Thời trang, đồ chơi công nghệ và siêu xe của giới sành điệu ở Việt Nam cách đây nhiều thập niên đang "hâm nóng" giới trẻ @.
Dưới đây là một số tổng hợp dựa trên chia sẻ của các thành viên mạng đă từng trải qua thời kỳ bao cấp:
"Thời trang" bao cấp
Các “dân chơi” thời bao cấp ăn mặc như thế nào? Hăy bắt đầu từ đôi dép của họ.
Trong thời chiến, khi mà người ta đi chân đất, guốc mộc và dép cao su xỏ bốn quai là chủ yếu th́ những chiếc dép đúc được coi là một loại dép quư phái. Loại dép này vốn được cấp cho bộ đội hành quân vô miền Nam. Đặc điểm nổi bật là dép rất bền, không sợ bị sút quai dọc đường.
Tuy vậy, dép đúc chỉ là “mốt” của của các “dân chơi phố huyện”. Ở Hà Nội và các thành phố lớn th́ dép nhựa Tiền Phong màu trắng mới là đúng chuẩn. Chàng thanh niên nào cũng muốn diện đôi dép, nhưng chẳng phải ai cũng có, bởi vậy mà nhiều khi đi tán gái th́ phải mượn dép.
Sau chiến tranh th́ dép tông Lào lại được ưa chuông. Dép có đế càng dày càng sang.
Vào thời kỳ mà thời từng thước vải được phân phối bằng tem phiếu, kiểu dáng quần áo cả trăm cái như một th́ th́ các trang phục nhập ngoại (được xách tay hoặc buôn lậu vào Việt Nam) trở thành mốt của giới thanh niên. Những “thương hiệu” nổi bật có thể kể đến như áo bay Liên Xô, áo Nato, quần ḅ Thái, quần áo Tô Châu…
Về thứ đội trên đầu th́ mũ cối gần như chiếm một vị trí độc tôn. Chúng được phân ra làm nhiều hạng, trong đó mũ cối Tàu được coi là thời thượng. Có thời mỗi chiếc mũ cối tàu có giá trị gần bằng hai chỉ vàng.
"Đồ chơi công nghệ" thời bao cấp
Nếu ngày nay, tiêu chuẩn sành điệu là những món “đồ chơi công nghệ” như iPhone, iPad… th́ vào thời bao cấp các “dân chơi” có ǵ?
Câu trả lời đầu tiên là những chiếc đồng hồ đeo tay. Trước năm 1975, đồng hồ poljot của Liên Xô là khát vọng của biết bao chàng trai. Đi tán gái mà có món “vũ khí” này th́ kiểu ǵ đối tượng cũng đổ.
Sau năm 1975, đồng hồ Poljot bắt đầu thất thế trước sự xuất hiện của đồng hồ Seiko đến từ Nhật Bản. Những chiếc đồng hồ chạy tự động, không phải lên giây, lại hiện ra cả thứ, ngày, tháng này quả là quá sang trọng. Đến nỗi trong dân chúng đă xuất hiện câu “ca dao”: “Một yêu anh có sen kô / hai yêu xe đạp Pơ giô đón nàng”.
Nếu ngày nay, có một chiếc máy nghe nhạc MP3 là điều quá b́nh thường th́ vào thời bao cấp, chàng trai nào xách chiếc đài bán dẫn to đùng mở nhạc xập x́nh giữa chúng bạn ngay lập tức sẽ trở thành “hot boy” trong mắt các cô gái. Một câu “ca dao” khác ra đời từ chiếc đài này: "Làm trai cho đáng nên trai/Có Pha vơ rít (một loại xe đạp), có đài dắt lưng”.
Vào thời bao cấp, những chiếc bút cũng là một vật dụng để khẳng định “đẳng cấp”. Những chiếc bút mực Kim Tinh từng là một vật trang sức đắt giá, chỉ có dân giàu có mới sở hữu nổi. Chỉ cần giắt cái bút Kim Tinh vào túi áo rồi bước ra phố, khối người phải nh́n với ánh mắt kính nể.
"Siêu xe" thời bao cấp
Ở cái thời mà xe đạp c̣n là cả một gia tài, mối chiếc xe phải có biển số, được kiểm soát bằng giấy chứng nhận sở hữu của cơ quan chức năng th́ xe Favorite của Tiệp Khắc (cũ) được coi là một “xế khủng” của những người có tiền.
Nhưng danh hiệu “siêu xe” đầu tiên chỉ thực sự xứng đáng với chiếc xe đạp máy (mobylette) Peugeot của Pháp. Chiếc xe này thường được gọi là xe Lơ, đă đi vào dân gian một cách rất hóm hỉnh nhưng cũng đầy thực tế: “Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ”.
Đến thập niên 1970, xe Babeta của Tiệp Khắc lên ngôi. Vào thời đấy, chiếc “siêu xe” này được coi là quy phái sang trọng và quí phái gấp nhiều lần xe Mercedez bây giờ. Đó là loại xe mà chỉ các “đại gia” của Hà Nội và các thành phố lớn mới có.
Thập kỷ 1980 là thời đại của Honda, với sự xuất hiện của ḍng xe huyền thoại Honda Cub 50 và sau đó là Cub 70. Đă có lúc, một chiếc xe Cub có thể đổi lấy một ngôi nhà mặt phố ở Hà Nội. Với sự nổi tiếng của ḍng xe này, trong dân gian nhanh chóng truyền tụng câu: “Một trăm lời nói không bằng làn khói Hon đa”.