Nghệ thuật xăm mình đã xuất hiện từ thời cổ đại. Thông thường những hình xăm trên cơ thể người thường có tác dụng giống như những lá bùa hộ mệnh giúp người mang nó có thể tránh được bệnh tật, tai họa, tránh xa những linh hồn quỷ dữ hay sự chết chóc.
Tuy nhiên gần đây, học giả người Úc Roger Bayard tại đại học Adelaide đã thu hút sự chú ý của dư luận sau khi đề cập tới một loại hình xăm kỳ bí sáng tạo trên câu chuyện về một người gốc Ailen nổi loạn tên là Ned Kelly.
Theo ông những người mang hình xăm này thường có xu hướng chết một cách bạo lực hơn so với những người thường khác…
Bí ẩn về hình xăm mang tên Ned Kelly
Nghệ thuật xăm mình đã xuất hiện từ thời cổ đại. Theo quan niệm của nhiều người, những hình xăm trên cơ thể người có tác dụng giống như những lá bùa hộ mệnh giúp người mang nó có thể phòng tránh được bệnh tật, tai họa, tránh xa những linh hồn quỷ dữ hay sự chết chóc.
Đặc biệt đối với các bộ lạc hoang dã, các hình vẽ trên cơ thể (totem) được coi như thần hộ mệnh của bộ lạc.
Cho tới ngày nay, nhiều bộ lạc ở Ấn Độ hay Papua New Guinea vẫn giữ truyền thống totem lên toàn bộ cơ thể của họ.
Còn với bộ lạc Borneo, theo họ họ thực sự có thể lấy năng lượng từ các linh hồn của hình xăm bởi vì họ tin rằng linh hồn được hiện diện trong tất cả mọi thứ xung quanh chúng.
Tuy nhiên, theo quan sát của nhà nghiên cứu Roger Bayard, học giả người Úc Roger Bayard tại Đại học Adelaide, nghiên cứu này đã thu hút sự chú ý của dư luận sau khi đề cập tới loại hình xăm mang tên Ned Kelly.
Theo ông, những người mang hình xăm này thường có xu hướng chết một cách bạo lực hơn so với những người thường khác.
Những hình xăm của Ned Kelly
Ned Kelly sinh năm 1854 (có tài liệu ghi là 1855) tại một làng nhỏ ở tiểu bang Victoria. Cha ông là người Ireland, một cựu tù nhân ở Anh Quốc, di cư đến Úc sinh sống. Thời bấy giờ, nước Úc là một thuộc địa của Vương quốc Anh.
Chế độ cai trị của mẫu quốc dẫn đến những mâu thuẫn và phản kháng trong tầng lớp lao động.
Người gốc Ireland, dù cũng là dân da trắng, nhưng chỉ được coi là “công dân hạng hai” so với giới quý tộc và trung lưu gốc Anh nắm giữ mọi quyền hành.
Lúc nhỏ, Ned Kelly đã mang tinh thần nổi loạn và sớm dính líu tới pháp luật từ năm 14 tuổi. Năm 1878, Ned từng bắn bị thương một cảnh sát khi người này đến nhà ông lùng bắt em trai của ông về tội ăn trộm ngựa.
Cùng năm, mẹ của Ned cũng bị bắt vì có liên quan đến một vụ giết người. Ned và em trai bỏ trốn và lập lên một nhóm có tên Kelly Gang chuyên đi cướp gia súc, cướp ngân hàng và thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật khác chống lại thực dân Anh.
Cảnh sát không thể bắt được Ned trong một thời gian dài. Nhưng cuối cùng Ned đã bị quân nổi dậy bắt và kết án treo cổ ở Melbourne, khi đó Ned 25 tuổi.
Tuy nhiên bất chấp việc sử sách ghi lại về Ned như một kẻ tội phạm ngoài vòng pháp luật, sau khi chết, tên tuổi của Ned đã được xây dựng lên giống như một huyền thoại mang tính dân gian của người dân nước Úc.
Rất nhiều sách báo, tài liệu, phim ảnh viết về Ned suốt hơn một thế kỷ qua.
Chân dung của Ned Kelly do họa sỹ Sidney Nolan vẽ thậm chí còn được trình chiếu tới khán giả toàn thế giới trong lễ khai mạc Olympic Sydney 2000.
Riêng điện ảnh đã có ba bộ phim làm về Ned Kelly. Bộ phim đầu tiên từ năm 1906, chỉ hơn 20 năm sau cái chết của ông
Và cũng từ đó, người dân ở miền nam nước Úc bắt đầu sáng tạo ra một hình xăm mô phỏng bức chân dung nghệ thuật của Ned và thi nhau xăm lên cơ thể của họ.
Ông Roger Bayard nhận thấy, những người mang hình xăm chân dung Ned Kelly hoặc một biểu tượng, một câu nói có liên quan đến tên tuổi của ông, mà nổi tiếng là câu nói trước khi Ned bị xử tử: “Đời là thế” (Such is life) thường có xu hướng tự tử cao hơn 2,7 lần so với những người mang các hình xăm bình thường khác.
Hình xăm trên vai
Tất cả các nạn nhân đều là nam giới, trong độ tuổi trung bình từ 20 tới 67 và chết khi thọ trung bình 37 tuổi. Việc thực hiện nghiên cứu này cũng không quá phức tạp.
Tác giả dựa trên kết quả thống kê hơn 1000 ca tử vong ở Nam Úc năm 2010 theo hồ sơ của cơ quan pháp y tiểu bang. Theo đó, tỉ lệ chết “tự nhiên” là 50%, tự tử là 15%, bị giết hại (kể cả do tai nạn) là 1,3%.
So sánh tỉ lệ này với tỉ lệ tử vong của 20 trường hợp có hình xăm Ned Kelly, tác giả phát hiện thấy, chỉ có 15% (3 trường hợp) chết một cách “tự nhiên”, số còn lại chết vì tự tử chiếm 40% (8 trường hợp) hoặc bị giết chiếm 10% (7 trường hợp). Có 11 người trong số này liên quan đến sử dụng ma túy hoặc nghiện rượu.
Theo lý giải của học giả Bayard, đặc điểm nhân cách của Ned đã trở thành “linh hồn” cho hình xăm.
Bởi Ned là một người có xu hướng bạo lực, thích gây rối và chết sớm nên điều đó có thể đã ảnh hưởng tới những người thần tượng ông và chọn hình xăm là chân dung của ông.
Những hình xăm có thật sự mang lại tai họa?
Và đây không phải là câu chuyện duy nhất về hình xăm mang lại bất hạnh cho những người sở hữu nó. Tại Nga, cách đây vài năm có một người đàn ông thích xăm con số 13 trên ngón tay út.
Nhưng kể từ khi mang hình xăm này, ông ta liên tục gặp phải nhiều thất bại trong cuộc sống như tự nhiên phát bệnh, vợ bỏ, con trai nghiện rượu, gặp khó khăn về tài chính...
Tình trạng khốn khó này của gia đình ông cứ diễn ra suốt một thời gian không chấm dứt.
Sau đó, trong một lần gặp gỡ một người bạn, người đàn ông này có than vãn với bạn về cuộc sống khó khăn mà mình đang gặp phải, thì người bạn này vô tình cầm lấy tay ông ta chỉ vào con số 13 được xăm trên ngón tay út mà bảo rằng: “Biết đâu tại hình xăm này thì sao.
Người ta tin rằng con số 13 mang lại bất hạnh.” Sau đó trở về nhà, người đàn ông này cũng suy nghĩ lắm về hình xăm con số 13 và không lâu sau đó, ông ta quyết định xóa nó đi.
Và điều kỳ lạ là, sau khi đã xóa hình xăm này đi, cuộc sống của người đàn ông này lại bắt đầu gặp đầy may mắn như tìm được tình yêu mới, nhận được một khoản tiền thừa kế kếch xù từ một người ông quá cố.
Một câu chuyện khác được ông Bayard chứng kiến để minh chứng cho sự tồn tại của những hình xăm xui xẻo. Có một cô gái trẻ háo hức hùa theo chúng bạn đi xăm một hình thù kỳ quái trên người. Cô không hề biết ý nghĩa là hình xăm đó là gì.
Một năm sau khi xăm mình, cô bị mất việc, con bị chết non, chia tay với chồng và bị cưỡng hiếp... Mọi điều bất hạnh cứ theo nhau ập đến khiến cô muốn tự tử.
Nhưng tình cờ, cô biết rằng thứ cô xăm trên người có nghĩa là “con quỷ”. Ngay sau đó, cô liền xóa hình xăm đó đi và thay bằng một hình xăm khác thì mọi chuyện lại trở nên tốt đẹp hơn.
Những hình xăm thời cổ đại
Còn vào thời kì trung cổ, những hình xăm được ra đời không nhằm mục đích trang trí hoặc như là một bùa hộ mệnh như ngày nay, nhưng nó cũng mang lại không ít những bất hạnh cho những người mang nó và người thân của họ.
Những người mang hình xăm vào thời bấy giờ thường là những phạm nhân mang trong mình những tội danh như trộm cắp, hiếp dâm hay gái làng chơi.
Những tù nhân khi bị mắc vào những trọng tội trên thường bị xăm lên cánh tay hoặc lên trán như một dấu hiệu để nhận biết.
Điều này khiến cho những người đã mắc tội sẽ phải sống một cuộc sống tủi nhục cho đến chết và bị xã hội khinh rẻ.
Thay vì dùng kim để xăm hình, các nạn nhân bị xăm bằng những dụng cụ sắc nhọn khác như lưỡi dao, mảnh thủy tinh hay dây sắc.
Màu sắc của hình xăm cũng không phong phú như ngày nay, mà họ dùng nước béo hay nước tiểu trẻ con, mực viết để tô màu cho hình xăm.
Điều này đã gây nên nhiễm trùng ở một số tù nhân bị xăm hình và ảnh hưởng khá nặng nề đến sức khoẻ của họ sau này.
Vào khoảng đầu thế kỷ XX, tại Krakow, Ba Lan, sở Y Pháp thuộc đại học Jagiellonian đã có một chương trình nghiên cứu về các hình xăm của tù nhân.
Theo báo cáo của Sở Y Pháp này, những tù nhân bị xăm hình, sau khi chết, người nhà của họ sẽ phải đem miếng da có hình xăm đó về nhà. Hình xăm đó được bỏ vào lọ và bảo quản trong dung dịch Formaldehyde.
Việc mang hình xăm của người chết về nhà không khác gì một đòn cảnh cáo với cả gia đình phạm nhân, nó khiến những gia đình phải chứa những mảnh da này không thể che giấu quá khứ có người thân phạm tội của mình.
Vào thời kì lúc bấy giờ, hình thức cắt hình xăm trên da tử tù bỏ vào lọ là một hành động nặng nề nhất.
Nó thể hiện sự trừng phạt khủng khiếp và người ta tin rằng, những ai bị giữ lại mảnh da xăm hình đó sẽ không được siêu thoát vì thân xác vẫn chưa đầy đủ và ngàn năm sau vẫn bị chôn vùi dưới lòng đất sâu.
* Bài đăng trên ấn phẩm chuyên đề báo ĐSPL
Hồng Anh - nguoiduatin