Trong vòng một vài tháng, bạn đã gần như trở thành người đi tiên phong về giới thiệu ẩm thực Việt nam ở CH Séc. Bạn viết bài, dạy nấu ăn, hướng dẫn ăn ở đâu, và làm thế nào để ăn ngon. Tại sao bạn lại bắt đầu với chuyện ẩm thực vậy ?
Cùng với bạn Nguyễn Mai Hương, chúng tôi lập Blog kể từ khi chúng tôi học đại học và sinh sống ở Praha. Hai chúng tôi đều thích nấu nướng. Thật trùng hợp, khoảng một năm trước đó cả hai chúng tôi tham gia Tối ẩm thực của Diễn đàn Di dân và cùng tham gia hướng dẫn nấu ăn ở đó. Cả hai chúng tôi rất thích công việc này.
Tác giả: Martin Křížková
Ngày 30 tháng 4 năm 2012
Ảnh: Jakub Bukáček
Trịnh Thùy Dương là đồng tác giả Blog phổ biến về ẩm thực Việt Nam, cô tổ chức các khóa học nấu ăn và hướng dẫn những người quan tâm đến ẩm thực Việt Nam tại TTTM Sapa. Cô đã ở Cộng hòa Séc mười sáu năm và đang thử sống ở đây như đang sống ở quê hương của mình.
Chúng tôi thấy nhiều người ở đây quan tâm đến ẩm thực Việt Nam, và nếu phải hướng dẫn và giải thích cho từng người một thì sẽ rất mất thì giờ và vất vả, vì vậy chúng tôi quyết định lập Blog mang tên Viet Food Friends - Những người bạn ẩm thực Việt. Blog hướng về những người Séc thích và quan tâm đến ẩm thực Việt Nam. Ở đó có những bài viết về ẩm thực nói chung và cả các hướng dẫn, cũng như các công thức nấu ăn, các bài viết về các nhà hàng, quán ăn Việt nam, từ điển món ăn Việt để người Séc có thể giao tiếp tốt hơn với ẩm thực Việt Nam khi gặp các chủ quán, nhà hàng không biết tốt tiếng Séc.
Các bạn đã làm công việc này bao lâu?
Chúng tôi làm Blog và tổ chức các khóa dạy nấu ăn hơn một năm rưỡi. Chúng tôi đã tổ chức được năm khóa học nấu ăn và khóa gần đây nhất là hướng dẫn cách làm món nem. Chúng tôi đã tổ chức tại TTTM Sapa 3 khóa vào mùa thu và 2 khóa vào mùa xuân. Các khóa được tổ chức tại 3 nhà hàng với các món ăn ngon được yêu thích. Chúng tôi giải thích cho học viên các thông tin về nguồn gốc, lịch sử các món ăn. Học viên cũng được hướng dẫn cách chọn và mua thực phẩm trên thị trường. Nhu cầu học vẫn có, nhưng hiện chúng tôi chưa đáp ứng tiếp được, mặc dù rất muốn, vì cả hai đều còn đang đi học và khi có ngày nghỉ cuối tuần, đôi khi chúng tôi cũng muốn về nhà giúp đỡ bố mẹ.
Có những ai đã tham gia các buổi giới thiệu ẩm thực ở Sapa?
Trong số các học viên tham gia chỉ có 1 cô gái lần đầu trong đời nếm các món Việt, còn lại hầu hết đều đã quen với ẩm thực Việt Nam, đã từng đến hoặc ở Việt Nam, nhưng họ ngại đến Sapa một mình. TTTM Sapa là một khu rất lớn nên các vị khách không biết đi đâu, ăn gì. Chúng tôi muốn mọi người nhớ đến không khí ẩm thực trên các đường phố ở Việt nam. Ở Sapa có nhiều món ănViệt Nam mà kể cả ở trong trung tâm thành phố cũng không có hoặc nếu có thì cũng chưa thực là đúng món Việt cho lắm.
Có những ai tham gia học các khóa nấu ăn Việt?
Có đủ từ mọi tầng lớp xã hội. Có những sinh viên thậm chí cả các quản lý của các công ty lớn.
Làm sao mà mọi người biết và đến với các bạn?
Ban đầu chúng tôi có sự giúp đỡ của Ông Cuketka. Ông đã giới thiệu chúng tôi trên blog của ông ấy qua đó mọi người biết về chúng tôi và còn giới thiệu với những người khác.
Các bạn làm quen với với nhà đánh giá ẩm thực, ông Cuketka, trong hoàn cảnh nào?
Năm ngoái nhân có cuộc trò chuyện trực tuyến của ông trên website iHned.cz, mặc dù bỏ lỡ không tham gia, nhưng ngay sau đó tôi đã liên hệ với ông ấy. Tôi hỏi ông ấy có nấu món ăn Việt Nam, có quan tâm đến ẩm thực Việt Nam hay không. Tôi đã gửi cho ấy các bức ảnh chụp từ Tối ẩm thực và giới thiệu chúng tôi là nhưng người rất thích nấu ăn và muốn làm một cái việc gì đó giống như ông ấy đang làm. Ông ấy ngạc nhiên và rất thích. Chúng tôi đã hẹn gặp nhau tại Sapa và chúng tôi đã giới thiệu với ông ấy các quán ăn nhà hàng ở đây. Ông thuyết phục chúng tôi nên làm một điều đó cho công chúng. Ban đầu chúng tôi chỉ muốn viết một blog và thỉnh thoảng tổ chức các khóa học nấu ăn mà thôi.
Việc tham gia các khóa học ẩm thực phải trả tiền chứ?
Vâng. Ban đầu chúng tôi chỉ muốn thu ở mức chỉ đủ để bù chi phí, nhưng ông Cuketka nói với chúng tôi rằng nếu làm một việc gì đó miễn phí, thé nó sẽ sớm làm người ta mệt mỏi và mất dần hứng thú. Do đó chúng tôi có một chút thu nhập. Chúng tôi chỉ coi đó như một phần thưởng nhỏ cho việc sử dụng thời gian rỗi của chúng tôi mà thôi. Điều chắc chắn là chúng ta không thể giàu có từ các khoản thu nhập này.
Ở TTTM Sapa có tất cả bao nhiêu nhà hàng?
Tôi không biết chính xác là bao nhiêu, nhưng chắc chắn là con số hàng. Theo ước đoán của riêng tôi có khoảng 30 nhà hàng, quán ăn. Mọi người ở Sapa đã quen với việc người Séc hoặc người châu Âu đến đó không chỉ để ăn. Tôi đã gặp cũng những khách nói tiếng Anh hoặc cả tiếng Ba Lan. Ngày càng có nhiều đến TTTM Sapa hơn và đó là điều không có gì lạ.
Món Việt nam nào bạn thích nhất?
Tôi rất thích các món ăn Việt. Còn thích nhất món nào thì còn tùy phụ thuộc vào tâm trạng. Tôi thích món phở, nhưng đôi khi thích món cá. Tôi thích các món không được nhiều người biết đến và đôi khi các món đó còn được coi là món ăn của những người nghèo. Ở Việt Nam, cuộc sống trước đây rất khổ. Tôi nhớ khi còn bé, chúng tôi thiếu thốn đủ thứ và cha mẹ không thể mua những thứ đắt tiền, kể cả đồ ăn, thức uống. Bây giờ khi ăn lại những món ăn gắn liền với thời thơ ấu, tôi cảm thấy rất dễ chịu.
Khi đến CH Séc bạn bao nhiêu tuổi?
Lúc đến CH Séc tôi mới có bảy tuổi.
Bạn có làm quen ngay được với món bánh mì hấp ( knedlíky)?
Tôi sang CH Séc vào tháng năm, đến hôm nay chính xác là tròn 16 năm ở đây. Hồi đó, tháng 9 tôi bắt đâu đi học lớp 1 và đương nhiên là đi ăn ở nhà ăn của trường, vì vậy ngày từ nhỏ tôi đã quen với các món ăn của CH Séc. Mẹ tôi vẫn nấu các món ăn Việt Nam. Tuy nhiên vào thời điểm đó không có nhiều cửa hàng bán thực phẩm Việt Nam. Lựa chọn do đó khá hạn chế và mẹ tôi phải nấu với những gì lúc đó có mà thôi. Cách nấu ăn món Việt Nam lúc đó cũng vì thế cũng khá biến tấu. Mỗi gia đình có nấu theo ý mình. Chẳng hạn có người sử dụng ô liu để kho cá, mà cái này hoàn toàn không phải là kiểu nấu truyền thống của ẩm thực Việt Nam.
Bạn đã học được cách nấu ăn Việt Nam từ cha mẹ?
Cơ bản nấu nướng tôi học từ mẹ, bởi vì hầu hết phụ nữ Việt Nam đều được dạy dỗ để biết nấu ăn và làm việc nhà. Ngày nay truyền thống đó không còn được như trước nữa, nhưng các bạn bè của tôi hầu như ai cũng biết nấu nướng cơ bản. Khi tôi và bạn cùng phòng Mai Hương bắt đầu nấu ăn cùng nhau, chúng tôi đã học hỏi lẫn nhau rất nhiều, bởi vì mỗi gia đình có cách nấu hơi khác nhau đối với cùng thực phẩm hoặc cùng một món ăn. Đó là nét điển hình của ẩm thực Việt Nam. Mỗi vùng, mỗi tỉnh có cách nấu khác nhau và mỗi vùng có một cái gì đó riêng của mình. Những người từ các tỉnh khác có thể học nấu cùng 1 món ăn, nhưng vẫn có một cái gì đó rất riêng, rất tinh tế theo từng địa phương. Ví dụ, các món ăn miền Nam điển hình thường hay thêm vị ngọt đường, các món ăn Thái Lan hay dùng sữa dừa và gia vị với nhiều đường hơn. Miền Bắc nấu thường mặn hơn, ở miền Trung hay nấu cay. Khi tôi và Mai Hương muốn nấu một món gì đó hoàn toàn chưa biết, chúng tôi tìm hướng dẫn trên mạng và rồi cùng nhau nấu cho được.
Nếu mà chúng tôi tự muốn đến khám phá Sapa mà không có bạn đi cùng thì nên đi đâu ăn gì?
Nếu bạn muốn nếm các món ăn truyền thống, tôi khuyên nên đến ăn ở các quán ăn nhỏ. Mỗi quán nấu 1-2 món mà họ chuyên làm. Tuy nhiên các quán ăn nhỏ thường hay „sập sệ“ nên không phải ai cũng thích ăn ở đó. Nếu bạn không câu nệ về chỗ ngồi ăn phải sang và đẹp thì tôi sẽ giới thiệu quán Bánh Cuốn Phương Phương, món ăn hấp dẫn từ gạo với thịt lợn băm và mộc nhĩ. Đây là một trong những món ăn Việt Nam truyền thống sẽ không làm bất cứ thực khách nào thất vọng. Hoặc bạn có thể thưởng thức món bún chả, với thịt lợn nướng than, bún và nước chấm. Có thể bạn sẽ tìm thấy món bún chả trong các quán ăn trong trung tâm thành phố, nhưng chắc không ngon được như ở Sapa.
Liệu có thể tìm thấy các món ăn tương tự tại các chợ Việt nam khác ở đây không?
Tại bất kỳ chợ nào có các doanh nghiệp Việt Nam, ít nhất cũng sẽ có một quán ăn Việt nam. Quán này chủ yếu phục vụ cho người Việt. Một số bạn bè, thương nhân quen dần với món ăn Việt Nam và bắt đầu đi ăn ở đó. Mọi người kháo nhau và rủ nhau đi ăn. Trong hai năm qua, ẩm thực Việt nam ngày càng được biết đến là do ngày càng có nhiều người Séc thích ẩm thực Việt nam.
Vậy tại sao phải đến bây giờ người Séc mới quan tâm đến ẩm thực Việt Nam trong khi người Việt Nam đã ở CH Séc ít nhất hai mươi năm ?
Một thực tế là thế hệ thứ hai hoặc thứ ba của người Việt Nam tại Cộng hòa Séc và những người đã thông thạo tiếng có nhiều bạn bè Séc nên đã giới thiệu họ với các món ăn Việt Nam. Bố mẹ tôi biết tiếng và bạn bè người Séc của bố mẹ tôi rất thích ăn món ăn Việt Nam. Đôi khi họ khẩn khoản mẹ tôi làm món nem vì món nem mẹ tôi làm rất ngon. Nhiều người cùng lứa tuổi với bố mẹ tôi không biết tiếng Séc, cho nên đó là một hạn chế lớn về giao tiếp.
Bạn có thích các món ăn Séc?
Tôi không gặp khó khăn gì khi ăn các món ăn của CH Séc. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nấu các món ăn Séc. Mai Hương và bạn trai thích làm món sở trường là vịt quay với bánh bao, bắp cải đỏ uống với bia đen – Đây là món tuyệt vời của ẩm thực Séc. Nhưng thực tế chúng tôi vẫn hay nấu món ăn Việt Nam nhiều hơn và đó cũng là điều tự nhiên thôi.
Bạn đã sống ở đây 16 năm, bạn cảm thấy mình như là người Séc không?
Tôi không thể nói tôi không bị ảnh hưởng bởi văn hóa Séc và châu Âu, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn thấy mình là người Việt Nam. Nếu một ai đó hỏi tôi là người nước nào, tôi sẽ nói tôi là người Việt nam mang hương vị châu Âu. Bố mẹ đã nuôi dạy chúng tôi theo cách của người Việt nhưng chúng tôi lớn lên và đi học tại Cộng hòa Séc và chúng tôi đã tiếp thu được cái phong cách sống của châu Âu. Tôi nghĩ rằng, tôi sẽ chọn học những điều tốt nhất của cả hai nền văn hóa, có lẽ đó sẽ là điều lý tưởng nhất.
Những người Séc có dễ chấp nhận văn hóa Việt Nam?
Tôi nghĩ điều này sẽ dần dần thay đổi. Giới trẻ ngày nay cởi mở hơn đối với các nền văn hóa khác và họ tôn trọng phong tục của Việt Nam và có nhiều người quan tâm sâu hơn đến Việt nam. Phần lớn tùy thuộc vào nơi bạn sống ở đâu ở Cộng hòa Séc. Ở Dubí, nơi bố mẹ tôi sinh sống, người dân biết rất ít về văn hóa Việt và không để ý lắm. Chúng tôi phải luôn luôn giải thích những gì chúng ta đang làm và tại sao. Khi chúng tôi có tiệc với vài chục khách Việt nam ( chúng tôi có cửa hàng bán thực phẩm và nhà hàng) – Người dân không hiểu tại sao lại mời đông khách như vậy. Ở Praha cộng đồng người Việt và người nước ngoài ở đây nói chung khá lớn cho nên người Séc đã quen và không còn thấy lạ và để ý nữa.
Bạn có cảm thấy CH Séc đã là quê hương, là nhà của bạn chưa?
Tôi cảm thấy song ở đây như ở sống ở quê nhà. Nhưng cũng không có nghĩa hoàn toàn như ở quê nhà. Khi đang ở nước ngoài tôi nói: "Ngày mai tôi về nhà", điều đó có nghĩa là tôi sẽ về nhà chúng tôi ở Dubí nơi tôi có bố có mẹ, nhưng tôi hoàn toàn không thể nói rằng, nơi đó là quê hương của tôi. Tôi vẫn cảm thấy một kết nối với Việt Nam, nơi tôi có gốc rễ ở đó, và chắc chắn tôi không muốn để mất nó. Nếu sau này có con cái tôi sẽ dạy dỗ cho chúng biết về tổ tiên gốc gác.
Trong thực tế, đôi khi tôi cảm thấy Cộng hòa Séc thực sự là quê hương thứ hai của tôi và tôi hoàn toàn chấp nhận nó, nhưng sau đó tôi gặp một ai đó và người đó nói với tôi: "Đây không phải là quê hương của cô, cô chỉ là một người nước ngoài," hoặc "Cô chỉ đang ăn đậu, ở nhờ, đừng có coi đây là nhà cô mà muốn làm gì thì làm". Lúc đó cảm giác muốn coi đây là quê hương biến mất hẳn. Mặt khác, tôi cũng không thể nói tôi là người Séc, bởi vì người Séc và tổ tiên của họ, những người tạo ra một nền văn hóa Séc, một nước Séc, có một vị thế khác hẳn tôi. Tổ tiên của tôi không sống ở đây và tôi chỉ là thế hệ đầu tiên hoặc thế hệ thứ hai, hiện mới chỉ bắt đầu sống hoặc muốn làm một cái gì đó cho đất nước này. /.
Trịnh Thùy Dương (23 tuổi) đến từ miền Bắc Việt Nam, bảy năm sống cùng với bố mẹ ở Dubí. Hiện đang học tại Khoa quan hệ quốc tế ở Praha, chuyên ngành kinh doanh và luật. Cùng với người bạn là Nguyễn Mai Hương Nguyễn (24 tuổi) lập Viet Food Friends, dạy các khóa học nấu ăn và ăn uống, tổ chức các giao lưu ẩm thực tại TTTM Sapa Praha.
Bài viết đã được viết trong khuôn khổ Dự án hòa thuận láng giềng, Dự án Séc - Việt dự án không chỉ cho quận Libuš Praha. Dự án được tài trợ bởi chương trình tổng quát Đoàn kết và quản lý các dòng di cư.
Biên dịch: Kỹ sư Doãn Dân
Nguồn: Klub Hanoi/Vietmedia