(Tamnhin.net) - CHDCND Triều Tiên muốn gây ấn tượng với dân chúng và thế giới bằng việc đem tên lửa khổng lồ ra diễu binh, nhưng các chuyên gia Đức lại cho đây là “đồ rởm”.
Để hù dọa kẻ thù và phục vụ cho mục đích tuyên truyền, nhiều nước đă không học theo câu châm ngôn “Binh bất yểm trá” của Tôn Tử. Iran tuyên bố sẽ nhanh chóng “sao chép” máy bay không người lái tàng h́nh của Mỹ mà nước này bắt được gần đây. Trước đó, Tehran cũng đă tung ra nhiều h́nh ảnh giả mạo về phóng thử tên lửa nhằm khiến cho phương Tây nản chí.
Trong cuộc diễu binh ngày 15/4/2012, Bắc Triều Tiên đă “tŕnh làng” loại tên lửa khổng lồ mà tin đồn cho là thuộc dự án “KN-08”. Theo các phương tiện truyền thông của Hàn Quốc, đó là một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới.
Thế nhưng, qua phân tích các bức ảnh, giới chuyên gia Đức lại cho rằng đó là “đồ rởm”, được chắp vá một cách vụng về và khiến người ta dễ dàng nhận biết chân tướng. Nếu quả là đúng, th́ đây sẽ là một sự tủi hổ thứ hai của nhà lănh đạo trẻ Kim Jong Un sau vụ phóng bất thành tên lửa Unha-3 mang vệ tinh lên quĩ đạo.
Trong một bài phân tích dày 6 trang, chuyên gia quân sự Đức Robert Schmucker và đồng nghiệp Markus Schiller đă mổ xẻ các bức ảnh về loại tên lửa đạn đạo khổng lồ này. Nếu xét theo kích thước hiện có, loại tên lửa đạn đạo 3 tầng này có thể bắn xa tới 10.000 km.
Thế nhưng, các bức ảnh nói trên lại bộc lộ những sự “dối trá chết người”.
• Tên lửa không phù hợp với đế phóng: Các bức ảnh cho thấy có độ vênh đáng kể giữa tên lửa và đế phóng ở phía sau. Bề mặt của đầu đạn có nhiều lượn sóng như thể người ta hàn một lớp tôn mỏng vào khung thép. Các chuyên gia tin rằng đây là một dấu hiệu rơ ràng về tên lửa giả v́ đầu đạn của tên lửa đạn đạo sẽ phải chịu được nhiệt độ và áp suất cực cao khi từ vũ trụ bay vào bầu khí quyển Trái Đất. Bề mặt lượn sóng này đă bộc lộ sự mỏng manh của vỏ đầu đạn, không hề thích hợp với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
• Giữa đầu đạn và tầng thứ ba của tên không có chỗ cho một thiết bị phân tách.
• Đầu đạn này hoàn toàn khác với các loại đầu đạn hiện hành, với h́nh dáng hoàn toàn mới. Hai nhà phân tích Schmucker và Schiller viết: "Nếu Triều Tiên thực sự phát triển một đầu đạn hạt nhân, họ phải thuân thủ những thiết kế đă trải qua thử nghiệm thành công”.
• Các tên lửa “đạn đạo xuyên lục địa” cùng loại được phô diễn trong cuộc diễu binh lại không giống nhau. Trên các bức ảnh, người ta có thể thấy rơ các dây dẫn được lắp đặt ở những vị trí khác nhau và các chi tiết cấu thành không hoàn toàn giống nhau. Thậm chí, có chi tiết được lắp ở tên lửa này nhưng lại không hề có ở các tên lửa đồng loại khác.
• Các thành phần của động cơ tên lửa nhiên liệu đẩy rắn và lỏng rất khác nhau và không bao giờ có thể hoạt động hữu hiệu. Các chuyên gia Đức chế giễu: “Xem ra Bắc Triều Tiên đă tŕnh làng loại tên tửa hỗn hợp dùng cả nhiên liệu rắn lẫn nhiên liệu lỏng đầu tiên trên thế giới”.
Hai chuyên gia vũ khí Đức nói trên kết luận đây là những quả tên lửa giả được chắp vá một cách vụng về và lộ liễu. Theo họ, loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khổng lồ đến thế ít ra cũng đă phải phóng thử thành công ít nhất một lần, trong khi ba vụ phóng thử tên lửa đạn đạo tầm xa của Bắc Triều Tiên đều thất bại.
Có một điều rơ ràng là Bắc Triều Tiên vẫn đang theo đuổi chương tŕnh tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và biết đâu thất bại lại là "mẹ đẻ của thành công”.
Minh Châu (theo
Spiegel Online)