Sim tài khoản “khủng” rục rịch trở lại
Giá tiền ít, tài khoản nhiều và mua quá dễ dàng là những lí do khiến sim rác vẫn được bày bán và tiêu thụ mạnh sau nhiều lần điều chỉnh của cơ quan chức năng.
Từ tháng 7/2011, các nhà mạng lớn như VinaPhone, MobiFone, Viettel lần lượt thay đổi chính sách khuyến mại với mức tối đa là 50% mỗi lần nạp thẻ. Trước đó, mỗi tháng lại có 2-3 đợt tặng 100% giá trị thẻ cào. Điều này tạo cho không ít người thói quen chờ đợi “ngày vàng” khuyến mại th́ mới mua thẻ nạp tiền. T́nh h́nh hiện nay đă khác trước. “Công việc cần liên lạc nhiều qua điện thoại, ḿnh dùng sim khuyến mại gọi hết th́ bỏ. Tội ǵ mà mua thẻ”, chị Ngọc Huyền, chủ một shop kinh doanh giày trên mạng khẳng định. Một tháng chị sử dụng hết 700.000 - 800.000 đồng tiền điện thoại, nếu mua thẻ cào th́ dù đợi khuyến mại 50% chị vẫn phải bỏ ra ít nhất 500.000 đồng. Nhưng nếu dùng sim rác th́ chi phí chỉ 200.000 - 250.000 đồng, rẻ hơn hẳn.
Thực tế, với 50.000 đồng khách hàng mua thẻ được tối đa là 75.000 đồng nhưng chỉ vỏn vẹn 40.000 đồng đă mua được sim với tài khoản 110.000 đồng. Do vậy, rất nhiều người chọn mua sim rác tài khoản “khủng” thay v́ thẻ nạp.
Sim trả trước thường được chủ đại lí đăng kí sẵn và bán công khai, tập trung nhiều ở phố Nguyễn Thái Học, Kim Mă, La Thành, Đại La…, bất chấp quy định chủ thuê bao phải tự khai báo chính xác thông tin cá nhân. Việc các loại điện thoại giá rẻ, điện thoại 2 sim 2 sóng xuất hiện ngày càng nhiều cũng tạo điều kiện cho người dân dùng thêm sim trả trước tài khoản “khủng”. Qua khảo sát tại một số cửa hàng, sim rẻ nhất hiện nay là Viettel với 40.000 đồng được tài khoản 110.000 đồng, tiếp đến là VinaPhone là 60.000 đồng được 145.000 đồng. Cao hơn một chút và tài khoản thực sự “khủng” có loại sim MobiFone giá 180.000 được 600.000 đồng, VinaPhone 80.000 đồng được 250.000 đồng.
Sim “khủng” thường gồm 50.000 đồng trong tài khoản chính, số c̣n lại ở tài khoản phụ (tài khoản khuyến mại). Anh Linh, một người bán sim thẻ trong ngơ 175 Xuân Thủy, Cầu Giấy cho hay, trung b́nh mỗi ngày bán được 15 sim rác và 7 - 8 thẻ nạp đủ mệnh giá (bán lẻ, không tính bán buôn). Chủ một đại lí trên đường Kim Mă đưa ra con số lớn hơn nhiều, khoảng 40 sim/ngày và 20 thẻ (vào ngày có khuyến mại 50%). Những người bán sim cho biết thêm là trước đây khi khuyến mại thẻ cào c̣n 100% th́ sim rác được tiêu thụ ít hơn thẻ cào.
Không như các “đại gia” trên, nhà mạng nhỏ hơn như Beeline, Vietnammobile vẫn tung khuyến mại 80 - 100% thẻ nạp, đồng thời bán sim siêu rẻ với tài khoản lớn (sim Vietnammobile giá 20.000 đồng tài khoản 80.000 đồng, sim Beeline tài khoản 1 tỉ đồng được bán với giá từ 20.000 -30.000 - 40.000 đồng). Nhưng do chất lượng phủ sóng chưa tốt, gói cước không áp dụng ngoại mạng và một phần do thói quen người tiêu dùng nên sức hút khuyến mại của mạng nhỏ đă nguội. Thị trường sim tài khoản “khủng” vẫn tập trung vào 3 nhà mạng lớn là VinaPhone, MobiFone, Viettel.
Sim “ảo” tràn lan nếu không được ngăn chặn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến kho số - một tài nguyên viễn thông quan trọng. Doanh nghiệp bị thiệt hại, cơ quan quản lí không kiểm soát được thông tin của thuê bao. Nhiều vấn đề an ninh, xă hội nảy sinh và biến tướng phức tạp như lừa đảo, vu khống, quấy rối, nạn tin nhắn rác… Anh Thành, một công chức tại Hà Nội than phiền rằng 1 ngày nhận không dưới 10 tin rác đủ loại (từ tải nhạc, tải ảnh, xem tử vi, kết quả xổ số, cá độ bóng đá, thậm chí cả tin nhắn lừa đảo nạp tiền). Nhưng với tâm lí ham rẻ và ham lời, cả người mua lẫn người bán loại sim này đều đang tiếp tay cho t́nh trạng đó.
Theo ICTNews