Người có mắc bệnh "ma chi" , hay c̣n gọi là “cánh tay ma ảo”, thường xuyên bị đau nhức, ê buốt ở những phần tay, chân đă mất...
Con người chúng ta khi sinh ra phần lớn ai cũng có toàn vẹn tứ chi, thế nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy. Bên cạnh những người tàn tật bẩm sinh, có những người gặp phải tai nạn và mất đi một phần cơ thể. Với những người như vậy, họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và một trong số đó chính là căn bệnh kỳ lạ có tên “ma chi”. Chúng ḿnh cùng lư giải hiện tượng khó hiểu này nhé!
“Ma chi”, c̣n gọi là “cánh tay ma ảo” là một căn bệnh hiếm gặp ở người, đặc biệt là ở những người bị mất đi một phần cơ thể trong quá tŕnh sống. Tên tiếng Anh của nó là “phantom limb”, thực chất, đây là một loại cảm giác b́nh thường của cơ thể như đau nhói, buốt, tê cứng song lại diễn ra trên một bộ phận có cái tên là “cánh tay ma ảo” (phantomb arm). Khi bạn mất đi một phần cơ thể ở tay (chân) sau một tai nạn xe hơi, bạn vẫn luôn có cảm giác đau nhức và tê buốt tại vị trí cánh tay hoặc chân mà bạn đă cưa đi. Thật là kỳ lạ phải không nào?
Nói thế này hẳn có nhiều người không thể tin ngay được, song đây là một hiện tượng khoa học đàng hoàng đó nha! Loại bệnh này xuất hiện từ khoảng những năm 1550 khi bác sĩ phẫu thuật người Pháp - Ambroise Paré nhận thấy một điều kỳ lạ. Đó là tất cả các binh lính phải tiến hành cưa đứt một bộ phận cơ thể của ḿnh đều thường xuyên kêu la đau đớn tại vị trí những chi mà họ đă mất. Điều này nghe thật huyền bí như thể họ có một cánh tay vô h́nh khác vậy. Song vào thời điểm đó và khoảng 400 năm sau, y học vẫn chưa hề có lời đáp thỏa đáng.
Những người bị bệnh này, họ luôn có cảm giác là ḿnh vẫn c̣n nguyên vẹn chân, tay, chỉ có điều chỗ tay, chân bị cưa đă trở nên ngắn hơn và không c̣n dài như trước nữa.
Mô tả về căn bệnh, nó có rất nhiều dấu hiệu lâm sàng và không khó khăn để biết một người có mắc bệnh này hay không. Người bị “ma chi” hầu như xảy ra ở những người đă bị cưa bỏ chân tay. Trên thế giới hiện nay mới ghi nhận duy nhất trường hợp bệnh nhân nữ 31 tuổi có đủ cả tay chân nhưng luôn cảm thấy đau nhói bởi một “cánh tay ma ảo” mọc trước ngực. T́nh trạng này kéo dài với bà ấy trong 14 tháng, sau đó mới hoàn toàn ổn định. Những người bị bệnh này, họ luôn có cảm giác là ḿnh vẫn c̣n nguyên vẹn chân, tay, chỉ có điều chỗ tay, chân bị cưa đă trở nên ngắn hơn và không c̣n dài như trước nữa. Những người có “cánh tay ma ảo” này thường xuyên bị đau nhức, ê buốt, đôi khi có cảm giác hết sức b́nh thường tại những bộ phận đă mất, mặc dù sự thật, nó không c̣n tồn tại.
Cuối cùng, vào khoảng những năm 1990, nhà thần kinh học VS. Ramachandran của Đại học San Diego (Mỹ) đă đưa ra những lư giải cặn kẽ về căn bệnh này. Theo các nhà khoa học, bản thân hoạt động thần kinh của các chi trong cơ thể con người được tổ chức và sắp xếp thực hiện dựa theo tấm bản đồ soma (somatosensory map) ở trung ương thần kinh. Đây là tấm bản đồ phân công vùng trên năo bộ chỉ huy bộ phận trong cơ thể. Khi bản đồ này bị rối loạn sẽ dẫn đến t́nh trạng bệnh lư cảm giác ngoài tứ chi c̣n có những chi "ảo" khác nữa. Điều này thực sự là hiếm gặp. Bên cạnh đó, khi con người cưa đứt chân tay, bản thân họ chỉ có thể mất đi những dây thần kinh ngọn c̣n dây thần kinh gốc và tấm bản đồ soma vẫn c̣n “y nguyên”. Có nghĩa là những người bị cụt chân tay có “cánh tay ma ảo” v́ “tấm bản đồ cảm giác soma” vẫn tồn tại trên năo mà chưa bị xóa. Rất nhiều bệnh nhân dễ gặp phải bệnh lư này, đặc biệt với những người tâm lư không ổn định, bị shock mạnh trước một biến cố bất ngờ xảy đến với ḿnh.
Hiện nay, người ta đă sáng tạo ra một phương pháp điều trị căn bệnh này khá hiệu quả. Bên cạnh sử dụng thuốc trầm cảm, các bác sĩ áp dụng phương pháp trị liệu khá thú vị. Đó là sử dụng một hộp gương, bên trong có một tấm gương hai mặt và có hai cái lỗ ở hai bên. Bệnh nhân cho cả tay, chân nguyên vẹn và chi "ảo" vào trong lỗ của hộp, rồi sau đó sẽ nh́n thấy ảnh hưởng của cánh tay, chân thật ở góc bên trên hộp. Ở mặt đối diện chính là chi "ảo", người bệnh cũng sẽ nh́n thấy h́nh ảnh của cánh tay, chân thật chuyển động. Họ sẽ có cảm giác như đang điều khiển được tay, chân c̣n lại và cảm thấy bớt đau đớn hơn. Năo đă bị đánh lừa và quả thật đây là một phương pháp rất hữu ích.
Cùng xem clip để hiểu thêm bạn nhé!
Theo MASK