Dùng hạt cà ri hay c̣n được gọi là hạt Methi để chữa bệnh tiểu đường đang rộ lên thành hiện tượng trong một bộ phận dân chúng. Tuy nhiên, lợi và hại ra sao c̣n chưa rơ mà có một số người đă tin tưởng uống loại hạt này bỏ luôn thuốc kê toa của bác sĩ.
Khỏi thật hay do tâm lư?
Bà Nguyễn Thị Thoa, ngụ tại quận Tân B́nh, TP.HCM bị bệnh tiểu đường đă 7 năm nay.
Bà nghe lời người quen giới thiệu cách trị bệnh tiểu đường bằng hạt cà ri vô cùng hữu hiệu mà không cần phải dung thuốc Tây y th́ vô cùng mừng rỡ.
Theo bà Thoa, chữa được bệnh bằng những thứ có nguồn gốc từ thiên nhiên vẫn là lành và tốt hơn cả, cực chẳng đă mới phải dùng Tây dược bởi thuốc Tây luôn là con dao hai lưỡi.
Bà Thoa dùng thuốc này đă hơn hai tháng, vài ngày nay bà bỏ luôn thuốc kê toa của bác sĩ mà chỉ uống nước từ thứ hạt nói trên.
Con cái của bà Thoa vô cùng lo lắng cho sức khỏe của mẹ ḿnh bởi họ được biết rằng bệnh tiểu đường đến nay khoa học vẫn chưa có cách nào chữa khỏi. Bệnh nhân tiểu đường phải ăn kiêng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nếu không tuân thủ bệnh sẽ nặng lên gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hạt cà ri được dùng trị bệnh tiểu đường một cách tự phát. Ảnh: Thanh Huyền.
Anh Hùng, con trai bà Thoa bày tỏ: “Mẹ tôi nói chắc như đinh đóng cột là từ ngày uống hạt cà ri bà khỏe ra hẳn. Dù vậy tôi vẫn đắn đo bởi cảm nhận khỏe ra của bà có là thật hay chỉ do yếu tố tâm lư đánh lừa, liệu uống thứ hạt kia có gây hại ǵ cho sức khỏe của mẹ tôi không?”
Sử dụng hạt cà ri trị bệnh không chỉ phổ biến trong người dân mà cả một số người trong ngành y tin dùng.
Trong buổi tṛ chuyện với phóng viên VietNamNet, Tiến sĩ Nguyễn Hạnh Phúc, Trưởng khoa Hóa Sinh, Viện vệ sinh dịch tễ học TW cho biết cũng đang dùng loại “thảo dược” này.
“Tôi bị tiểu đường từ 7 năm qua. Qua bạn bè mách bảo tôi đă sử dụng hạt cà ri bằng cách hăm 30 gram với nước sôi, uống thay trà mỗi ngày được khoảng 5 tháng nay. Tuy thấy lượng đường có vẻ ổn định thật nhưng bản thân vẫn chưa dám bỏ thuốc theo toa của bác sĩ” – Tiến sĩ Phúc nói.
Theo ghi nhận của phóng viên VietNamNet, hạt cà ri hay Methi có nguồn gốc từ Ấn Độ được bán rất rộng răi với nhiều h́nh thức.
B́nh dân th́ chỉ cần 5000 đồng là có thể mua được một bịch nhỏ hạt cà ri tại bất cứ quầy hàng khô nào ở trong chợ. Cẩn thận hơn người ta mua tại các cửa hàng bán Đông dược. Tại đó loại hạt trên được bán dưới dạng thực phẩm chức năng, có nguồn gốc phân phối rơ ràng (giá khoảng 320.000/kg).
Cần cẩn trọng sử dụng khi chưa có nghiên cứu rơ ràng
Trước t́nh trạng người tin dùng và sử dụng loại hạt trên như một thần dược, Tiến sĩ – Bác sĩ Vũ Quang Huy, Trưởng Bộ môn Xét nghiệm Đại học Y dược TP.HCM, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm chuẩn Chất lượng Xét nghiệm Bộ Y tế đă có một nghiên cứu về loại hạt này đối với việc trị bệnh tiểu đường.
Tiến sĩ – Bác sĩ Huy (bên trái) khuyên bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ thuốc kê toa của bác sĩ, phải cẩn trọng cho tới khi có nghiên cứu rơ ràng về thứ hạt nói trên. Ảnh: Thanh Huyền.
Bước đầu, nghiên cứu đă được thực hiện trên 101 bệnh nhân tiểu đường. Các bệnh nhân này hoàn toàn chỉ uống nước hăm hạt cà ri.
Kết quả cho thấy được chia làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất sau khi uống thứ hạt trên bệnh t́nh gần như vẫn không thay đổi, nhóm thức hai bệnh giảm đáng kể, riêng nhóm thứ 3 gồm 6 người bệnh không những chẳng giảm mà lượng đường trong máu lại tăng cao hơn.
Từ đó, Tiến sĩ – Bác sĩ Huy cho biết người dân nên thận trọng khi dùng sản phẩm này để chữa bệnh và không được bỏ thuốc kê toa của bác sĩ.
Theo ông Huy, sắp tới sẽ đẩy mạnh nghiên cứu sâu hơn để phân tích các thành phần trong hạt cà ri xem tác dụng của nó đối với bệnh tiểu đường và kiểm tra kỹ xem dùng loại hạt này lâu dài có gây ngộ độc cho người uống hay không.
Nếu thực sự loại hạt trên có thể thay thế được thuốc điều trị tiểu đường th́ quá tốt, c̣n nếu có độc tố hoặc tác dụng chưa cụ thể th́ cũng phải thông báo để người dân được biết, tránh t́nh trạng chữa lợn lành thành lợn què.
Thanh Huyền/VNN