Những ngày gần đây, dư luận “nóng” lên chuyện “thiếc tặc” đào khoét hàng trăm mét địa đạo để khai thác thiếc trái phép, băm nát danh thắng Thung lũng T́nh Yêu thuộc tiểu khu 144b do Ban quản lư rừng Lâm Viên giao khoán cho Cty TNHH Thùy Dương quản lư và bảo vệ. Tại cuộc giao ban báo chí ngày 29/5 vấn đề trách nhiệm của chính quyền địa phương được đặt ra, nhưng đến nay vẫn chưa có lời giải đáp…
|
Địa đạo do “thiếc tặc” đào tại Thung lũng T́nh Yêu |
"Thiếc tặc" lộng hành
T́nh trạng khai thác thiếc trái phép, huỷ hoại môi trường diễn ra tại Thung lũng T́nh Yêu không phải xảy ra mới đây mà kéo dài từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, chủ rừng, chính quyền địa phương dường như “bó tay”, không có biện pháp xử lư, ngăn chặn, nên ‘thiếc tặc” ngày càng liều lĩnh và táo bạo hơn.
Cụ thể: Ngày 10/10/2011, người dân phát hiện “thiếc tặc” dùng máy khoan bê tông đào đường hầm dài 40m, cao 1,5m và rộng 1m, tại hiện trường có ba xe đẩy đất, một quạt gió, một b́nh gas, một nồi cơm điện và một máy phát điện... đă cấp báo cho UBND Phường 8, TP Đà Lạt. Qua kiểm tra, chính quyền địa phương chỉ lập biên bản tạm giữ tang vật và đốt một lều bạt cùng một số lưới đen ngụy trang cửa hầm.
Ngày 27/10/2011, nhận được tin báo của người dân, cơ quan chức năng đă kiểm tra và thu hồi một máy bơm, hai máy khoan bê tông của một số đối tượng ngụ tại nhà ông Hồ Đ́nh Tâm, P.7, TP Đà Lạt, có đất sản xuất gần hiện trường đào hầm. Ngày 2/11/2011, cơ quan chức năng cho lấp miệng hầm, hoàn nguyên rừng.
Ngày 1/12/2011, “thiếc tặc” tiếp tục đào một đường hầm mới dài 5m phía ngoài miệng hầm cũ đă san lấp và ngụy trang bằng lưới đen, rồi rào kẽm gai xung quanh trông như một vườn trồng hoa lan có diện tích chừng 20m2, người dân báo cho chính quyền đến ngày 9/2/2012, đoàn liên ngành TP Đà Lạt mới dùng xe cơ giới đóng năm cọc sắt V7 dài 5m và chèn một số gỗ thông cắt khúc dài khoảng 4m vào miệng hầm, sau đó lấp kín miệng hầm và phủ đất bên ngoài. Tuy nhiên, sau đó “thiếc tặc” đă “moi” ra và tiếp tục hoạt động trở lại.
Thời gian gần đây, khi tư thương đưa ra giá thu mua quặng thiếc thô lên 300.000đ/kg th́ “thiếc tặc” hoạt động ngày dữ và công khai hơn. Chúng dùng máy nổ để hỗ trợ cho việc khai thác quặng thiếc ngay giữa ban ngày tại địa đạo nằm lộ thiên bên sườn một khe cạn trong khu vực thuộc tiểu khu 144b, lâm phần do Ban quản lư rừng Lâm Viên giao khoán cho Cty TNHH Thùy Dương quản lư, bảo vệ.
Ngay trước cửa địa đạo là khoảnh đất rộng hơn 300m được dùng làm băi chứa đất, đá đào từ hang ra. Cách đó khoảng 30m là trạm bơm được ngụy trang dùng để tưới rau với hai máy nổ công suất lớn, trong đó một máy dự pḥng, c̣n máy kia chạy hết công suất. Địa đạo có chiều cao khoảng 1,6m, rộng 0,8m, có cửa sắt kiên cố để ngăn người lạ vào địa đạo.
Một số đoạn đất vững không có gỗ chống hầm, c̣n lại toàn bộ đều được chống bằng gỗ thông chặt hạ từ khu rừng gần đó. Trong “địa đạo” khai thác thiếc có có cả hệ thống bảng điện, đường ống bơm nước phục vụ việc tuyển quặng. Phía bên ngoài địa đạo có hệ thống bơm nước, cấp điện và cung cấp không khí khá quy mô.
|
Cổng sắt vào địa đạo của “thiếc tặc |
Chính quyền bất lực?
Bảo vệ của Cty TNHH Thuỳ Dương - đơn vị nhận quản lư, bảo vệ rừng cho hay: Khi phát hiện cửa địa đạo, chúng tôi đă báo chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng để giải tỏa, nhưng từ sau tết Nhâm Th́n đến nay “thiếc tặc” hoạt động trở lại. Do cửa địa đạo nằm ở khu vực quản lư rừng của Cty, c̣n đường hầm lại nằm bên dưới ḷng đất nên doanh nghiệp không thể làm ǵ được, chỉ biết cầu cứu chính quyền, đồng thời phát quang khu vực để theo dơi trên mặt đất, c̣n trong ḷng đất th́ đành chịu.
Theo ông Phan Văn Thi - Phó Chủ tịch UBND phường 8: “Chính quyền cùng lực lượng công an, quân đội đă giải tỏa đường hầm này nhiều lần, thu giữ không ít máy móc, dây điện, ống nước và dùng cả xe cơ giới lấp cửa địa đạo, nhưng “thiếc tặc” vẫn lén lút khai thông đường hầm để hoạt động trở lạị”. C̣n ông Phạm Đ́nh Long, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự phường 8, th́ nói: “Thành phố phải hỗ trợ chứ công an và dân quân phường không đủ sức”.
Tại cuộc giao ban báo chí ngày 29/5, ông Trần Thanh B́nh- Chi cục trưởng Kiểm lâm Lâm Đồng cho hay: Chiều dài đường hầm “thiếc tặc” đă đào dài khoảng 200m, đất đào ra khoảng 300m3, chiều sâu b́nh quân là 20m; được đào từ đất nông nghiệp sang đất lâm nghiệp.
Sau khi đường hầm khai thác thiếc bị phát hiện th́ họ xịt thuốc sâu ở miệng đường hầm nồng nặc nên không thể vào được. Khi báo chí lên tiếng, UBND TP Đà Lạt đă tổ chức họp, dự kiến nổ ḿn, giật sập đường hầm. Sau đó, cơ quan chức năng phát hiện thêm một đường hầm mới được chống bằng sắt khá kiên cố, nghi ngờ bên dưới có người nên đề nghị ngưng đánh ḿn để kêu gọi họ lên. Kiểm lâm đă bắt giữ được một số đối tượng giao cho Công an điều tra.
|
“Thiếc tặc” đang đào địa đạo ở thung lũng T́nh Yêu |
Tuy nhiên, dư luận đặt vấn đề: Vậy trách nhiệm quản lư, địa bàn, lănh thổ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng ở đâu để đến khi báo chí phát hiện mới nháo nhào t́m biện pháp ứng phó? Có hay không một thời gian dài các cơ quan chức trách đă thiếu kiểm tra và nên “thiếc tặc” có điều kiện lộng hành như vậy?. Có hay không “bảo kê” của chính quyền phường cho “thiếc tặc” làm ăn ?
Thiết nghĩ, đă đến lúc chính quyền TP Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng cần phải làm rơ những nghi vấn của dư luận, kiên quyết truy quét “thiếc tặc” và xử lư trách nhiệm của chính quyền cơ sở thật nghiêm minh. Có như vậy mới ngăn chặn được t́nh trạng “thiếc tặc” lộng hành huỷ hoại danh thắng Thung lũng T́nh yêu và môi trường như hiện nay.
Phúc Ân