- Khoảng 200 lính thủy đánh bộ Mỹ đă đến Australia chiều ngày hôm qua (3/4) để thực hiện nhiệm vụ trong ṿng 6 tháng. Đây là đợt triển khai quân đầu tiên trong số 2.500 binh lính sẽ được cử đến căn cứ Darwin như một phần của kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Châu Á-Thái B́nh Dương.
Việc Mỹ đưa lính thủy đánh bộ đến phía bắc Australia đă làm Trung Quốc sôi sùng sục v́ tức giận. Giới lănh đạo Trung Quốc tin rằng, kế hoạch triển khai quân đến Australia của Mỹ là nhằm bao vây và kiếm chế sự nổi lên của nước này với tư cách là một cường quốc thế giới.
Phát biểu về sự kiện trên, Bộ trưởng Quốc pḥng Australia Stephen Smith cho biết: "Thế giới cần phải thích ứng với sự nổi lên của Trung Quốc, sự nổi lên của Ấn Độ cũng như sự chuyển động về ảnh hưởng kinh tế, chính trị và chiến lược đối với phần của chúng ta trên thế giới".
"Và chúng ta cần phải bảo đảm rằng, chúng ta đang làm mọi việc theo cách cộng đồng quốc tế có thể thích ứng được với thay đổi đó, có thể kiểm soát được thay đổi đó”, ông Smith nói thêm. Ông này bày tỏ tin tưởng, việc Mỹ đưa quân đến Australia sẽ giúp tăng cường những nỗ lực nói trên.
Cảng nhiệt đới Darwin nằm cách Indonesia khoảng 800km. Với sự hiện diện ở cảng Darwin, lính thủy đánh bộ Mỹ có thể phản ứng nhanh chóng với bất kỳ vấn đề an ninh và nhân đạo nào ở khu vực Đông Nam Á – nơi đang có một cuộc tranh chấp nóng bỏng về chủ quyền ở Biển Đông.
Theo các nhà phân tích, dù số quân Mỹ triển khai đến Australia là nhỏ nhưng nó sẽ giúp Mỹ có nhiều lựa chọn hơn ở Châu Á bởi nước này đă có được một loạt các căn cứ ở các nước Châu Á khác gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và thiết lập được mối quan hệ chiến lược với Singapore và Philippine.
Khi Tổng thống Barack Obama và nữ Thủ tướng Julia Gillard thông báo về việc triển khai hàng ngh́n lính thủy đánh bộ Mỹ đến Australian hồi tháng 11 năm ngoái, cả hai nhà lănh đạo này đă tuyên bố, kế hoạch của họ nhằm củng cố mối quan hệ hợp tác quân sự song phương chứ không nhằm cô lập Trung Quốc.
"Quan niệm cho rằng chúng tôi sợ Trung Quốc là sai lầm. Quan niệm cho rằng chúng tôi đang t́m cách loại bỏ Trung Quốc cũng là một sai lầm. Chúng tôi hoan nghênh một đất nước Trung Quốc ḥa b́nh và đang nổi lên”, Tổng thống Obama đă phát biểu như vậy.
Tất nhiên là các quan chức Trung Quốc không đời nào tin vào những phát biểu trên của giới lănh đạo Mỹ, Australia.
Cường quốc hàng đầu Châu Á này tin rằng, Mỹ đang t́m cách xâm phạm vào vùng ảnh hưởng của họ và t́m cách bao vây, kiềm chế họ. Bắc Kinh đă có những phản ứng rất gay gắt như lên án Mỹ, tiến hành tập trận ở biển Thái B́nh Dương và cảnh báo các nước đứng về phía Mỹ sẽ phải chịu thua thiệt....
Năm 2011 chứng kiến mối quan hệ giữa hai siêu cường Mỹ-Trung rơi vào căng thẳng. Nguyên nhân lớn nhất đẩy quan hệ giữa hai nước này đến bờ vực thẳm chính là việc Washington tuyên bố quay trở lại khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương. Ngoài kế hoạch triển khai quân đến Australia, Mỹ c̣n cam kết sẽ bảo vệ Philippine trong cuộc tranh chấp lănh hải với Trung Quốc và triển khai một loạt tàu chiến đến Singapore, Thái Lan, Philippine...
Kiệt Linh - (theo Reuters)