(VTC News) – Nếu như ông Sarkozy được ví là chú thỏ nhanh nhẹn nhưng vụng về như trong truyện cổ tích th́ ông François Hollande được ví là chú rùa chậm mà chắc. Cuộc bầu cử tổng thống Pháp đă được gọi là cuộc chiến giữa “Thỏ và Rùa”.
Sinh ra trong một gia đ́nh thuộc tầng lớp trung lưu ở thành phố Rouen, phía bắc nước Pháp, François Hollande được đánh giá là người có tính nhă nhặn, hiền lành. Cha của ông Hollande là bác sĩ c̣n mẹ là một nhân viên xă hội, từ nhỏ cậu bé Hollande được sống trong môi trường giáo dục tốt. Cha ông c̣n là một ứng cử viên cánh tả, do đó, từ nhỏ cậu bé Hollande đă phần nào được hiểu được một ít về Đảng Xă hội.
Sau khi tốt nghiệp một trường kinh doanh hàng đầu nước Pháp, Hollande tiếp tục học tập tại trường Hành chính Quốc gia (Pháp). Cũng tại đây, ông gặp người bạn đời, Ségolène Royal và có bốn người con.
|
Ông Hollande đă thắng trong cuộc đối đầu Sarkozy |
Hollande bắt đầu sự nghiệp chính trị của ḿnh bằng việc tham gia t́nh nguyện trong cuộc tranh cử tổng thống của ông François Mitterrand năm 1974. Đến năm 1821, ông trở thành cố vấn đặc biệt của tổng thống François Mitterrand trong điện Elysée, sau đó làm phát ngôn viên chính phủ.
Con đường chính trị của ông Hollande tiếp tục được mở rộng khi ông trở thành thị trưởng thành phố Tulle. Cùng thời điểm, bà Royal trở thành Bộ trưởng Bộ Môi trường vào năm 1992. Cả hai trở thành tâm điểm chú ư của chính trường Pháp.
Năm 2007, bà Segolene trở thành đối thủ nặng kư của ông Sarkozy trong cuộc bầu cử tổng thống. Tuy nhiên, bà đă thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm đó. Năm tháng sau cuộc bầu cử kết thúc, ông Hollande và bà Segolene chia tay nhau. Sau đó, ông kết hôn với nhà báo Valérie Trierweiller và có bốn người con.
Trong ṿng một cuộc bầu cử tổng thống Pháp (ngày 4-3), ông Hollande đă nhận được nhiều phiếu ủng hộ nhất, tiếp theo là ông Sarkozy. Chiến thắng lừng lẫy ở ṿng hai cuộc bầu cử tổng thống đă giúp ông Hollande trở thành tổng thống đầu tiên trong ṿng 17 năm trở lại đây. Một trang sử mới đang mở ra với nước Pháp.
Theo các nhà phân tích, chiến thắng của ông Hollande dường như đă mở ra một con đường mới cho châu Âu. Nếu như ông Sarkozy luôn mạnh tay với những chính sách thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu trong xă hội, th́ ông Hollande là người luôn đưa ra các chính sách tăng trưởng kinh tế, yêu cầu các nước đàm phán lại hiệp ước thuế quan liên chính phủ.
Các nhà phân tích cũng nhận định rằng, ông François Hollande sẽ đại diện cho tương lai của Liên minh châu Âu EU với nền kinh tế phát triển công bằng và năng động. Liên minh châu Âu sẽ hiểu được giá trị của một gói kích thích kinh tế mà ông Hollande vạch ra.
Ngay sau chiến thắng của ông Hollande, đồng Euro đă giảm so với đồng Đô la Mỹ, và thấp nhất từ đầu năm tới nay (1.295 USD), cố phiếu tại Athens, Hy Lạp giảm xuống 8,3%.
Thị trường châu Á cũng giảm với chỉ số Nikkei tại Tokyo giảm 2,8%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm xuống 1,8% ...Các thị trường tại Anh đă đóng cửa trong ngày 7-5 và có thể mở của trở lại vào cuối tuần nay.
Thủ tướng Đức Angela Merkel là nhà lănh đạo châu Âu đầu tiên gửi điện chúc mừng chiến thắng của ông Hollande. Đồng thời, bà cũng dành lời mời ông Hollande tới Berlin tham dự cuộc đàm phán cứu văn đồng Euro.
Mối quan tâm hiện nay đối với khu vực châu Âu là liệu ông Hollande với bà Angela Merkel như cặp bài trùng Merkel – Sarkozy đă từng tạo nên. Nhiều dự kiến đưa ra rằng, ông Hollande sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế chống lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng do Đức dẫn đầu.
Ông Hollande cũng đă cam kết đánh thuế thu nhập tới mức 75% đối với những người có thu nhập hơn một triệu Euro mỗi năm. Động thái này dự kiến động thái này sẽ dẫn đến cuộc di cư của những người siêu giàu, nhiều người trong số họ có thể chuyển đến London nơi mà mức thuế cao nhất lên đến 45 pound.
Ông Hollande cũng tuyên bố: “Chính sách thắt lưng buộc không thể không tránh khỏi. giờ đây, chúng tôi đang t́m cách để kết thúc chính sách này”.
Theo dự kiến, ông Hollande sẽ nhậm chức tổng thống Pháp vào ngày 15-5 tới. Phụ tá của ông Holland echo biết, một trong những việc làm gần đây nhất là chuyến thăm nước Đức theo lời mời của bà Angela Merkel.
Trước đó, ông Sarkozy và bà Angela Merkel luôn đi đầu trong các hiệp ước cắt giảm chi phí. Nhưng hiện nay, nhiều e ngại “một cuộc xung đột trên chiến trường kinh tế” giữa Pháp- Đức có thể xảy ra.
Vũ Tuấn