Tàu lượn Thụy Sĩ tham gia thám hiểm hồ Baikal
Tàu lượn Thụy Sĩ tham gia thám hiểm hồ Baikal
Các tàu lặn Mir-1 và Mir-2 của Nga đă tham gia thám hiểm đáy hồ Geneva. Đổi lại, công nghệ Thụy Sĩ được sử dụng để nghiên cứu hồ nước ngọt Baikal.
Giới khoa học Nga sẽ sử dụng các thiết bị bay siêu nhẹ khám phá hồ Baikal. Đó là những chiếc tàu lượn có gắn động cơ dự kiến được đưa từ Thụy Sĩ tới Nga vào mùa hè năm 2013.
Các chuyên gia Thụy Sĩ đă dùng tàu lượn nói trên để khảo sát vùng hồ Geneva. Năm nay, các tàu lượn này sẽ cài đặt thêm thiết bị tiên tiến được thiết kế riêng cho hoạt động ở hồ Baikal. Đến mùa hè năm tiếp theo, chúng được vận chuyển đến Ulan-Ude, thủ phủ nước Cộng ḥa Buryatia.
Phó Tiến sĩ Bair Tsydykov, cán bộ khoa học Viện Quản lư tài nguyên Baikal, nói với đài “Tiếng nói nước Nga” (VOR): “Tàu lượn ba bánh siêu nhẹ được dùng để giải quyết các nhiệm vụ khoa học và ứng nghiệm như một khâu trung gian giữa các nghiên cứu dă ngoại và dữ liệu thăm ḍ Trái đất thu được từ xa. Trong điều kiện chi phí cao và thiếu các máy bay hạng nhẹ, việc quan sát từ tàu lượn sẽ cung cấp số liệu thông tin linh hoạt và cần thiết về trạng thái môi trường, đồng thời cho phép sử dụng phương pháp thu h́nh quy mô lớn, các công cụ phân tích môi trường”.
Mặc dù trên thực tế, cuộc khảo sát của các tàu lặn Mir tại Baikal - hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - được thực hiện đă vài năm nay, nhưng vẫn c̣n nhiều nhiệm vụ thách thức mà các nhà khoa học muốn giải quyết. Chuyên viên Bair Tsydykov nói: “Các thiết bị Mir thám hiểm dưới nước, c̣n công việc sử dụng tàu lượn là khám phá trạng thái khí quyển và tác động của khí quyển lên bề mặt nước. Ngoài ra đối tượng nghiên cứu c̣n là các vùng bờ lân cận, yếu tố suy thoái rừng, thay đổi cảnh quan và bờ hồ. Nguyên nhân ở đây là vùng hồ Baikal vốn được điều tiết bởi tuyến thủy điện Irkutsk và thác nước thủy điện Angarsk. Khi các nhà khai thác điện năng Irkutsk điều phối mật độ nước hồ Baikal trong khoảng 456-457 mét, địa h́nh núi phức tạp xung quanh sẽ làm cho phần lớn diện tích đất ở hướng Cộng ḥa Buryatia bị ngập lụt và chịu ảnh hưởng.”
Dự án thăm ḍ Baikal liên quan đến một loạt viện nghiên cứu của Siberia. Các nhà địa lư, nghiên cứu hồ, sinh thái học đang phát triển một chương tŕnh liên kết nhằm triển khai cài đặt thiết bị và sử dụng hiệu quả nhất các tàu lượn Thụy Sĩ.
Nhiệm vụ chính của các tàu lượn Thụy Sĩ là thu h́nh quy mô lớn vùng hồ và các khu vực lân cận. Giám đốc Viện Địa lư Chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm khoa học Nga Victor Plyusnin cho biết: “Độ phân giải của các hệ thống hiện đại từ vũ trụ đạt từ 15-30 mét. Như vậy, sẽ không quan sát được đối tượng trên bề mặt Trái đất có kích thước dưới 15 mét. C̣n ở đây, chúng tôi có thể phân biệt vật thể với kích thước vài chục cm. Tất cả đều sẽ được thiết bị ghi lại. Đây sẽ là hệ thống chụp radar hoặc h́nh ảnh đa phổ. Hiện thiết bị c̣n trong giai đoạn hoàn thiện nên chúng tôi không thể nói chắc cụ thể”.
Theo VOR
|