HÀ NỘI (NV) - Theo một bài viết của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam (TBKTVN) hôm Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012, một số tư bản đỏ nổi tiếng đang nhăm nhe một số dự án nhà đất ở huyện Văn Giang, nơi vừa xảy ra vụ cưỡng chế vang dội cả thế giới.
Lễ cất nóc ṭa tháp D, dự án Rừng Cọ thuộc Ecopark vào cuối năm 2011. Vị thế đắc địa đă khiến cho Văn Giang đặc biệt hấp dẫn các nhà đầu tư bất động sản. (H́nh: Thời Báo Kinh Tế Việt Nam)
Theo chiều hướng này, hàng ngàn gia đ́nh nông dân địa phương có thể sắp bị đẩy vào những vụ “quy hoạch” đô thị kiểu Ecopark của công ty Việt Hưng, chỉ v́ huyện Văn Giang chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10 cây số.
Nhà cầm quyền “quy hoạch” đất sản xuất và nhà cửa của nông dân rồi bán lại cho các công ty tư bản đỏ xây dựng chung cư, biệt thự kiếm lời, đẩy người ta vào ṿng cùng khổ.
Huyện Văn Giang gồm 10 xă và 1 thị trấn, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hưng Yên, tả ngạn sông Hồng. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Gia Lâm, phía Tây giáp huyện Thanh Tŕ và phía Tây Nam giáp huyện Thường Tín của thành phố Hà Nội.
Nh́n trên bản đồ, người ta có thể thấy thị trấn Văn Giang chỉ cách hồ Gươm khoảng 12 km trong khi điểm gần nhất của huyện này là điểm đầu của khu đô thị Ecopark cũng chỉ cách hồ Gươm khoảng 9 km theo đường chim bay. Với các cầu Thanh Tŕ, Vĩnh Tuy và Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang xây dựng, thời gian di chuyển từ Văn Giang về Hà Nội được rút ngắn khá nhiều.
TBKTVN cho hay ngoài dự án Ecopark đang tiến hành với các chung cư và biệt thự bán với giá từ 20 triệu đồng m2 tới 45 triệu đồng m2, “hàng loạt công ty khác đă và đang triển khai các dự án bất động sản tại đây.”
Trong số đó, TBKTVN nói “phải kể đến Công ty Cổ phần Vincom, nhà đầu tư của hàng loạt dự án bất động sản lớn trên toàn quốc” của ông Phạm Nhật Vượng.
Nguồn tin cho biết, “Theo đề xuất của Vincom, đă được UBND tỉnh Hưng Yên tiếp nhận và đang xem xét, công ty này muốn lập quy hoạch xây dựng một dự án khu đô thị sinh thái trên địa bàn xă Nghĩa Trụ và Long Hưng (Văn Giang).”
Bên cạnh đó “công ty TNHH Xuân Cầu, một nhà đầu tư có trụ sở tại Hà Nội cũng đă được UBND tỉnh Hưng Yên ‘thống nhất về nguyên tắc’ về việc triển khai dự án ‘Khu đô thị nhà vườn sinh thái’ và ‘Khu nghỉ dưỡng Văn Giang’ trên địa bàn thị trấn Văn Giang và xă Liên Nghĩa, với diện tích 243 ha.”
Và đây là một số dự án khác được TBKTVN mô tả tóm tắt: “Techconvina, một công ty nổi tiếng với hoạt động xây dựng công nghiệp hiện cũng đang triển khai một dự án mang tên ‘Khu đô thị mới Đông Văn Giang’ tại xă Long Hưng với diện tích 117 ha, dự kiến tổng vốn đầu tư 35 triệu USD. Nhà đầu tư này cho biết dự án sẽ bao gồm các khu nhà liền kề, biệt thự và chung cư cao tầng. Ở quy mô khiêm tốn hơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Thăng Long có trụ sở tại Hưng Yên cũng đă đề xuất một dự án mang tên ‘Khu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng Thăng Long’ trên diện tích 5.5 ha trên địa bàn thị trấn Văn Giang. Trong khi đó, Công ty Cổ phần Hanec, một công ty cũng có trụ sở tại Hưng Yên đă đề xuất dự án ‘Chợ và nhà ở thương mại huyện Văn Giang’ trên diện tích 6 ha tại thị trấn Văn Giang.”
Một bài viết trên tờ báo nghiêng về phân tích và b́nh luận “Tầm Nh́n” ngày 26 tháng 4, 2012 cảnh cáo vụ cưỡng chế ở Văn Giang ngày 24 tháng 4, 2012 có “nhiều hệ lụy.” Bài viết này đă bị gỡ xuống ngay trong ngày xuất hiện trên Internet.
Các vụ cưỡng chế phục vụ tư bản đỏ luôn luôn được hiểu ngầm là có sự móc ngoặc, chia chác giữa kẻ có quyền và kẻ có tiền. Tác giả bài viết trên “Tầm Nh́n” cảnh cáo “với thực trạng tham nhũng đă ăn vào tận ruột từ nhiều năm qua, có thể không loại trừ những Bạc Hy Lai Việt Nam.”
(TN)