Sau vụ 11 mật vụ Mỹ dính bê bối với gái mại dâm, giờ đây, “rượu, gái mại dâm và thác loạn thâu đêm” là một góc nh́n mới về nhân viên của cơ quan an ninh từng được coi là biểu tượng của văn hóa bí mật ở Mỹ.
Tuy nhiên, với những người tận tâm với nghề, con đường trở thành một mật vụ phải trải qua nhiều chông gai và không đơn thuần làm việc v́ tiền.
Năng lực và công nghệ
Cơ quan Mật vụ Mỹ được thành lập năm 1865 để điều tra các vụ gian lận tài chính sau nội chiến. Cho đến năm 1902, một năm sau vụ ám sát Tổng thống William McKinley, cơ quan này mới bắt đầu bảo vệ tổng thống, phó tổng thống và gia đ́nh của họ.
Công việc của mật vụ là đảm bảo bí mật, an ninh và giữ an toàn tuyệt đối cho các yếu nhân. Ngay cả vào thời công nghệ cao, những mật vụ chuyên nghiệp vẫn phải dựa vào khả năng thiên phú của họ như tai, mắt và các giác quan đặc biệt.
Joe Petro, người từng có 23 năm kinh nghiệm làm mật vụ - hiện là Giám đốc an ninh cho Tập đoàn Citigroup, tác giả cuốn “Cuộc sống bên trong mật vụ Mỹ”, tiết lộ rằng, thiết bị liên lạc cài tai, kính viễn vọng, dụng cụ ḍ t́m kim loại và nhiều công nghệ khác chỉ có thể bảo vệ nhân vật chính ở giữa đám đông ồn ào.
Mật vụ ở đó để xử lư nguy cơ, họ không thể loại trừ nguy cơ. Một cách để xử lư nguy cơ là dùng biện pháp nắm chặt và không rời tay. Khi tổng thống đứng gần đám đông, một tay điệp viên không được phép để cách người ông quá 15cm. Tay đó phải thường xuyên để cạnh bụng, lưng, thậm chí tóm lấy dây thắt lưng của yếu nhân.
Một mật vụ cũng có thể phải đứng giữa trời nắng hàng chục giờ để đón đầu và kết thúc một sự kiện khi có nhân vật chính tham dự. Một trong những nét đặc trưng dễ nhận ra các nhân viên mật vụ đó là mặc vest đen, cà vạt, kính đen và đeo tai nghe, mắt và tai hoạt động liên tục nhưng lại rất kiệm lời với những người xung quanh.
Các mật vụ luôn theo sát Tổng thống Obama trong mọi t́nh huống.
Cứ 2 tháng một lần, các mật vụ lại được huấn luyện trong khoảng 2 tuần ở trung tâm đào tạo tại Beltsville, bang Maryland. Họ được đào tạo để không bao giờ giả định rằng khu vực đang đứng bảo vệ 100% an toàn.
Ngoài ra, các mật vụ cũng thường xuyên được huấn luyện sử dụng các loại vũ khí tân tiến và nguy hiểm nhất như những khẩu súng ngắn SIG Sauer P229 tốt nhất dùng trong các cuộc đọ súng, súng ngắn Remington 870, súng tiểu liên Uzi và súng tiểu liên FN90.
Nhiệm vụ nặng nề
Mức lương của điệp viên Mật vụ lại không có ǵ nổi trội so với các ngành nghề khác ở Mỹ. Thông thường phụ thuộc vào kinh nghiệm, tŕnh độ và nhiều yếu tố khác, một mật vụ có thể nhận được mức lương trong khoảng 43.000USD tới 73.000USD mỗi năm.
Một trong những điểm son của cơ quan Mật vụ Mỹ là cứu được mạng sống của Tổng thống Ronald Reagan trong vụ mưu sát năm 1981. Ngày nay, nhân viên mật vụ có nhiệm vụ bảo vệ lănh đạo chính phủ và gia đ́nh họ ở trong nước cũng như ở những nơi khác trên thế giới. Họ cũng bảo vệ lănh đạo nước ngoài đến thăm nước Mỹ.
Cựu điệp viên Tim McCarthy cho biết, nhóm đặc trách bảo vệ tổng thống lên đến hàng chục ngàn người, tùy theo mỗi buổi lễ hay sự kiện mà tổng thống sẽ tham dự. Ông Clint Hill - cựu Phó Giám đốc Sở Mật vụ, đă từng được điều đi bảo vệ Tổng thống John F.Kennedy trong ngày tổng thống bị ám sát ở TP.Dallas, bang Texas năm 1963 nhận xét rằng, những mật vụ trong Sở là những người bản lĩnh và tận tụy.
Bảo vệ tổng thống và các giới chức cao cấp chỉ là một phần trong công việc của Sở Mật vụ. Ngoài ra, họ c̣n phải điều tra các vụ làm đôla giả hoặc các loại tiền giả nước ngoài, và khám phá các vi phạm an ninh tài chính khác.
Những vết trượt tai hại
Một số dấu mốc quan trọng của Mật vụ Mỹ
* Năm 1865: Ngành Mật vụ Mỹ được thành lập ngày 5 tháng 7 tại Washington, D.C, để dẹp tổ chức in tiền giả.
* Năm 1883: Mật vụ được chính thức thừa nhận như một tổ chức đặc biệt nằm trong bộ Tài chính.
* Năm 1894: Mật vụ bắt đầu công việc không chính thức bán thời gian, bảo vệ cho Tổng thống Grover Cleveland.
* Năm 1908: Mật vụ bắt đầu bảo vệ tân Tổng thống. Tổng thống Theodore Roosevelt cũng thuyên chuyển các nhân viên mật vụ sang Bộ Tư pháp. Họ h́nh thành cốt lơi của Cơ quan Điều tra Liên bang, tức FBI, hiện nay.
* Năm 1913: Quốc hội giao cho mật vụ nhiệm vụ thường trực bảo vệ tổng thống và bảo vệ tổng thống tân cử.
* Năm 1965: Quốc hội giao mật vụ nhiệm vụ bảo vệ các cựu tổng thống và vợ trong suốt đời họ cùng con cái cho tới tuổi 16.
Danh tiếng của Mật vụ Mỹ nổi như cồn và là tấm gương cho các cơ quan mật vụ khác trên toàn thế giới. Chỉ đến khi vụ việc 11 mật vụ trong đoàn tháp tùng Tổng thống Obama sang dự Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ tại Colombia hồi giữa tháng 4.2012, dính bê bối gái mại dâm vỡ lở, một phần tối trong cuộc sống của các điệp viên Mỹ bị phanh phui, khiến tiếng tăm lừng lẫy của họ giờ gắn thêm với tai tiếng khó quên.
Vụ bê bối bắt đầu vỡ lở hôm 15.4 khi một gái mại dâm không đồng ư với mức tiền mà một trong những nhân viên mật vụ trả cho ḿnh, được cho là chỉ có 30 USD.
Vụ scandal trên ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi mới đây, một nghị sĩ Mỹ tiết lộ, mật vụ Mỹ đă ăn chơi thác loạn với 20 hoặc 21 gái điếm. Hầu hết những nhân viên mật vụ dính líu gái mại dâm này đều đă có vợ con.
Vụ tiệc tùng ăn chơi sa đọa đă khiến dư luận Mỹ đặt câu hỏi về “văn hóa nghề nghiệp bí mật” của cơ quan bảo vệ cao nhất quốc gia này. Hai đại biểu Quốc hội Mỹ đă tiết lộ bức thư gửi đến Giám đốc cơ quan Mật vụ Mỹ Mark Sullivan cho rằng, những nhân viên bị cáo buộc trong vụ này có thể đă bất cẩn với những thông tin an ninh nhạy cảm.
Trong bức thư trên, hai đại biểu Quốc hội cảnh báo về văn hóa nghề nghiệp của toàn bộ cơ quan Mật vụ Mỹ, đặc biệt là đối với mật vụ nam. Trong khi đó, một nguồn tin hiểu rơ về các chiến dịch của mật vụ Mỹ khẳng định, không có chuyện các nhân viên mật vụ tiết lộ những thông tin bí mật về việc bảo vệ tổng thống bởi kế hoạch và lịch tŕnh cụ thể về việc bảo vệ tổng thống trong bất kỳ sự kiện nào chỉ được công bố đúng ngày họ thực hiện nhiệm vụ.
Các nhà lănh đạo của Ủy ban tầm nh́n Hạ viện cũng đă gửi một bức thư thúc giục lănh đạo cơ quan mật vụ phải hành động, trong đó đưa ra 10 câu hỏi và muốn ngài Giám đốc Sullivan trả lời trước ngày 1.5. Họ hỏi rằng: Mật vụ Mỹ đă sai ở chỗ nào; họ đă phá vỡ điều lệ nào và sai sót nào của cơ quan mật vụ đă dẫn đến vụ bê bối rúng động trên; cơ quan này phải làm ǵ để tránh xảy ra kịch bản tương tự...
Quang Minh (tổng hợp)