Thậm chí ngay trước giờ chạy thận, Nguyễn Minh Điểm (18 tuổi) trú tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) vẫn phải lê từng bước chân nặng nhọc trên các tuyến đường quanh Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng để bán vé số lấy tiền cơm thuốc.
Mưu sinh những ngày cuối đời
Cơn mưa đầu mùa hạ như trút nước vừa ngớt, Điểm trong bộ áo mưa mong manh liêu xiêu bước khỏi cổng Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng để ra đường Hải Thượng Lăn Ông.
Cô bán bún gần đó tên Hương chép miệng: "Trời không biết thương người nghèo khổ, chả biết sống được bao nhiêu ngày nữa mà nắng cũng như mưa, trừ những lúc nó nằm trên giường bệnh, chưa ngày nào tôi thấy nó nghỉ bán vé số. Bố con nó dưới huyện lên chữa bệnh mà đói lắm. Thấy tội...".
Dứt lời, cô Hương khoát tay gọi Điểm vào quán: "Đưa vé đây, tui mua cho 1 tờ. Hôm nay không chạy thận à? Bán được nhiều chưa?". "Dạ, con vừa chạy xong hồi trưa. Sáng con bán được hơn 10 tờ th́ phải về chạy thận, chiều lại gặp mưa nên hôm nay kém cô ạ" - Điểm ph́ pḥ nặng nhọc.
Suốt 4 năm qua, hàng ngày, ngay cả trước giờ lên giường bệnh chạy thận kéo dài sự sống Điểm vẫn lết đi bán vé số để có tiền cơm thuốc
Học đến cấp II, Điểm mắc bệnh thận măn tính, ngoài ra c̣n bị bệnh gan, phổi, lá lách. Do nhà nghèo, mẹ lại mất sớm v́ ung thư, bốn cha con hàng ngày phải đi làm thuê kiếm sống nên không có thời gian và cũng không có tiền để đưa Điểm lên tỉnh khám bệnh.
Giữa năm 2009, bệnh của Điểm ngày một nghiêm trọng, dành dụm được ít tiền, cha Điểm - ông Nguyễn Văn Đức (60 tuổi) vay mượn thêm của hàng xóm đưa con lên bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng.
Để có tiền ăn cơm, hàng ngày ngoài những lúc buộc phải nằm trên giường bệnh chạy thận, Điểm phải dồn tất cả sức lực c̣n lại giúp cha lết từng bước nặng nhọc quanh quẩn trên các con đường gần bệnh viện để bán vé số.
Điểm cho biết, cuộc mưu sinh bằng nghề bán vé số gặp nhiều người thương mà cũng lắm người ghét. Mời đúng người đang có niềm vui, tâm trạng thoái mái th́ họ mua, nói chuyện tươi cười, mời phải người đang gặp buồn bực lập tức họ liền tuôn ngay những lời lẽ khiếm nhă.
Không ít người thấy Điểm bệnh tật vào nhà mời mua vé số đă thẳng tay chỉ vào mặt đuổi ra ngoài. "Những lúc như vậy em chỉ muốn khóc ̣a nhưng họ đuổi ḿnh cũng có lư do của họ" - Điểm tâm sự.
Suốt 4 năm qua, hai cha con Điểm lấy bệnh viện làm nhà. Nhớ nhà nhiều lúc muốn về nhưng lại không dám v́ cái chết có thể đến bất cứ lúc nào nếu rời xa bệnh viện. Vậy là Điểm đă đón 4 cái Tết trên giường bệnh, bốn năm chưa về nhà.
“Không ai muốn ḿnh chết”
Hiện nay sức khỏe rất yếu, chỉ đi được vài chục mét là phải đứng lại nghỉ khoảng 5 phút để thở, chân tay bủn rủn rất khó làm chủ được cơ thể. Chỉ cách đây ít hôm thôi mọi người tưởng đă phải nh́n Điểm lần cuối bởi tất cả các căn bệnh hiểm nghèo mà Điểm đang mang trong người cùng lúc tái phát. Điểm đau đớn, rồi bất tỉnh nhân sự trên giường bệnh. Các bác sĩ đă kịp thời có mặt với sự hỗ trợ đắc lực của những loại máy móc hiện đại nên đă kéo lại sự sống cho Điểm từ tay tử thần.
"Không ai muốn ḿnh chết"
Bà Lê Thị Thu Hà, điều dưỡng trưởng điều dưỡng tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết, Điểm mắc bệnh thận măn giai đoạn cuối, sức khỏe suy yếu đă tạo điều kiện cho bệnh gan, lá lách và tràn dịch phổi bùng phát mạnh. Đă có thời lần Điểm kiệt sức phải nằm liệt trên giường bệnh gần 1 tháng , các bác sĩ phải sử dụng mọi công nghệ hiện đại nhất của bệnh viện điều trị cho Điểm. Để kéo dài sự sống hiện mỗi tuần bệnh viện phải chạy thận cho Điểm 3 lần, mỗi lần kéo dài từ 4 -5 tiếng.
V́ mưu sinh mà không ít lần đến giờ chạy thận các bác sĩ đă tập trung đầy đủ nhưng vẫn không thấy bóng dáng Điểm đâu. Mọi người đều biết Điểm đang luẩn quẩn đâu đó bán vé số chưa kịp về nên tất cả đều phải chờ. Khi về đến pḥng, mặt mày Điểm đă tái ngắt, kiệt sức, ngă lăn.
Cầm bệnh án mới nhất trên tay, mặc dù biết quăng đời c̣n lại đối với ḿnh rất ngắn ngủi nhưng Điểm vẫn không hốt hoảng, lo lắng. Điểm bảo: “Không ai muốn ḿnh chết, đặc biệt là những người c̣n trẻ tuổi như em. Những năm qua em đă cố hết sức để điều trị, cố chống lại bệnh tật. C̣n bước đi được là em vẫn phải lao động để kiếm sống và điều trị bệnh”.
Khắc Lịch/bee.net