- "Trung Quốc đủ sức "chơi" đến cùng, (Philippines - PV) muốn đối đầu bao lâu, Trung Quốc sẽ "chiều" đến bấy lâu". Vị thiếu tướng bàn giấy này cho rằng, trong cuộc đối đầu trên bãi Scarborough Bắc Kinh có "ý chí quốc gia", có thực lực còn Philippines thì không thể, nó chỉ khiến Malina hao tổn tài lực, sức dân, dần mất uy tín và thanh thế.
Hiện nay theo giới truyền thông Philippines số lượng tàu thuyền hai bên (Trung Quốc và Philippines) quanh bãi đá Scarborough đã tăng lên nhiều nhất từ trước đến nay và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang nỗ lực "thúc đẩy Malina quay trở về đúng quỹ đạo" - theo Tân Hoa Xã.
La Viện, thiếu tướng, chuyên có các bài bình luận về tranh chấp biển Đông đăng tải trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc theo đuổi quan điểm nước lớn
Lưu Vị Dân, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định: "Căng thẳng trên bãi Scarborough hoàn toàn do phía Philippines gây ra bằng cách sử dụng thủ đoạn vũ lực quấy rối các tàu cá Trung Quốc mà một tấc sắt (vũ khí - PV) cũng không có."
"Chúng tôi kiên quyết không thay đổi lập trường giải quyết tranh chấp thông qua con đường đàm phán ngoại giao và đang thúc đẩy mạnh mẽ phía Philippines quay lại đúng quỹ đạo ngoại giao. Mọi phát ngôn, hành động làm phức tạp hóa, làm lớn chuyện đều không có ích gì với việc giải quyết vấn đề."
La Viện: Philippines ném đá dò đường, Mỹ can thiệp Nam Hải (biển Đông - PV)
Một gương mặt khá quen thuộc của Trung Quốc trong làng bình luận, phân tích các vấn đề tranh chấp biển Đông, La Viện, thiếu tướng quân đội nhận định, việc Philippines "làm căng" là một hình thức thăm dò chiến lược xem giới hạn phản ứng của cộng đồng quốc tế đến đâu, phản ứng của Trung Quốc và Mỹ tới đâu.
Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn chặn Mỹ can thiệp vào vấn đề biển Đông trong khi Malina nỗ lực tận dụng mọi trợ giúp có thể từ phía Washington
"Chúng tôi mặc dù phản đối quốc tế hóa tranh chấp biển Đông, nhưng hiện tại các bên tranh chấp chủ quyền biển Đông đều lôi kéo Mỹ, đều dựa vào Mỹ" - La Viện tuyên bố, về mặt khách quan Mỹ đã "nhúng tay" vào biển Đông, Philippines và các nước (khác) quanh biển Đông đang "dựa hơi Mỹ".
Bàn về phản ứng của Bắc Kinh, La Viện cho biết: "Chúng tôi kiên quyết phản đối, vấn đề trong khu vực do các quốc gia trong khu vực đó giải quyết, chúng tôi cũng không sợ Mỹ can dự, chúng tôi đã có chuẩn bị (về vấn đề này rồi - PV)".
Bắc Kinh đủ sức "chơi" đến cùng với Malina
"Trung Quốc đủ sức "chơi" đến cùng, (Philippines - PV) muốn đối đầu bao lâu, Trung Quốc sẽ "chiều" đến bấy lâu". Vị thiếu tướng bàn giấy này cho rằng, trong cuộc đối đầu trên bãi Scarborough Bắc Kinh có "ý chí quốc gia", có thực lực còn Philippines thì không thể, nó chỉ khiến Malina hao tổn tài lực, sức dân, dần mất uy tín và thanh thế.
Ngư chính 310 là chiếc tàu được Bắc Kinh tuyên bố thường xuyên "chấp pháp trên biển", đây là tàu hiện đại nhất của Trung Quốc đang trực ban tác chiến tại bãi Scarborough
"Nếu cứ cố tình đối đầu quân sự với Trung Quốc thì chẳng khác nào lấy trứng chọi đá" - La Viện nhận định, "lấy 1 phần lực lượng hạm đội Nam Hải đối phó với hải quân Philippines, hoàn toàn không thành vấn đề. Philippines biết rõ điều đó."
La Viện viện dẫn "bằng chứng" tàu thuyền hiện nay của Trung Quốc trên bãi Scarboroug là các tàu "chấp pháp dân sự" (Hải giám và Ngư chính) chứ không phải tàu quân sự (thực tế là tàu cảnh sát biển - PV) như Philippines cho thấy Bắc Kinh "đã rất kiềm chế".
Chuyên gia kêu gọi Bắc Kinh ban hành sách trắng về biển Đông
Giới học thuật Bắc Kinh trước đây luôn đưa ra các tuyên bố phi lý cho rằng, trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền bất di bất dịch của Việt Nam - PV) chỉ có 9 đảo do Trung Quốc khống chế, số còn lại Bắc Kinh gọi là "bị các nước khác chiếm đóng phi pháp" 45 đảo, trong đó Philippines giữ 8 đảo.
Giới này từng lên tiếng cho rằng "Bắc Kinh cần nhanh chóng ban hành sách trắng về biển Đông, thành lập ủy ban Hải dương quốc gia gồm các bên quốc phòng, ngoại giao, kinh tế, năng lượng và "chấp pháp trên biển" để tạo nên một "cú đấm sức mạnh".
Theo nhóm "chuyên gia" này: "Trung Quốc cần tiếp tục cổ vũ ngư dân ra khai thác ở biển Đông, mở ngư trường và định cư trên các đảo có thể sống được, xây dựng cầu tầu trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) và tổ chức du lịch ra hai quần đảo này (bất chấp mọi phản đối của các bên liên quan - PV)".
Hồng Thủy (theo Kinh Hoa thời báo)