- Những năm 1930, vẻ đẹp của cô Phượng phố Hàng Ngang đủ khiến bao văn nhân tài tử đắm say. Cùng với cô Síu Cột Cờ, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy, cô Phượng hàng Ngang trở thành “Hà Thành tứ mỹ”. Thế nhưng, tiếc thay, cuộc đời của mỹ nhân vang danh bậc nhất Hà thành lại quá nhiều buồn thảm.
Một trong những “Hà Thành tứ mỹ”
Cô Phượng có tên đầy đủ là Vương Thị Phượng. Cô là con gái yêu của thương gia Hoa kiều Vương Toàn Thắng, nhà bán hàng tơ lụa giàu có lúc bấy giờ tại chốn Kinh thành.
Lúc con nhỏ, Phượng đă thể hiện vẻ đẹp ngọc ngà của ḿnh. Da cô trắng mịn như trứng gà bóc, những ngón tay thon dài như ngọn bút măng, ai thấy cũng yêu, cũng muốn được một lần cầm vào bàn tay mềm mại ấy.
Là con gái “lá ngọc cành vàng” nên cô Phượng được vợ chồng họ Vương nâng niu như hạt ngọc trên tay. Theo người đời truyền tụng th́ vẻ đẹp của cô Phượng lộng lẫy, lôi cuốn đến nỗi bất cứ ai đi qua cửa hàng cũng phải ngoái đầu lại hoặc đi đi lại lại vài lần để ngắm cô.
Trong khi đó, những người Hoa kiều ở Hàng Ngang nói rằng đôi mắt của cô Phượng là đôi mắt “Hoàng diệp lạc” nghĩa là con mắt uốn cong tựa như lá vàng rơi trong gió.
Thiếu nữ Hà Thành
Có người lại ví đôi mắt của cô là đôi mắt “bán thụy phượng hoàng”, nghĩa là đôi mắt giống như con phượng hoàng nửa thức nửa ngủ. Chính nhà văn Vũ Ngọc Phan, trong cuốn hồi kư “Những năm tháng ấy” đă dành những từ ngữ hoa mỹ nhất để mô tả vẻ xuân sắc của cô Phượng.
Nhà văn viết: cô Phượng người tầm thước, có đôi mắt bồ câu long lanh, với cặp mi cong, đôi lông mày xanh và dài, môi đỏ mọng đầy dục vọng, mũi dọc dừa thanh tú và đôi má lúm đồng tiền khi cười.
G̣ má cô hơi cao, ửng hồng, làm cho khuôn mặt trái xoan của cô có sức quyến rũ, giống như nữ diễn viên điện ảnh Marlen Dietrich lừng danh thời bấy giờ.
Trong khi đó, theo nhà báo Phùng Bảo Thạch th́ cô Phượng đẹp lắm. Sắc đẹp của cô như chất thuốc phiện. Nó quyến rũ, cuốn hút người ta. Ai đă vướng vào th́ khó mà thoát ra được.
Vẻ đẹp của cô Phượng càng được tôn lên nhiều hơn khi cô Phượng rất biết cách ăn mặc. Cô Phượng mặc đồ rất nền nă. Khi th́ cô chít khăn nhiễu tam giang.
Có lúc cô lại chít khăn nhung đen, đuôi gà vắt qua mái tóc. Cô hay mặc yếm hoa hiên, quần lĩnh tía cạp điều thắt lưng quan lục. Tất cả những màu sắc ấy ánh lên qua chiếc áo dài vải phin trắng may sát vào thân h́nh nở nang.
Lối ăn mặc của cô là một lối mặc đẹp tiêu biểu của phụ nữ Hà Nội thời xưa. Và đă có không ít văn nhân, kư giả đương thời khi được diện kiến cô Phượng đă phải thốt lên: “Tây Thi khiếp vía, Hằng Nga giật ḿnh”.
Nhiều thanh niên nhà ngay sát chỗ làm, nhưng hàng ngày vẫn bốn lần đi về theo đường ṿng để qua phố Hàng Ngang, cốt chỉ được ngắm cô Phượng từ xa.
Nếu hôm nào không một lần được thấy cô, họ thấy bồn chồn, bứt rứt, đứng ngồi không yên. Khi tàu điện chạy qua phố Hàng Ngang, không ai bảo ai, tất cả hành khách đều hướng mắt về phía dăy nhà mang số chẵn. Đó chính là nơi cô Phượng ở.
Chuỗi t́nh ái sầu muộn và cái chết bi thương
Vẻ đẹp của cô Phượng đă khiến cho bao công tử hào hoa đất Hà Thành si mê, say đắm. Ai cũng mơ ḿnh có thể là người sánh đôi với cô Phượng.
Tuy nhiên, với suy nghĩ “con Tàu lại gả cho Tàu” nên cô Phượng được bố mẹ gả cho A Cẩu, người Hàng Đào, cháu của ông chủ tơ lụa Phan Vạn Thành.
Từ đó, hàng ngày, cô ngồi bán các thứ hàng lụa, xa tanh, gấm, vóc trong cửa hàng cửa nhà chồng. Đáng tiếc, chồng cô lại là hạng công tử bột “tốt mă giẻ cùi”, vô công rồi nghề. Không những thế, chồng cô, A Cẩu lại có thói ăn chơi, cờ bạc rượu chè.
Hà Thành tứ mỹ
Hắn chỉ coi vợ như một thứ đồ đắt tiền, xinh xinh, chỉ để ngắm nghía, canh chừng, chứ không phải để tâm t́nh, cùng nhau xây dựng một cuộc sống gia đ́nh hạnh phúc.
Ngoài ra, hắn lại hay ghen tuông, thường xuyên đánh đập vợ, trái hẳn với con người tài hoa và yêu thích văn thơ của Phượng. Cuộc sống không hạnh phúc với người chồng xấu tính đă khiến cô Phượng hết sức khổ tâm.
Chính trong lúc này, cô lại có cuộc gặp gỡ định mệnh với một người đàn ông tài hoa, biết trân trọng vẻ đẹp, tài năng của cô. Số phận trớ trêu đă đưa đẩy cô một người đàn ông Tây học, Hán học đẹp trai, lịch lăm, vui tính, tài hoa. Đó chính là Hoàng Tích Chu, con trai tri huyện B́nh Lục, Hà Nam.
Hoàng Tích Chu sinh ra trong một gia đ́nh quan lại có tiếng quê làng Phù Lưu, Bắc Ninh. Người ta thường nói “Trai Phù Lưu, gái Đ́nh Bảng” – trai, gái hai làng đều nổi tiếng tuấn tú, xinh đẹp, tài hoa. Hoàng Tích Chu đă tài hoa lại đẹp trai với đôi mắt sắc và thông minh, tầm vóc vững vàng, nói chuyện hấp dẫn.
Năm 1921, ông ra Hà Nội xin vào làm cho tờ Nam Phong. Và cũng tại Hà Nội, Hoàng Tích Chu đă gặp cô Phượng. Người thanh niên Hoàng Tích Chu đă nhanh chóng bị vẻ đẹp vừa dịu dàng, đài các vừa kiêu sa của cô Phượng lôi cuốn.
Hoàng Tích Chu tài hoa, lịch lăm được nhiều cô mê nhưng từ khi chàng yêu cô Phượng th́ không c̣n để ư đến cô gái nào nữa.
Nói về điều này, em trai của Hoàng Tích Chu, nhà viết kịch Hoàng Tích Linh đă thốt lên: Lạ thật, ông anh tôi là người khao khát nhan sắc đến thế mà ông gạt bỏ hết cả các nhân t́nh, nhân ngăi khác, chỉ yêu ḿnh cô Phượng.
Về phía cô Phượng, gặp được người trong mộng của ḿnh nên dù rất đau khổ, dù bị ràng buộc bởi nhiều thứ lễ giáo, cô Phượng vẫn quyết tâm t́m lấy t́nh yêu thực sự trong cuộc đời của ḿnh. Cuộc gặp gỡ giữa “trai anh hùng, gái thuyền quên” như đă hẹn từ kiếp trước.
Khoảng vào cuối năm 1927, cả Hà Nội chấn động trước tin cô Phượng mất tích. Hóa ra là đầu năm 1927 cô Phượng cùng Hoàng Tích Chu đến sân bay Bạch Mai bay một ṿng quanh Hà Nội. Dân gian nói rằng, cô Phượng cũng chính là cô gái Việt Nam đầu tiên đi máy bay.
Cô Phượng và Hoàng Tích Chu c̣n đi thăm nhiều danh lam thắng cảnh ở Hải Pḥng, Hồng Gai, Cát Bà. Cô rất thích du lịch.
Vài tháng sau cô Phượng và Hoàng Tích Chu vào Sài G̣n. Lúc này, Hoàng Tích Chu đă quyết chí sang Pháp học nghề làm báo và hoàn cảnh không cho phép Hoàng Tích Chu đem theo người t́nh.
Hoàng Tích Chu bảo với cô Phượng về Bắc gặp cha ḿnh, đem theo một bức thư cầu khẩn rất cảm động để ông nhận cô Phượng làm con dâu trong khi đợi ḿnh du học về. Tuy nhiên, ông huyện không những đă từ chối mà c̣n đưa cô Phượng về xin lỗi gia đ́nh A Cẩu.
Vốn là người có quan niệm cổ về lễ giáo, ông Huyện cho là gia đ́nh Phượng không môn đăng hộ đối với gia đ́nh ông, nên sai người đưa Phượng về xin lỗi chồng để trở lại, nhưng bị từ chối.
T́nh yêu bị chia cắt, không chốn dung thân, cô Phượng đành phải làm nghề buôn bán nuôi thân.
Một thời gian ngắn sau đó, Cô Phượng vào Sài G̣n để xuôi ngược nuôi thân đợi Hoàng Tích Chu về. Sau mấy năm trời nhiều khó khăn trong cuộc sống mà vẫn chưa thấy Hoàng Tích Chu về, cô Phượng lại quay về sống ở Hà Nội.
Có một người đàn ông đă có vợ tên Lưu mê ngay cô Phượng. Ông này thuê một gian nhà bên Gia Lâm cho cô Phượng và có kế hoạch đưa cô sang Hồng Kông.
Nhưng kế hoạch thất bại v́ bị vợ người đàn ông phát hiện ra. Cô Phượng phải đến Hưng Yên sống và xin xuất gia. Tuy nhiên, có duyên trần c̣n vương vấn nên cô Phượng xuất gia không thành.
Một hôm, có người đàn ông tên Bách làm Tham tán ở ṭa Sứ đến văn cảnh chùa gặp cô Phượng. Bách mê mẩn vẻ đẹp mặt hoa da phấn của Phượng bèn mượn người đến đánh tiếng với Phượng và xin với sư bà cho cô Phượng về làm vợ lẽ.
Khi ông này được bổ lên chức mới ở Lai Châu, người vợ cả thu xếp để Tham Bách và cô Phượng lên trước, cô ta lên sau.
Nhưng sau đó, người vợ cả đă cho cô Phượng uống một loại thuốc ǵ đó khiến cô trở nên ốm đau, nửa điên nửa dại. Cô Phượng gầy rộc đi, lúc cười lúc khóc được đưa về chợ Bờ, Ḥa B́nh rồi về Hà Nội.
Trong túi lúc này, cô Phượng c̣n vỏn vẹn 15 đồng bạc. Cô Phượng nương nhờ một người đàn bà đă luống tuổi. Bà già tốt bụng nhưng nhà quá nghèo trông nom cô như con đẻ.
Cô Phượng
Bệnh ngày một nặng, bà đành phải đưa cô vào nhà thương làm phúc. Một tuần sau, cô Phượng qua đời ở nhà thương Bạch Mai.
Đám đưa tang của cô Phượng là một đám tang đ́u hiu, vắng lặng nhất Hà thành thời bấy giờ. Chỉ có vài người làm nhiệm vụ tạp dịch, nhân viên nhà thương phải làm công việc của ḿnh là tham gia đám tang.
Những người quen cũ đón rước khi xưa giờ ngoảnh mặt quay đi. Có kẻ ṭ ṃ chạy đến ngó qua rồi quay ngót đi không màng đến đoạn cuối đời bi đát của cô Phượng. Chỉ có một người t́nh cũ rủ ḷng thương, khắc cho cô một tấm bia đề: “Mộ người bạc mệnh Vương Thị Phượng”.
Mộ của cô đối diện với cổng chính Bệnh viện Bạch Mai. Đường thẳng từ ngôi mộ đến cổng Bệnh viện chừng 150 m.
Có chuyện nói rằng, cùng với hai ngôi mộ của hai người đẹp nổi tiếng Hà Thành khi đó nữa đă vô t́nh ở vào ba góc nhọn của một h́nh tam giác ở quận Hai Bà Trưng. Nhưng nay, do Hà Nội thay đổi nhiều, không ai rơ những ngôi mộ đă lưu lạc về đâu.
Lê Đỗ
theo PNTD