Dưới đây là nội dung bài viết của Juliette Elfick:
Rất dễ nhận ra sự vắng bóng của người nước ngoài trên các tuyến xe buýt của Hà Nội. Nhưng đối với tôi đó là một cách tuyệt vời để cảm nhận một phần của cuộc sống hàng ngày tại Hà Nội từ trên cao, với giá rẻ bất ngờ (3.000 đồng, hoặc khoảng 0.14 USD). Những chiếc xe buýt này hoạt động khá đáng tin cậy, và được trang bị hệ thống điều hòa không khí rất tốt trong cái nóng mùa hè.
Tất nhiên là chúng cũng có không ít điều để phàn nàn, như việc một số tài xế không chịu dừng hẳn tại bến mà chỉ đi chậm lại, một số xe buýt khá bẩn và chật chội vào giờ cao điểm. Tuy vậy, khi so sánh với các phương tiện giao thông khác thì nó thật sự không phải là tệ.
Tôi thường đi xe buýt một mình, đôi khi là với đứa con trai ba tuổi. Điều này trở thành một thú tiêu khiển khi tôi nhận ra sự dễ dàng trong việc đi lại bằng xe buýt.
Đôi khi lại có thông tin về việc các phụ xe và tài xế xe buýt đánh hành khách, hoặc đoạn clip ghi trên Youtube ghi hình cảnh sát giao thông Việt Nam bám vào đầu chiếc xe đang lao vun vút lan truyền truyền với tốc độ. Điều này khiến nhiều người nước ngoài phát hãi khi nghĩ đến xe buýt ở Việt Nam.
|
Người nước ngoài khiếp hãi nhìn những hình ảnh như thế này ở Việt Nam.
|
Vì sao tội lại lựa chọn xe buýt? Đó là một câu chuyện dài.
Nhiều người nước ngoài mà tôi biết, sống ở quận Tây Hồ (cách khu Phố cổ khoảng 10 phút lái xe) thường có xế hộp riêng. Một số người khác không có ô tô riêng thì mua xe máy hoặc đi loại “taxi 2 bánh” gọi là xe ôm hoặc. Tôi nằm trong số đó.
Nhưng sau biết rằng nhiều tài xế xe ôm thường say rượu, thậm chí là vào lúc 10 giờ sáng, cũng như chứng kiến rất nhiều hành vi lái xe điên và nhìn thấy các số liệu thống kê tử vong đường bộ tại Việt Nam, tôi quyết định tránh xa các loại phương tiện 2 bánh.
Thế thì chỉ còn taxi mà thôi. Phương tiện này cũng thật sự an toàn với đứa con trai nhỏ của tôi. Nhưng mà đơn giá taxi cứ tăng thêm hàng tuần và gây nên gánh nặng về tài chính, mà chúng tôi lại không liều mạng đến mức di chuyển bằng… chân (vì thời tiết rất nóng, vỉa hè chật hẹp, tình trạng xe điên, và các điểm muốn đến nằm ờ khá xa). Phải tìm một phương tiện khác.
Cuối cùng, tôi đã có quyết định được nhiều người coi là dũng cảm: đi xe buýt.
Tôi đã ngạc nhiên khi khám phá ra rằng tuyến gần nhà tôi được trang những chiếc bị xe buýt khá hiện đại và tiện nghi. Nhưng đó chỉ là một ngoại lệ đặc biệt. Ở các tuyến khác hầu hết là các xe cũ hơn, bẩn hơn và đông đúc hơn.
Nhưng rõ ràng những ưu thế của xe buýt là không thể phủ nhận như được ngồi cao hơn để quan sát toàn cảnh đám tắc đường cũng như “bắt nạt” các phương tiện khác để di chuyển nhanh hơn qua đám đông.
Một điều kỳ lạ khác là sự yên tĩnh trên những chiếc xe buýt trái ngược hoàn toàn với vẻ ồn ào vốn có của Hà Nội.
Tại Hà Nội, lỗ tai bạn có thể bị tra tấn bởi đủ thứ tiếng ồn từ các công trình xây dựng tiếng ồn, phương tiện giao thông, karaoke, chó sủa, gà gáy, những cuộc trò chuyện qua điện thoại di động có âm lượng lớn như la hét trên đường phố.
Tuy nhiên, khi ở trên xe buýt, không ai nói chuyện với người bên cạnh hoặc qua điện thoại, không có tiếng ồn từ tai nghe, thậm chí là các nhóm học sinh vốn rất sôi nổi và ồn ào tại trạm xe buýt nhưng cũng trầm lặng lạ thường khi lên xe buýt.
Cánh ứng xử này có vẻ trái ngược với phong cách thường thấy ở Hà Nội. Tôi đã hỏi một người bạn Hà Nội về thói quen yên lặng trên xe buýt và cô đã bối rối không thể đưa ra câu trả lời về vấn đề này.
Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là chiếc loa của xe buýt, do tài xế toàn quyền kiểm soát. Đôi khi chúng được mở những bản nhạc ballad lãng mạn hoặc K-pop to đến inh tai nhức óc.
Khi ở trên xe, hành khách phải ngồi hoặc đứng theo sự điều hành của phụ xe, và đôi khi họ yêu cầu hành khách thay đổi chỗ ngồi mà không có lý do rõ ràng nào. Tôi thường thực hiện đúng các quy định mà phụ xe yêu cầu, dù đôi lúc cảm thấy khá khó chịu.
Một trong các lý do khiến tôi sử dụng phương tiện giao thông công cộng là vấn đề ô nhiễm. Với sự phát triển nhanh chóng, Hà Nội gần đây đã trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất ở châu Á, mà nguyên nhân chính được cho là do các phương tiện giao thông.
Khi tôi đến thăm Hà Nội vào năm 1996, nó vẫn là một thành phố của xe đạp. Giờ thì nó đã trở thành một thành phố của xe máy. Bên cạnh đó, số lượng ô tô cũng tăng nhanh chóng mặt. Tình trạng ùn tắc giao thông đang trở nên ngày càng tệ hơn.
Ngoài hệ thống xe buýt, hiện nay ở Hà Nội không có phương tiện giao thông công cộng nào khác chịu đựng được gánh nặng của sự gia tăng dân số. Nhiều người bạn của tôi đã rời bỏ các thành phố châu Á vì ô nhiễm và tình trạng giao thông quá tải. Sẽ thật là đáng buồn nếu điều tương tự xảy ra với Hà Nội.
Có lẽ, ngày nào còn ở lại Hà Nội, tôi vẫn sẽ còn đi xe buýt, để được bon chen với các hành khách khác và cảm nhận một chút gì đó rất khó tả của cuộc sống của người Hà Nội.
Văn Hòa (theo Telegraph.co.uk)