúng ta tới đây để nói rằng chúng ta yêu nước Nga!". Đám đông reo ḥ cho tới khi ông bước xuống khỏi bục diễn thuyết để bắt tay với hàng loạt người tham dự mít-tinh.
Trong khi bản thân cuộc mít-tinh và sự tham dự của Putin đă là bất thường trong các tiêu chuẩn chính trị Nga suốt hơn nhiều năm qua, ông Minchenko nói rằng sự kiện này đă theo đúng cuốn sách chuẩn về thuật giành lợi thế đối với người khác trong chính trị: mô phỏng các động thái hiệu quả từ các đối thủ, nhưng đầu tư nhiều hơn để có hiệu ứng lớn hơn.
Sergei Markov - một nhà phân tích có quan hệ với điện Kremlin và nhóm thực hiện chiến dịch của ông Putin - hiểu rằng sự xuất hiện của Putin trong cuộc mít-tinh ủng hộ ông là một sự thay đổi về chiến thuật của vị lănh đạo lăo luyện trong chính trường Nga, dù điều này chẳng gây bất ngờ cho ai.
Markov nói: "Chúng ta thấy các cuộc tuần hành lớn tăng lên nhiều trong hoạt động chính trị. Họ muốn tham gia vào chính trị và muốn được lắng nghe. Nỗ lực của Putin nhằm giải quyết nhu cầu này bằng cách công nhận tầm quan trọng của công chúng trong chính trị là một sự thay đổi chính sách triệt để".
Trước đó, ông Putin cũng từng tham dự các cuộc mít-tinh chính trị. Nhưng khác với cuộc đại hội hôm thứ Năm vừa qua, những sự kiện đó - chẳng hạn như hội nghị của Đảng Nước Nga Thống nhất năm 2007 - chỉ gồm có các thành viên được lựa chọn kỹ lưỡng và chỉ là các cuộc hội nghị ủng hộ cho đảng, hoặc tổ chức.
Và kể từ khi được bầu làm Tổng thống Nga lần đầu tiên năm 2000, Putin đă lập nên một kỷ lục trong việc cố gắng hạn chế tối đa sự tham dự của công chúng tại nơi công cộng một cách tự phát, thường đàn áp không nương tay đối với các phe đối lập muốn thúc đẩy chương tŕnh nghị sự của ḿnh thông qua các hoạt động đường phố.
Các nhà phân tích chính trị từng mô tả sự thống trị của ông Putin trong nền chính trị Nga như một dạng "khế ước xă hội" ngầm mà theo đó, công chúng đồng ư đứng ngoài lề các hoạt động chính trị để đổi lại, các nhà cầm quyền phải mang lại phồn vinh và các tiêu chuẩn sống cao hơn.
Tuy nhiên vào tháng 12 vừa qua, các rạn nứt trong thỏa thuận xă hội xuất hiện khi hàng chục ngàn công dân chủ yếu ở tầng lớp trung lưu đă xuống đường để phản đối lại những ǵ mà họ cho là gian lận bầu cử trong kỳ bầu cử Duma Quốc gia. Trong đó, Đảng Nước Nga Thống nhất của ông Putin vẫn chiếm đa số trong Hạ viện.
Làn sóng chống đối "v́ các cuộc bầu cử công bằng" nhanh chóng lan rộng - nếu như một phong trào không được tập trung tốt nhằm phản đối chính ông Putin hoặc ít nhất là t́nh trạng chính trị đang trỗi dậy ở nước Nga trong nhiệm kỳ của ông.
Markov nói rằng bối cảnh chính trị mới tại Nga, và cách Putin phản ứng trên thực tế có thể thúc đẩy lănh đạo Nga tiến hành cải cách chính trị nhanh hơn so với những ǵ mà phe chỉ trích mong muốn.
"Nếu như ông Putin không tiến hành cải cách mau lẹ hơn, khối năng lượng này sẽ chuyển thành một động lực nhằm thẳng vào ông ấy" - Markov phân tích.
Nikolai Petrov - một nhà phân tích chính trị tại Trung tâm Carnegie Moscow lại không thiên về việc phỏng đoán về mức độ sâu và rộng của cuộc cải cách chính trị nổi lên từ những thay đổi hiện nay trong chính trường Nga.
Một số lănh đạo tiến hành cải cách khá muộn trong thời gian họ nắm quyền - Petrov nói. Và Putin với với 12 năm lănh đạo đất nước, cùng với chiếc đai đen thắt chặt, không ai nên nghi ngờ rằng ông sẽ là một ngoại lệ trong số đó.
"Việc Putin tham dự vào cuộc mít-tinh hôm thứ Năm vừa qua không phải là dấu hiệu của một lănh đạo cải cách, cho dù gần đây ông đưa ra rất nhiều hứa hẹn về việc này"- Petrov nói.
Ông nhấn mạnh rằng các đối thủ của Putin trong cuộc bầu cử tổng thống này đều đă được lựa chọn một cách cẩn trọng, và rằng dù rằng số ứng cử viên là rất đông th́ cuối cùng, Kremlin mới là nơi quyết định luật chơi cho các chiến dịch và bầu cử.
"Có thể, các nhà cầm quyền cảm thấy rằng những biện pháp cùn ṃn cũ kỹ để đạt được các kết quả chính trị đang ngày một vô hiệu. Nhưng họ không thể không sử dụng các lợi thế vô cùng to lớn về mặt hành chính mà họ hơn hẳn các đối thủ để theo đuổi lợi ích của riêng ḿnh" - Petrov kết luận.
Lê Thu (theo Ria)