Vào năm 1947, Mỹ đã có ý định “thống lĩnh” bầu trời với những chương trình thử nghiệm chiến đấu cơ thế hệ mới, trong đó có việc chế tạo “cá đuối” bay Vought XF5U, loại máy bay tiêm kích có hình dáng kỳ lạ nhất từ trước tới nay
Vào năm 1947, 2 năm sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, Mỹ đã lộ rõ ý định “thống lĩnh” bầu trời với một loạt chương trình thử nghiệm chế tạo chiến đấu cơ thế hệ mới. Một trong số những dự án đó là việc chế tạo “cá đuối” bay Vought XF5U, một loại máy bay tiêm kích có hình dáng kỳ lạ nhất từ trước tới nay.
Theo thiết kế Vought XF5U có kiểu dáng bằng phẳng như một chiếc đĩa (vì thế nên nhiều người đã đặt cho loại máy bay này cái tên là “cá đuối”)
Cận cảnh phần đầu của máy bay tiêm kích Vought XF5U
XF5U được trang bị 02 động cơ cánh quạt Pratt & Whitney R-2800-7 có sức đẩy 1.350 mã lực trên mỗi động cơ
Chính vì thế loại máy bay này có thể đạt tới tốc độ 810 km/giờ (đây là tốc độ đáng mơ ước cho một chiếc máy bay tiêm kích)
Cao độ hoạt động của XF5U cũng được nâng lên mức 11.300 đến 12.000 m, với tầm hoạt động ước đạt 1.600 km
Ngoài ra, Vought XF5U còn được trang bị hỏa lực khủng với 06 đại liên 50 (12,7mm) Colt-Browning hoặc 04 đại bác 20mm Ford Pontiac M39A, cùng 2 quả bom 454kg
Hình vẽ phác thảo Vought XF5U được phục dựng lại
Phác thảo chi tiết thiết kế của Vought XF5U
Mặc dù được đánh giá là một cách tân trong việc thiết kế từ trước tới nay nhưng tại sao trong lịch sử không quân Mỹ chỉ có 02 chiếc Vought XF5U được xuất xưởng. Và cũng chỉ có 01 chiếc được bay thử nghiệm trước khi cho vào kho “niêm phong”. Và cũng kể từ đây cái tên “cá đuối” đã thực sự “tuyệt chủng” trong suy nghĩ của người Mỹ.
Lý do khiến cho “cá đuối” XF5U không thể “vùng vẫy” trên bầu trời cũng bởi chính thiết kế có phần “kỳ quặc” của nó
Dự án XF5U-1 cuối cùng đã bị hủy bỏ, cả 02 chiếc Vought XF5U sau đó đã được chuyển giao cho Bảo tàng Smithsonian lưu giữ, kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của niềm hy vọng trước đó chỉ 1 năm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ…
Thái Yên
theo PNTD