Từ hơn 10 năm nay căn nhà mặt tiền số 217 (phố Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa) lại để hoang phế, và “có cho thêm tiền” cũng không ai dám vào ở.
Nếu có một căn nhà trị giá khoảng 20 tỷ VNĐ giữa trung tâm Hà Nội, bạn có chịu để hoang suốt 10 năm nay? Trước câu hỏi này chắc 99% bạn đọc sẽ cho rằng: “Người đặt câu hỏi có vấn đề về thần kinh”.
Vậy mà sự thực th́ giữa Hà Nội, từ hơn 10 năm nay căn nhà mặt tiền số 217 (phố Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa) lại để hoang phế, và “có cho thêm tiền” cũng không ai dám vào ở.
Bí ẩn nhà hoang
Giữa phố xá đông đúc, tấp nập, ngôi nhà hoang lạnh lẽo đến ghê người khiến bất cứ ai ngang qua cũng không khỏi rùng ḿnh thắc mắc. Căn nhà hoang có tổng diện tích rộng khoảng 50m2, mục nát theo thời gian.
Căn nhà xây dựng theo kiến trúc khá đơn giản: Tầng một chia làm hai nhà tách biệt nhưng đi chung cùng một cầu thang, tầng hai rộng răi nhưng hoang tàn u ám. Phía trong ngôi nhà là vôi vữa bong tróc vương văi tung tóe, bầu không khí tối tăm và ẩm mốc bao trùm khắp nơi khiến ai bạo gan thử bước chân vào cũng ngột ngạt. Trên tầng, hai cửa chính và cửa sổ đă mục, rơi văi mỗi nơi một vài mảnh. Trần nhà thủng lỗ chỗ, rêu xanh mọc kín. Những đường dây điện hở toang hoác như muốn bẫy người.
Đi ngoài đường nh́n vào, người ta thấy căn nhà như một bức tranh “trêu ngươi” người qua lại. Tầng một là cánh cửa uốn im quanh năm suốt tháng. Tầng trên là ngôi nhà thâm vàng loang lổ. Cửa chính và hai cửa sổ đều đă không c̣n, lộ khoảng không thâm u như há hốc mồm ŕnh bắt người. Chỉ cách một bước chân là mặt đường Tôn Đức Thắng người xe chen nhau chật cứng, giờ tan tầm suốt 15 phút chẳng nhúc nhích nổi một bước.
Buổi sáng mùa đông gió rít dài từng cơn, gió từ trong căn nhà thốc ra cuốn từng mảng vữa, cát bụi rơi xuống vỉa hè. Duy nhất có một góc nhỏ mặt tiền căn nhà là được người ta ngăn ra vài m2 làm nơi bán quà vặt. Người bán đang mải mê thái lạp xưởng, cửa hàng này cũng có điểm lạ là khách hàng chỉ được mua mang về chứ không được ngồi lại ăn. Được hỏi về ngôi nhà anh Đặng Việt P, người cả gan dám tḥ chân vào gây dựng tạm cửa hàng bán bánh bộc bạch: “Ngôi nhà bị bỏ hoang hơn chục năm nay. Cũng chẳng ai dám thuê nhà”.
Nh́n ngôi nhà với mặt tiền rộng răi, khuôn viên đất vuông vắn, lại nằm giữa trung tâm thành phố, ai cũng có thể thấy ngôi nhà rất phù hợp cho việc kinh doanh thương mại. Với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại khu vực này là khoảng 350 triệu đồng/m2. Tính sơ sơ th́ ngôi nhà nếu bán cũng có giá khoảng 20 tỉ VNĐ. Hoặc nếu chỉ cho thuê địa điểm kinh doanh, hàng tháng gia chủ cũng có thể kiếm được vài chục triệu đồng. Thực tế đó khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi: “Có bí mật ǵ trong đó mà không ai dám ở?”.
Đặt lưng là gặp ác mộng
Trong vai một người muốn thuê mặt bằng kinh doanh, khi nhóm PV gặng hỏi về “quá khứ” căn nhà th́ anh bán hàng liền xua tay: “Các anh chị t́m nơi khác mà thuê, chính chỗ tôi đang đứng đây có nhiều vong (linh hồn người chết – PV) lắm”. Anh vừa cặm cụi gắp bánh, vừa thầm th́: “Trước đây, lâu lắm rồi đă có người tự tử ở nhà này. Tôi làm thuê ở đây được bốn năm nay nhưng chỉ dám ở lại mấy tháng đầu. Về sau này, tôi sợ quá không dám ở. Bây giờ, ban ngày th́ tôi bán hàng, tối về pḥng trọ thuê ở nơi khác chứ không ở lại”. Anh đắn đo một vài phút rồi nói tiếp: “Tôi không dám nói nhiều về ngôi nhà này. Bây giờ t́m một công việc mới khó khăn lắm”.
H́nh ảnh minh họa (nguồn Internet)
Gặng hỏi về việc sao anh không ngủ lại quầy hàng? Người bán hàng đáp: “Không hiểu sao hễ cứ đặt ḿnh xuống giường là tôi gặp ác mộng kinh hoàng nên mới không dám ở lại”. Nhưng người thanh niên này đă mơ thấy ǵ? Anh một mực không nói, nh́n trước ngó sau e sợ cảm tưởng như có một “thế lực” nào đó đang núp trong vách tường nghe thấy sẽ “báo oán”. Một thanh niên với vẻ ngoài rất nam tính chẳng nhẽ lại “nhát gan” đến vậy? Anh nói: “Có trải qua mới thấy ghê rợn” rồi nhất quyết không cho biết thêm một điều ǵ nữa.
Băn khoăn về những bí ấn trong ngôi nhà cần đươc giải mă, nhóm phóng viên đă t́m gặp những người dân sinh sống trong khu vực để t́m hiểu thêm về sự việc. Cũng thật lạ khi người dân xung quanh phần lớn đều lảng tránh nói về ngôi nhà hoang, cứ như nếu nói ra th́ sẽ phải chịu hậu quả ǵ đó. Người đầu tiên là một phụ nữ trung niên bán nước gần đối diện ngôi nhà. Người phụ nữ này nói: “Tôi nghe các cụ kể lại rằng mảnh đất này trước đây có rất nhiều xác chết. Khi được xây dựng lại th́ người ta cũng không di chuyển các xác chết nào đi mà cứ để lại dưới nền đất. Sau này, trong nhà ấy cũng có người từng tự vẫn. Nhiều đêm, tôi nghe tiếng gió hú ở ngôi nhà vọng ra, người ta bảo đó là “âm binh” tụ tập, là những người ở đó bị oan khuất nên không chịu rời đi. Chuyện nghe ghê hết cả người!”.
Một người bán hàng ở gần đó cho biết thêm: “Người ta đồn là có ma ở số nhà 217, tôi cũng hay thức khuya, nhiều đêm có nghe tiếng ŕ rầm, sột soạt như tiếng người nói chuyện, đi lại trong nhà ấy. Cũng có thể đó là tiếng vôi vữa rơi rụng, hoặc thạch sùng, chuột đuổi nhau chứ không phải là ma. Thế nhưng thú thật là đă sợ sẵn, đêm khuya lại nghe những tiếng ấy th́ ai cũng toát mồ hôi hột, lạnh sống lưng”.
Nhà ma hay chiêu “d́m giá” bất động sản?
T́m hiểu sâu hơn vụ việc, được biết từng có nhiều người muốn mua lại ngôi nhà này nhưng tất cả các giao dịch đều bất thành. Một cặp vợ chồng trẻ kinh doanh gần đó là người từng đặt vấn đề mua ngôi nhà nhưng sau rất nhiều cố gắng đều không mua được. Lạ hơn nữa, khi được hỏi nguyên nhân sự việc th́ những người này đưa mắt nh́n nhau rất khó hiểu, rồi từ chối trả lời về việc ngôi nhà bị đồn là “ma ám”. Người chồng cho biết ngắn gọn: “Ngôi nhà bị bỏ hoang là do hậu quả của một vụ mua bán đất nhưng không ngă nổi giá, thành ra nhà bị bỏ trống đến bây giờ”.
Trở lại với người bán bánh ở căn nhà hoang, người này cho biết: “Ngôi nhà này có nhiều chủ và sau đó có một người đứng lên mua lại toàn bộ. Thế nhưng nghe nói mấy người chủ c̣n lại không đồng ư nên người ta cứ để hoang như thế”.
T́m đến UBND phường hàng Bột, được biết căn nhà trước đây thuộc sở hữu của Nhà nước do Xí nghiệp kinh doanh nhà quản lư. Sau đó người dân đă mua lại nhà theo nghị định 61, căn nhà hiện thuộc quyền sở hữu của ba hộ dân, trong đó tầng 1 thuộc quyền ông Nguyễn Văn N và bà Nguyễn Thị M; c̣n tầng 2 thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Văn L.
Ông Vũ Đ́nh Phương, Chủ tịch UBND phường hàng Bột cho biết: “Vào mùa mưa băo hàng năm, khi chính quyền đi khảo sát các tuyến phố nhận thấy ngôi nhà 217 phố Tôn Đức Thắng đă quá cũ kỹ mục nát, có thể gây tại nạn nên chúng tôi đă chỉ đạo, nhắc nhở các chủ sở hữu phải sửa chữa và tôn tạo cho đảm bảo tính mạng và của cải các hộ xung quanh cũng như người đi đường. Thế nhưng chưa thấy họ có những động thái ǵ và căn bản vẫn bị bỏ hoang suốt nhiều năm nay”.
Khi được hỏi về những dư luận mê tín dị đoan quanh ngôi nhà hoang này, bà Nguyễn Hương Lan, Phó Chủ tịch UBND phường khẳng định: “Không có chuyện ma tà hay mê tín dị đoan ǵ ở ngôi nhà nói trên. Có thể do tranh chấp quyền lợi trong mua bán, những cá nhân đă dùng chiêu này để “d́m” giá”.
Và thế là căn nhà tiếp tục mang “tiếng oan” khi những lời đồn thổi cứ tiếp tục như vết dầu loang. Nhiều người không rơ nguyên nhân, cứ “vơ vào” những chuyện xui xẻo cho căn nhà. Như chuyện năm 2008, cách ngôi nhà hoang có vài mét đă sảy ra một vụ án mạng. Nạn nhân là một cô nữ sinh của một trường cao đẳng chuyên nghiệp tại Hà Nội, bán hàng thuê cho một cửa hàng bỗng dưng một chiều mưa phải tiếp một “vị khách lạ”. Thanh niên này không vào để mua hàng mà hắn rút dao đâm cô gái nhiều nhát khiến cô nữ sinh tội nghiệp gục ngă ngay tại chỗ.
Dù động cơ của hung thủ là cướp của giết người, th́ nhiều người dân lại “biến tướng” sự việc thành ma tà quỷ quái. Họ nói, vong của ngôi nhà rất thiêng nên mới có chuyện ám cả sang nhà hàng xóm. Thế nên mới có chuyện một số hàng xóm của ngôi nhà “đen đủi” này từng có ư định bán nhà đến nơi khác. Vậy mà “ở sợ sệt, đi cũng không xong” bởi ai dám bỏ cả đồng tiền để ở bên cạnh nơi u ám tà khí như vậy?” như lời một người mê tín cho biết.
Đó cũng chính là lư do khiến nhiều người thấy tiếc nuối nhất. Giữa phố phường chật hẹp, khi cả triệu người chỉ có ước mơ lớn nhất đời là có một nơi trú ngụ th́ ở đây nhà triệu đô lại hoang phế cả chục năm. Không chỉ có thế, “căn nhà ma ám” c̣n gây dư luận không tốt trong khu vực, sừng sững cả chục năm như bôi bẩn một trong những con phố đẹp nhất của Hà thành văn minh – lịch sự.
Trân trọng mời độc giả theo dơi kỳ 2: Dư luận Hà Nội từng "ăn quả đắng" v́ lời đồn "bệnh viện âm hồn".
Hương-Huyền/Pháp luật và Thời đại