Hiện tượng thế kỷ: sao Kim đang đi ngang Mặt trời - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 06-06-2012   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 58
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default Hiện tượng thế kỷ: sao Kim đang đi ngang Mặt trời

- Giới thiên văn học có cơ hội ngắm hiện tượng thiên văn xảy ra "lần cuối trong đời người": sao Kim đi ngang Mặt trời hay c̣n gọi là sự đi qua của sao Kim (Venus Transit) bởi lần kế tiếp xảy ra hiện tượng này là vào ngày 11/12/2117.

Theo đó, Kim tinh nằm chính xác ngay giữa Trái đất và Mặt trời, sao Kim xuất hiện như một dấu chấm đen tí hon so với ánh sáng chói ḷa của Mặt trời. Các nhà khoa học đă 7 lần phát hiện hiện tượng này vào những năm 1631, 1639, 1761, 1769, 1874, 1882 và 2004.


Sơ đồ minh họa khi sao Kim đi ngang Mặt trời. Những nơi có thể nh́n thấy toàn bộ hiện tượng này là Đông Á, Alaska, Đông Australia, các đảo ở Thái B́nh Dương và New Zealand.

Những điều kỳ thú về sao Kim đi ngang qua Mặt trời trong quá khứ diễn ra như thế nào?

Theo thông tin trên tờ The New York Time (Mỹ), năm 1627, nhà toán học, thiên văn học Johannes Kepler (1571-1630) – người nổi tiếng với định luật chuyển động của thiên thể – tính toán sao Kim đi qua Mặt trời vào năm 1631.

Tuy nhiên, vào năm 1631, không ai có thể xem thấy được Venus Transit (đó là v́ châu Âu không nh́n thấy hiện tượng này, c̣n những nơi khác trên thế giới có thể xem thấy nhưng những nơi này lại không biết đến khái niệm kính thiên văn).

Lần đầu tiên có thể quan sát được hiện tượng Venus Transit vào năm 1639 nhưng trước đó ông Kepler không dự đoán ra. Sau này, nhà thiên văn người Anh Jeremiah Horrocks (1618-1641) mới phát hiện lỗi trong những tính toán của ông Kepler.


Ông Edmund Halley (1656-1742) – người được đặt tên cho sao chổi Halley – dựa vào hiện tượng Venus Transit xảy ra vào năm 1639 để giải bài toán về tính toán khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.

Ông Halley cho hay sẽ không bao giờ có cơ hội nghiên cứu thực tế hiện tượng Venus Transit khi nó xảy ra lần kế tiếp vào ngày 6/5/1761 và ông kêu gọi các nhà khoa học tiếp tục dựa vào hiện tượng này để giải bài toán nêu trên.


Hiệp hội Triết học Mỹ (APS) tổ chức 3 địa điểm xem Venus Transit vào ngày 3/6/1769. Trong thời gian này, nhà thiên văn học người Mỹ David Rittenhouse (1732-1796) thiết kế kính thiên văn học (ảnh) để quan sát hiện tượng trên.


Ông Rittenhouse sử dụng thêm đồng hồ “xách tay”này tại Đài quan sát Norriton để tính toán thời gian quá tŕnh Venus Transit xảy ra và kết thúc trong bao lâu.


Sơ đồ minh họa các phép đo thiên văn khi Venus Transit xảy ra (được quan sát tại các đài quan sát thiên văn của ông Rittenhouse) vào năm 1769 và sơ đồ này được công bố trên tạp chí khoa học của nhà xuất bản Hiệp hội Hoàng gia Anh thời đó.


"Kiệt sức và vui mừng, ông Rittenhouse được cho là bị ngất sau khi hiện tượng Venus Transit bắt đầu xảy ra", tờ The New York Times (Mỹ) trích dẫn tâm huyết của ông Rittenhouse dành cho Venus Transit được viện dẫn tại một cuộc triển lăm về Venus Transit diễn ra từ ngày 1-10/6/2012 tại Bảo tàng Hiệp hội Triết học Mỹ.


Minh họa đôi bạn đang háo hức xem Venus Transit xảy ra năm 1769.


Trong khi các nhà quan sát tiến hành thực hiện các phép đo thiên văn khi Venus Transit xảy ra năm 1769, th́ họ gặp phải một trở ngại, đó là "hiệu ứng giọt đen" (black drop effect).

Cụ thể, khi sao Kim bắt đầu đi vào và sau khi đi ra Mặt trời th́ “hiệu ứng giọt đen” xảy ra. Lúc này, dải tối – nối phần đen của bóng sao Kim với phần đen của bầu trời nền bên ngoài ŕa Mặt trời – bị kéo giăn ra, sau đó dải tối này biến mất và điều này làm cho “độ chính xác” của việc đo đơn vị thiên văn theo phương pháp của ông Halley “mất chính xác”.

Trong ảnh trên là phác thảo những ǵ đang xảy ra nêu trên do các quan sát viên và thuyền trưởng James Cook (1728-1779) nh́n thấy qua kính thiên văn trong chuyến thám hiểm của ông tới ḥn đảo Tahiti ở nam Thái B́nh Dương. Lúc đó, ông Cook tính khoảng cách trung b́nh Mặt trời – Trái đất là 95 x 106 dặm, trong khi thực tế hiện nay đo được 93 x 106 dặm.


Một thế kỷ sau đó, giới thiên văn học và người dân biết đến nhiều hơn hiện tượng thiên văn Venus Transit. Trong ảnh là trang b́a của tạp chí nổi tiếng Harper’s Weekly phát hành vào năm 1883, cho thấy trẻ em trên đường phố đang chia sẻ một mảnh kính mờ để xem Venus Transit xảy ra vào năm 1882.


Nhà thiên văn học nổi tiếng người Mỹ Simon Newcomb (1835-1909), làm việc tại Đài quan sát hải quân Mỹ rất quan tâm nghiên cứu hiện tượng Venus Transit xảy ra năm 1882.


Quá tŕnh xảy ra Venus Transit được chụp lại khi ngành nhiếp ảnh ra đời thay v́ chỉ là những bản phác thảo so với thời trước. Trong ảnh là bức ảnh chụp Venus Transit năm 1882 bởi nhà thiên văn học David Peck Todd (1855-1939) làm việc tại Đài Quan sát Lick, bang California (Mỹ).


Và ngày nay, giới thiên văn học sáng chế ra những công cụ thiên văn tiên tiến để xem những hiện tượng thiên văn kỳ thú trong vũ trụ, trong đó có hiện tượng Venus Transit. Trong ảnh là vệ tinh Trace của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) chụp được Venus Transit xảy ra năm 2004.

Trong dịp xảy ra Venus Transit hôm nay, các nhà thiên văn học thử nghiệm dùng Mặt trăng làm gương phản chiếu cho kính viễn vọng không gian Hubble để quan sát Venus Transit do kính Hubble không thể xem trực tiếp hiện tượng này.


Theo Vietnamnet
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	sao-12-1.JPG
Views:	4
Size:	37.8 KB
ID:	386277
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:26.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07671 seconds with 14 queries