Đến nay, cả Trung Quốc lẫn Triều Tiên vẫn không đưa ra thông tin cụ thể về vụ 29 ngư dân Trung Quốc bị tàu Triều Tiên bắt giữ.
|
Những ngư dân Trung Quốc được thả, đến cảng Đại Liên hôm 21-5. Ảnh: China.org. |
Sau khi trở về, nhóm ngư dân Trung Quốc kể với Thời báo Hoàn Cầu rằng một tàu cao tốc vũ trang lần lượt bắt giữ tàu cá của họ. Một trong 3 thuyền trưởng bị bắt kể: “6-7 người Triều Tiên mang súng và mặc quân phục lên tàu khống chế mọi người. Trong số đó, có kẻ nói tiếng phổ thông trôi chảy nhưng không phải người gốc Hoa”.
Nhóm người Triều Tiên không đưa tàu về bất cứ cảng nào của Triều Tiên nên tàu cứ lênh đênh trên biển. Một thủy thủ c̣n cho biết họ “bị nhốt trong một khoang nhỏ và bị đánh đập. Một số người mặc quân phục ép chúng tôi kư giấy thừa nhận đánh bắt trong vùng biển Triều Tiên và phải nói rằng ḿnh được đối xử tốt”.
Theo chuyên gia về bán đảo Triều Tiên Leonid Petrov thuộc trường đại học Sydney (Úc), vụ việc người Triều Tiên bắt giữ tàu cá Trung Quốc ở Hoàng Hải được Bắc Kinh xem là một sự cố cá biệt và không có mục đích chính trị.
Thế nhưng, việc những tên “cướp biển” mặc đồng phục màu xanh, thạo tiếng phổ thông, điều khiển tàu thuyền cao tốc được ngụy trang như tàu đánh cá cỡ trung cho thấy vụ bắt cóc có thể là phản ứng trước việc Bắc Kinh chỉ trích B́nh Nhưỡng phóng tên lửa mang vệ tinh và lên kế hoạch thử hạt nhân lần thứ 3.
Giới phân tích thắc mắc liệu đây có phải là một vụ cướp biển thực sự hay chỉ là phản ứng được tính toán của giới chức B́nh Nhưỡng. Những người Triều Tiên đào tẩu thạo tin về hệ thống bảo vệ biên giới biển của Triều Tiên khẳng định rằng 3 tàu đánh cá của Trung Quốc đă bị các lực lượng của Tổng cục trinh sát bắt giữ.
Nhân viên của tổng cục này thường sử dụng tàu cao tốc của Căn cứ Biển Tây (Hoàng Hải) số 2 ở Nampo và bí mật thâm nhập vùng biển quốc tế để tiến hành các nhiệm vụ đặc biệt. Những tàu cao tốc nói trên được ngụy trang giống tàu đánh cá, nhưng được trang bị bốn động cơ M-400 do Nga chế tạo.
Bắt giữ công dân nước ngoài và tài sản của họ sẽ tạo ra những rắc rối không tránh khỏi về ngoại giao và không được phép tiến hành nếu không có sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền cấp cao. Thời gian xảy ra vụ bắt cóc (từ ngày 8 đến ngày 21-5) xem ra cũng hỗ trợ giả thuyết này, bởi nó trùng hợp với các cuộc tập trận Mỹ - Hàn mang tên “Thunder Max”, diễn ra từ ngày 7 đến ngày 18-5.
Cho đến nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn coi đó là một “vụ việc cá biệt, chỉ liên quan đến đánh bắt cá” và tiến hành điều tra các các băng nhóm tội phạm ở trong nước. Rơ ràng, Bắc Kinh đang cố gắng hạ thấp mức độ nghiêm trọng của vụ việc và tránh đối đầu với Triều Tiên.
Năm nay, B́nh Nhưỡng tuyên bố đạt được mục tiêu trở thành một quốc gia thịnh vượng. Tuy nhiên, thực trạng thương mại qua biên giới và hợp tác với Trung Quốc lại cho thấy t́nh h́nh ở miền Bắc Triều Tiên đang xấu đi và B́nh Nhưỡng đang tận dụng mọi cơ hội để các cơ quan chính phủ kiếm được tiền mặt, hàng hóa tối cần thiết.
Đáp lại hai vụ thử hạt nhân và vụ phóng tên lửa đạn đạo gần đây, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đă ban hành lệnh cấm hàng hóa xa xỉ đối với Triều Tiên. Hầu như tất cả số hàng xa xỉ được nhập khẩu (thuốc lá, mỹ phẩm, xe hơi, đồng hồ và máy tính) đến Triều Tiên đều đi qua Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xă, 29 ngư dân trên 3 tàu cá của Trung Quốc đă bị một nhóm người có vũ trang của Triều Tiên bắt giữ ngày 8-5 khi đang đánh bắt tại vùng biển giữa hai nước. Đến ngày 20-5, Bộ Ngoại giao Triều Tiên thông báo đă trả tự do cho tất cả 29 ngư dân và 3 tàu cá. |
Theo
H.B́nh
Người Lao Động