Trung Quốc phô trương thế "ỷ mạnh hiếp yếu" trên Biển Đông, cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ, đă có những phản ứng, dù có mức độ, nhưng đă khiến nhà đương cục Bắc Kinh không thể nhắm mắt coi thường- Ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng lănh sự Việt Nam tại Quảng Châu.
Scarborough là "thuốc thử" và kế lư gián
Liệu rằng một cuộc chiến sẽ nổ ra trên biển Đông?
PV:- Tháng 4/2012, đụng độ Trung Quốc - Phillipines đă làm dậy lên những căng thẳng trên Biển Đông. Khác với năm 2011, mũi nhọn của Trung Quốc, thay v́ hướng về Việt Nam, lại quay sang Phillipines. Là người am hiểu Trung Quốc, ông lư giải động thái mới này như thế nào?
Ông Dương Danh Dy:- Khi chưa có vần đề tranh chấp băi cạn Scarborough, Trung Quốc luôn xếp Việt Nam là “đối tượng” chủ yếu trong vấn đề Biển Đông. Tại sao năm nay họ nhắm vào Phillipines? Theo tôi, có những lư do như sau:
- Các nhà cầm quyền Trung Quốc muốn đưa ra một phép thử với Philippines và với Mỹ. Theo Hiệp ước pḥng thủ chung 1951, Mỹ sẽ điều quân đội tới bảo vệ Phillipines nếu nước này bị tấn công. Vậy liệu Mỹ có sẵn sàng thực hiện cam kết đó trong hoàn cảnh hiện nay không?
Trên thực tế, câu trả lời là những hành động cưong quyết nhưng khôn ngoan của chính phủ và nhân dân Philippines cũng như phát biểu rơ ràng của Thượng nghị sĩ Jonh McCain và sự hiện diện tàu ngầm Mỹ USS North Carolina gần khu vực tranh chấp.
Đầu tháng 5/2012, Bộ Ngoại giao Philippines cũng đă lên tiếng khẳng định, Mỹ đă từng bốn lần công khai tuyên bố sẽ tuân thủ Hiệp ước pḥng thủ chung 1951.
- Đối với các nước trong khối ASEAN, đây là một chiêu bài ly gián. Trung Quốc biết rơ, nội bộ các nước trong khối ASEAN chưa đồng thuận về vấn đề Biển Đông do nhiều lư do, như những khác biệt về địa lư, về thể chế chính trị và nhất là về lợi ích dân tộc…
Họ biết Lào, Myanmar là nước không có biển, Thái Lan, Malaysia ở xa Trung Quốc, Việt Nam là nước xă hội chủ nghĩa nhưng ở liền kề họ v.v.. Tuy nhiên, cách đây đúng một năm, tại Hội nghị cấp cao ASEAN 18 tổ chức tại Jakarta, các nhà lănh đạo cấp cao ASEAN đă đạt được sự đồng thuận quan trọng trong vấn đề Biển Đông: tăng cường nỗ lực thực hiện toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông để bắt đầu xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông vào năm 2012.
Nếu điều đó được thực hiện, ư đồ "chia để trị", "giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng đàm phán song phương"…của Trung Quốc sẽ thất bại.
Và gần đây nhất tại cuộc đối thoại lần thứ 25 vừa diễn ra trong 2 ngày 21 và 21 tháng 5 năm 2012 tại Manila, Philippines, Asean và Mỹ đă tái khẳng định sự cần thiết của COC.
PV:- Gần đây Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đă tuyên bố về cuộc xung đột tại băi cạn Scarborough như sau: Việt Nam quan ngại và kêu gọi giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Theo ông, có thể hiểu thông điệp trên như thế nào?
Ông Dương Danh Dy:- Trước hết, phải thấy rằng đến nay hầu như các nước trong khối ASEAN chưa chính thức bầy tỏ thái độ về vấn đề băi cạn Scarborough.
Ngoại trưởng Phillipines Albert del Rosario đă lên tiếng kêu gọi: "Tất cả các nước khác chứ không chỉ có Philippines sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu chúng ta không có một lập trường...".
Việt Nam là nước đầu tiên trong ASEAN bày tỏ quan ngại và kêu gọi sử dụng Công ước về Luật Biển và DOC để giải quyết ḥa b́nh tranh chấp trên.
Chúng ta ủng hộ Phillipines v́ tôi biết chắc chắn (căn cứ vào tư liệu lịch sử mà hai bên công bố), chủ quyền băi cạn Scarborough thuộc về Philllipines.
Tàu hải giám trung quốc đang tác oai tác quái trên Biển Đông
Tàu hải giám trung quốc đang tác oai tác quái trên Biển Đông
PV:- Nhiều nhà phân tích cho rằng chúng ta nên có những biểu hiện mạnh mẽ hơn để ủng hộ Phillipines. Quan điểm của ông như thế nào, thưa ông?
Ông Dương Danh Dy:- Theo tôi, lựa chọn như thế nào, cần phải được các nhà lănh đạo Việt Nam cân nhắc. Tuy nhiên cháy nhà hàng xóm nếu b́nh chân như vại th́ rất có thể, đám cháy sẽ lan sang nhà ḿnh.
Mặt khác, nếu Việt Nam giữ thái độ bàng quan trước việc này, khi có chuyện xảy ra với ḿnh, ngựi ta có thể sẽ có thể hiện tương tự.
Những ai “kỳ vọng” nếu “nhún nhường”, Trung Quốc sẽ để yên, chỉ là những người ảo tưởng, dại khờ.
Tôi hy vọng và mong rằng Việt Nam và Phillipines sẽ cố gắng trở thành cầu nối cho sự liên kết trong ASEAN về vấn đề này.
Cây gậy nhỏ của người khổng lồ đơn độc
PV:- Gần đây, Trung Quốc áp dụng sách lược ngoại giao mới "cây gậy nhỏ" trên Biển Đông. Theo đó, thay v́ điều những tàu chiến hiện diện trên Biển Đông, Trung Quốc sử dụng tàu hải giám, tàu tuần duyên... Ông đánh giá như thế nào về sách lược ngoại giao mới này?
Ông Dương Danh Dy:- Thứ nhất, việc sử dụng những tàu hải giám, tàu tuần duyên... yểm trợ tàu cá, bảo vệ các dàn khoan khổng lồ trong thời gian gần đây chứng tỏ Trung Quốc muốn có một h́nh ảnh "ḥa hiếu" hơn trong mắt cộng đồng quốc tế mà vẫn thực hiện được tham vọng thể hiện chủ quyền và vơ vét tài nguyên Biển Đông.
Thứ hai, mới đây, Trung Quốc lại đơn phương lặp lại tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa sinh sản (từ 16/5 - 1/8 hàng năm).
Tuyên bố này nhằm "hợp lư hóa" sự xuất hiện của tàu hải giám, tàu tuần duyên... tuần tra trên biển, thể hiện chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng lănh hải đang có tranh chấp, ngăn chặn ngư dân các nước có liên quan khai thác hải sản, hoạt động b́nh thường trong vùng lănh hải của ḿnh..
Nh́n chung, dù áp dụng chiến lược, sách lược nào, tham vọng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là không hề thay đổi.
Lịch sử đă chứng minh, người Trung Quốc luôn kiên tŕ và dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích lấn chiếm lănh thổ của ḿnh.
Hung Nô một dân tộc hùng mạnh đă có thời bắt Tô Vũ sứ giả nhà Hán đi chăn cừu mười năm, khiến nhà Hán phải cống người đẹp Chiêu Quân. Thế nhưng bằng các chính sách lúc th́ sử dụng vũ lực, lúc th́ chịu cống nạp, lúc th́ thông hôn… cuối cùng tộc Hung Nô đă bị người Hán đánh bại, đồng hoá.
PV:- Nhiều nhà phân tích quốc tế khá quan tâm đến thái độ "ḥa hiếu" hay nói đúng hơn là "bớt hung hăn" của Trung Quốc qua sách lược "cây gậy nhỏ". Theo ông, liệu có phải Trung Quốc đă e ngại trước phản ứng của dư luận quốc tế?
Ông Dương Danh Dy:- Dù đă là siêu cường lớn thứ 2 thế giới về kinh tế nhưng Trung Quốc không có đồng minh thân cận.
Sức mạnh của Trung Quốc là sức mạnh của quốc gia trên 1 tỷ dân, sức mạnh của một người khổng lồ đơn độc.
Vừa qua trưóc việc Trung Quốc phô trương thế "ỷ mạnh hiếp yếu" trên Biển Đông, cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ, đă có những phản ứng, dù có mức độ, nhưng đă khiến nhà đương cục Bắc Kinh không thể nhắm mắt coi thựng.
Họ buộc phải có một số điều chỉnh, nhưng theo tôi đó chỉ là chuyện tạm thời. Ư đồ và tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông như đă nói trên là bất biến.
PV:- Là một chuyên gia nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc, ông có cho rằng, những bất ổn trong t́nh h́nh chính trị ở Trung Quốc hiện nay sẽ là lợi thế cho các nước c̣n lại?
Ông Dương Danh Dy:- Thời gian trước đây, những cuộc đấu tranh nội bộ của Trung Quốc đă diễn rất ác liệt nhưng phụ thuộc vào người nắm quyền tối cao như Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu B́nh.
Tại thời điểm hiện nay, ban lănh đạo Trung Quốc không c̣n các nhân vật như vậy, nên cuộc đấu tranh nội bộ của Trung Quốc sẽ rất phức tạp và khó dự đoán.
Chúng ta không thể lường được trong cuộc giành giật quyền lực một sống một chết, các phe phái, các nhóm lợi ích của Trung Quốc sẽ hành động như thế nào?
Tuy vậy, tôi không bao giờ cho rằng nếu phe nào đó, người nào đó ở Trung Quốc trở thành phe lănh đạo, ngựi lănh đạo Trung Quốc th́ sẽ tốt hơn cho Việt Nam.
Bởi v́ lịch sử đă cho thấy, bất kể phe nào, người nào lên nắm quyền th́ tham vọng bá quyền nước lớn của Trung Quốc đối với Việt Nam vẫn không hề thay đổi.
PV:- Vậy chúng ta cần phải làm những ǵ?
Ông Dương Danh Dy:- Theo tôi, Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ, đồng t́nh của cộng đồng quốc tế, các quốc gia có liên quan, với một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia...
Trong ASEAN, Việt Nam phải cố gắng đóng góp phần cần có của ḿnh chứ không nên “đi đầu”. Nếu có quyền bỏ phiếu chọn quốc gia đứng đầu ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, tôi sẽ chọn Indonesia.
Indonesia là nước đủ lớn và có tiếng nói đủ trọng lượng để kêu gọi sự đoàn kết, thống nhất trong ASEAN. Trong quan hệ Việt Nam - Indonesia, Indonesia là nước quan tâm tới lợi ích của chúng ta.
Ngoài ra, một điều kiện rất then chốt là chúng ta phải có một ban lănh đạo đủ tâm và đủ tầm trí tuệ, thấy rơ trách nhiệm với đất nước.
Có như vậy mới mạnh bạo xử lư các mối quan hệ đối ngoại như quan hệ Việt Nam - Mỹ, Việt Nam - ASEAN và nhất là quan hệ Việt-Trung một cách đúng đắn, có lợi cho dân tộc ḿnh mà vẫn tôn trọng lợi ích các nước liên quan.
Nguồn: Hoàng Hạnh/ Phunutoday