NTT: Tôi vừa lướt mạng th́ nhận được một thông tin lạ từ nhiều nguồn tin cho biết: Văn pḥng tiếp nhận Văn thư của Chủ tịch nước và Thủ tưởng đă từ chối nhận trực tiếp bản Kiến nghị về vụ Bauxite của trí thức VN lên Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội, và Thủ tướng Chính phủ.
GS Nguyễn Huệ Chi cho biết sáng 17.4.2009, các ông đă mang bản kiến nghị đến Văn pḥng Quốc hôi, được Phó Chủ nhiệm Văn pḥng Quốc hội là TS Nguyễn Sỹ Dũng và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Minh Thuyết tiếp đón trọng thị và nhận bản kiến nghị. C̣n ở Văn pḥng Chủ tịch nước và Văn pḥng Thủ tướng th́ được nhà văn Phạm Toàn thuật lại như sau:
“Ô tô đánh sát đường vào cổng số 1 Hoàng Hoa Thám. Một chiến sĩ đeo lon Trung sĩ bước ra. Nói mấy lời. Huệ Chi: “Chúng tôi thay mặt các nhà trí thức tiêu biểu… ” Anh chiến sĩ lúng túng, cười ngượng nghịu, chắc là thấy cái chuyện này lạ quá! May sao, có một anh mặc áo sơ mi xanh nhạt bước nhanh đến. Huệ Chi lại “mở băng” nói những lời mở đầu. Tôi đứng bên có sáng kiến: “Hùng đưa cho đồng chí ấy một bản để đồng chí ấy đọc”. Thế mà lại hay! Anh ấy đọc lướt nhanh tiêu đề, rồi chuyển ngay xuống phần tên tuổi, và thế là anh ấy bảo “các bác chờ đây tôi vào báo cáo”.
Chỉ một thoáng, anh ấy trở ra. “Mời một bác đi theo tôi”. Huệ Chi: “Chúng tôi cả ba người là đại diện, nên để cả ba người vào”. “Vâng, mời cả ba cùng vào”. Anh này thật dễ tính. Đi qua cổng, dọc theo một hành lang lớn, qua các cửa đề “pḥng khách số 1″… cho đến “pḥng khách số 5″, nhưng đều đóng chặt. Anh áo xanh dẫn chúng tôi vào gơ mấy cửa đều không thấy ai. Chính anh ấy cũng có vẻ thất vọng chẳng hiểu nổi chuyện ǵ đă xảy ra. Cuối cùng có một anh cao lớn, da đen, người rất lực sĩ, từ sâu bên trong nữa đi ra, không bắt tay chúng tôi, đưa chúng tôi trở lại cái pḥng trước “pḥng khách số 1″, đề là “pḥng nhận công văn”, có bốn cái ghế và một thùng rút tiền của Agribank, nhưng anh không mời chúng tôi ngồi, Huệ Chi tự động kéo ghế ngồi, anh kia vẫn đứng nhưng cũng chỉ tay mời chúng tôi ngồi, nhưng tôi không ngồi, vẫn cứ đứng như khi mới bước vào… Và bắt đầu cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề “ở đây không trực tiếp nhận thư từ công văn”, phải gửi qua Bưu điện. Tiến sĩ Hùng giơ máy ảnh định chụp (tôi không tin là người hồn nhiên như anh lại định chụp chữ “pḥng nhận công văn”), nhưng người đứng bên trong lớp kính xua tay “không được chụp”, thế là thôi. Cuối cùng, cả “phái đoàn” đành lủi thủi đem kiến nghị về, để gửi qua đường Bưu điện vậy”.
Theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết th́ “Trong danh sách đầu tiên này, ngoài 3 người chủ xướng, người ta có thể thấy khá nhiều nhân vật nổi tiếng trong nước như các giáo sư Hoàng Tuỵ, Phan Đ́nh Diệu, Trần Văn Khê, Nguyễn Lân Dũng (đại biểu Quốc hội), nhà văn, dịch giả Dương Tường, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, nhà điện ảnh NSND Trần Văn Thuỷ, KTS Trần Thanh Vân (người nhiều lần lên tiếng bảo vệ môi trường Hà Nội) v.v.
Ở nước ngoài, có các nhà toán học nổi tiếng Ngô Bảo Châu, Đinh Tiến Cường, các nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu, Trịnh Xuân Thuận, giáo sư Trần Văn Thọ, các giáo sư sử học Vĩnh Sính, Lê Xuân Khoa, Ngô Vĩnh Long, chuyên gia LHQ Vũ Quang Việt…
Đến tận văn pḥng Chủ tịch nước, VP Chính phủ để gửi Kiến nghị của cả giới trí thức tinh hoa về một vấn đề sống c̣n của dân tộc, vậy mà lại phải lui về và ra Bưu điện để gửi thư. Điều này quá đau ḷng!
Tôi nhớ hôm 8/9 năm 2008, giới văn nghệ sỹ HN đă gửi Thư Ngỏ cho lănh đạo thủ đô kiến nghị giữ lại đoàn Chèo Hà Tây. Tôi đem đến số 4 Lê Lai, là nơi tiếp nhận các công văn giấy tờ th́ người ta trả lời rằng chỉ nhận công văn mà không nhận thư tay. Tôi tŕnh bày và nhờ chuyển giùm th́ người phụ trách ở đây nói rằng anh hăy ra Bưu điện Bờ Hồ gửi thư bảo đảm. Vậy là đành phải gửi Thư ngỏ đó từ Bưu điện Bờ Hồ lúc 16h ngày 8.9.2008. Thế đó! Đến tận chân ṭa thị chính thành phố, gửi 1 cái thư cho lănh đạo mà không được, đành phải lùi lại 100m, để gửi qua Bưu điện”.
Th́ ra các cơ quan công quyền của ta xa dân đến thế. Có lẽ v́ thấy chuyện lạ đời như vậy đă xảy ra ngay nơi ḿnh sống, nhà thơ Lê Duy Phương liền động bút viết nên bài thơ chia sẻ nỗi niềm cay đắng của ông:
Chuyện gần c̣n thế huống ǵ xa
Chưa nói cái ǵ hay hay dở
Thư dân gửi đến các ông to
Các ông chắc chắn là tử tế
Thủ tục văn pḥng chẳng ra tṛ
Nhận cái thư thôi dễ ợt mà
Rồi làm thủ tục để chuyển qua
Chưa được tận tay th́ trợ lư
Thông lệ ǵ mà nghe xót xa
Đă từng đuổi giặc bấy nhiêu phen
Đă học hết sách hết dầu đèn
Nay viết thư lên đầy tâm huyết
Cớ sao không nhận hỡi anh em.
Thư gửi cơ quan gửi từng người
Qua mail, bưu điện, đưa tận nơi
Cách ǵ cũng được tùy người gửi
Cớ sao người nhận cứ bươi rươi.
Từ thông lệ này lại nghĩ ra
Bao nhiêu chuyện của đất nước ta
Con dại cái mang là vậy đó
Chuyện gần c̣n thế huống ǵ xa.