Ngày 10 tháng 7, 2012, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton đặt chân xuống Hà Nội sau Bộ Trưởng Quốc Pḥng Leon Panetta tṛm trèm hơn một tháng. Trong ṿng một thời gian ngắn, hai cánh tay đắc lực của Tổng Thống Obama đến Việt Nam.
Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ Leon Panetta ở Cam Ranh. Ảnh China Daily Mail
Giới quan sát chú ư đến phát biểu của bà Clinton ở Hà Nội thật ra lót đường vào Diễn đàn Khu vực ASEAN ARF diễn ra vào ngày 12/7/2012 tại thủ đô Phnom Pênh; trọng điểm của diễn đàn này vẫn là hồ sơ biển Đông. Phnôm Pênh là nơi cách đây 10 năm, 10 nước Asean và Trung Quốc đă kư kết Bản Tuyên Bố Ứng Xử Của Các Bên Ở Biển Nam Trung Hoa gọi tắt là DOC.
Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton đến Hà Nội trước để “tham khảo” hay “thăm ḍ” quan điểm của Hà Nội về hồ sơ biển Đông, (và có thể là của Bắc Kinh) khi đối mặt với Bắc Kinh ở Phnom Pênh. Ngày 8/7/2012, Hun Sen, thủ tướng Campuchia tuyên bố Campuchia và 10 nước Đông Nam Á đă đồng ư với nhau về Bộ quy tắc Ứng xử cụ thể ở Biển Đông (COC), chỉ c̣n chờ phản ứng của Trung Quốc. Bà Clinton đến Phnom Pênh để nghe phản ứng của Trung Quốc. Từ phản ứng này, người ta chờ đợi Thượng Viện Hoa Kỳ sẽ có thái độ đối với UNCLOS.
Đề cập đến hồ sơ biển Đông, xin nhắc lại, ngày mùng 4 tháng 6, 2012 Bộ Trưởng Quốc Pḥng Leon Panetta đă đứng ở Cam Ranh, một sự kiện quân sự lịch sử của ông Panetta ở Á Châu đúng vào dịp nhiệt lượng và mồ hôi tưng bừng đổ trên các sân cỏ quốc tế Âu Châu. V́ sao ông đến Cam Ranh?
Cam Ranh và biển Đông
Dù quyết định đóng lại quá khứ chiến trường xưa, đối với Bộ Trưởng Quốc Pḥng Leon Panetta, người có nhiệm vụ mở chương mới học thuyết quân sự thế kỷ 21 do các nhà chiến lược Bạch Ốc-Ngũ Giác Đài thiết kế; ông bộ trưởng tuyên bố: “Hoa Kỳ c̣n muốn tăng thêm số các cuộc tập trận, thăm hải cảng các nước và quan trọng nhất, là phát triển mạng lưới đối tác trong khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương; Việc bố trí lại lực lượng đó được coi là phương án hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng tiến công của Thủy quân Lục chiến Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương, phù hợp với chiến lược quốc pḥng mới của Hoa Kỳ tập trung nhiều hơn vào khu vực Châu Á (RFI 30/4/2012)...
Mở đầu cho chiến dịch trở lại Châu Á Thái B́nh Dương, chọn biển Đông làm thao trường hải quân rất lư tưởng cho chiến trường biển cả. Nó vừa là “điểm” triển khai học thuyết quân sự thế kỷ 21, vừa là nơi thao diễn cuộc “đối đầu hải quân giới hạn”, nơi tập trận hoàn hảo, lại tận dụng được các nhu cầu tranh chấp biển, đảo... Lợi thế đôi đàng, ông Panetta hùng dũng trở lại Đông Nam Á. Trong các cuộc tiếp xúc với Việt Nam, ông c̣n “yêu cầu cho hải quân Mỹ được tăng cường tiếp cận hải cảng Cam Ranh, một trong các cảng nước sâu có vị trí địa lư-chiến lược thuận lợi nhất khu vực”. (BBC 4/6/2012)
Từ trước đến nay, chiến hạm quốc tế liên tục cập bến Hải Pḥng, Đà Nẵng, Sàigon, lâu nay quên Cam Ranh. Hóa ra Cam Ranh quan trọng đến nỗi ông Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ phải thân chinh đến tận nơi. Giả sử như yêu cầu của ông Panetta - Hà Nội thuận theo chiều gió; lịch sử một lần nữa, lập lại với một h́nh thái khác, nghĩa là tôi sẽ đến và sẽ đi lặng lẽ, không xây dựng căn cứ kiên cố như thời chiến tranh lạnh! Cam Ranh thời nay sẽ là một căn cứ nổi cho chiến hạm, tàu ngầm, và trọng pháo, khi nào thuận tiện th́ ghé.
Lọt thỏm vào tận bên trong biển Tây Thái B́nh Dương, biển Nam Hải rộng khoảng 3.5 triệu km2, bấy lâu nay Beijing gân cổ vẽ ra đường lưỡi ḅ 9 đoạn, xếp biển Đông Việt Nam vào chung với Nam Hải. Ngặt một nỗi, ai là “cơ quan chủ quản” chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh con đường đi ngang qua biển Đông? Beijing đ̣i làm chủ! Chiều theo ư Beijing tại Đối thoại Shangri-La, Hà Nội ăn theo: “Không nên làm phức tạp thêm t́nh h́nh, nguyên trạng như thế nào th́ cứ giữ nó như thế ấy”.
Câu tuyên bố này lúc bấy giờ hơi tối nghĩa, nguyên trạng có nghĩa là đoàn thương thuyền xưa nay di chuyển như thế nào th́ cứ như thế ấy, an ninh của nó xưa nay do chúng tôi trách nhiệm th́ cứ để trách nhiệm ấy cho chúng tôi! Vả lại, mỗi năm nó vẫn mang lại cho anh hơn một ngàn tỉ đô la! Đây là đoàn thương thuyền tự do quốc tế vốn theo truyền thống luật biển quốc tế, đời nào Washington chịu sự o ép của bất cứ thế lực nào. Cớ sự bắt đầu từ đây!
Theo Bộ Trưởng Quốc Pḥng Leon Panetta, vấn đề không phải là lợi tức 1,200 tỉ; vấn đề là Trung Quốc, một nước lớn trong vùng không đảm nhiệm đúng vai tṛ là cường quốc dung ḥa lại c̣n biểu lộ tham vọng bá quyền. Hoa Kỳ cần phải gởi một thông điệp cho Trung Quốc biết rằng: “Tuy đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn về kinh tế, nhưng Hoa Kỳ vẫn là cường quốc duy nhất trên thế giới, không có nước thứ hai tương đương, hoặc có thể thay thế Mỹ tại Châu Á và trên thế giới”, theo lời Ngoại Trưởng Clinton.
Đối ngoại và học thuyết quân sự thế kỷ
Phát biểu tại Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ, Annapolis, Maryland hôm 10/04/2012, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Hillary Clinton gởi một thông điệp cho thế giới như sau: “Năm 2012 không phải như năm 1912, khi các bất đồng giữa nước Anh suy tàn và nước Đức đang nổi lên, đă dẫn đến một cuộc xung đột trên thế giới... Chúng ta không t́m kiếm kẻ thù mới. Trung Quốc ngày nay không phải là Liên Xô. Chúng ta không ở bên bờ vực một cuộc chiến tranh lạnh mới tại Châu Á... Một nước Trung Quốc phồn thịnh th́ tốt cho nước Mỹ và một nước Mỹ phồn thịnh th́ tốt cho Trung Quốc, và sự phồn thịnh của cả hai nước sẽ có lợi cho toàn vùng.”
Năm 2012, đại cường quốc Hoa Kỳ trở lại Châu Á Thái B́nh Dương (sau các trận đại chiến trên biển đảo với đội quân Thiên Hoàng - kết thúc năm 1945); tuy rằng ngày nay Hoa Kỳ không t́m kiếm kẻ thù mới, nhưng cường quốc đang lên ở Châu Á lớn giọng vẽ đường lưỡi ḅ 9 đoạn đ̣i làm ông chủ biển Nam Hải-biển Đông, gia tăng vũ khí hạt nhân, tàu ngầm nguyên tử, chế tạo hàng không mẫu hạm, mon men ra tới Thái B́nh Dương (điển h́nh là vụ Senkaku, đảo quốc Palau...). Vô phúc cho Việt Nam-biển Đông, lọt vào “Một nước Trung Quốc phồn thịnh th́ tốt cho nước Mỹ và một nước Mỹ phồn thịnh th́ tốt cho Trung Quốc, và sự phồn thịnh của cả hai nước sẽ có lợi cho toàn vùng.”
Một biến hóa ngoạn mục mới nhất ở Thái B́nh Dương là cuộc tập trận Rimpac, “Rimpac (the Rim of the Pacific Exercise) là cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất tổ chức hai năm một lần, bắt đầu từ những năm 1970.
Sự kiện hải quân Mỹ và đồng minh tập trận ở Thái B́nh Dương có liên quan ǵ tới chỗ đứng của ông Panetta ở Cam Ranh hay tới biển Đông không? Các cuộc tập trận của Mỹ và đồng minh ở Malacca, Singapore, vịnh Thái Lan, Palawan-Luzon Philippines, biển Đông quá nhỏ so với Rimpac. Nhưng chương một tranh chấp biển đảo ở biển Đông đă sang trang mới với những tranh chấp khai thác dầu khí.
Bàn cờ biển Đông hiện rơ bốn bên giằng co: Trung Quốc + Việt Nam; Phlippines + Mỹ. T́nh h́nh không c̣n nguyên trạng như ư lại c̣n xoay chiều 180%; Beijing tố cáo Hà Nội cố t́nh làm cho t́nh h́nh trở nên phức tạp! Hiểu theo giọng điệu của Beijing, dù tham gia Rimpac với tư cách quan sát, Việt Nam cũng đă làm cho t́nh h́nh phức tạp.
Xét chung về lực lượng các bên ở biển Đông, Trung Quốc có hỏa lực Tam Á; Việt Nam có hỏa lực vũ khí “ảo” (đang cố xin mua vũ khí tái tân trang hỏa lực cũ của VNCH chuẩn bị cuộc chiến trên bộ). Philippines có Subic, Palawan; chiến hạm Mỹ bao trùm ở mũi Singapore (eo biển này rộng khoảng 50 km), Hạm đội 7 liên tục vờn quanh biển Đông; khu vực cửa khẩu Luzon (eo biển Luzon-Cao Hùng rộng khoảng 250km) đang chịu áp lực từ băi cạn Scarborough.
Băi cạn th́ có ǵ quan trọng? Trên hải đồ thế giới, băi cạn h́nh móng ngựa Scarborough (không người ở), cách bờ biển gần nhất của Philippines 203 km, Luzon nằm trong tầm ngắm của Scarborough. Nếu chiến hạm TQ làm chủ được Scarborough sẽ khống chế cửa khẩu Luzon. Bít Luzon, đoàn thương thuyền ứ trong vũng nước biển Đông, con đường hàng hải huyết mạch ngừng trệ.
Báo cáo Panetta
Báo cáo về cuộc hành quân của Bộ Trưởng Panetta lên “Tổng Thống Thái B́nh Dương” Obama kế hoặc chuyển dịch các lực lượng Hải quân, Thủy quân Lục chiến trụ ở các điểm nóng gần như hoàn hảo. Báo cáo c̣n giúp cho các thượng nghị sĩ lưỡng đảng thuyết phục Thượng Viện Hoa Kỳ phê chuẩn Công ước về Luật Biển 1982 (UNCLOS) trong phiên điều trần của Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện và tạo thế mạnh cho Hạ Viện thông qua Nghị quyết Biển Đông H.Res 352. Dưới lăng kính chính trị, toàn cảnh cuộc hành quân của ông Panetta c̣n mang ư nghĩa “dành thời gian chiến lược” cho đảng Dân Chủ mở rộng chiến dịch vận động tái tranh cử nhiệm kỳ hai của Tổng Thống Barrack Obama.
Tuy nhiên, các dự kiến nêu trên sẽ c̣n biến hóa vô lường trong bối cảnh biển Đông tiềm ẩn nhiều bất ngờ. Từng là một cựu sĩ quan t́nh báo trong chiến tranh Việt Nam, ông Panetta thừa biết rằng lịch sử chiến tranh Việt Nam thường gắn liền và đôi khi định đoạt số phận ngai vị tổng thống Hoa Kỳ.
Về phía ḿnh, trước cơn sóng gió mới, Hà Nội, vốn rất giỏi trong việc chuyển áp lực quân sự sang biển Tây Philippines, quốc tế hóa chiến trường cục bộ, và rất giỏi “nhịn nhục” để tính kế bền sâu gốc rễ. Bên cạnh chiến thuật “ngoại giao pháo hạm”, những dấu hiệu “đối lập” về cơ chế thể chế từ trong nội bộ báo hiệu chế độ cộng sản suy tàn chẳng c̣n bao xa. Nguyễn Minh Triết và đương kim Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng từng ngỏ lời xin Mỹ mau chóng công nhận Việt Nam là một quốc gia theo nền kinh tế thị trường để chuẩn bị cho chế độ suy tàn.
Đổi chác
Cách mạng nào cũng phải trải qua cơn “đau đẻ”! Trong bàn cờ bốn bên hiện nay, sóng gió biển Đông có là lá bài lớn để Hà Nội “đổi chác” với chủ nhân Tử Cấm Thành và chủ nhân Bạch Ốc? Lịch sử chiến cuộc Việt Nam một lần nữa có lập lại như cuộc “đổi chác” của TT Thiệu với TT Nixon trong kỳ ông tái tranh cử.
Hà Nội lấy ǵ để “đổi chác”? Lấy biển Đông hay lấy “Đối tác an ninh lên hàng chiến lược” với Mỹ? Những “cái gai” của Mỹ đă cắm sâu vào biển Đông; những áp lực kinh tế, chính trị, quân sự của Trung Quốc đang là lưỡi dao kề cổ. Hà Nội chỉ c̣n nước bán rẻ các lô khai thác dầu khí cho các chủ thầu mới để xác định với thế giới chủ quyền lănh hải, tất nhiên cũng phải chấp nhận đau đớn cái gọi là “xứng đáng trừng phạt” (RFI 05/7/2012) của Trung Quốc v́ đă “làm phức tạp thêm t́nh h́nh”.
Trong các quốc gia Đông Nam Á đang được cả hai đại cường lôi kéo thành đồng minh; Bei Jing ỷ nắm được cái thế “hiểm” và “yếu” của Việt Nam, nắm chắc bộ sậu Hà Nội! Gởi cho McCain một bản danh sách dài, Hà Nội nhắn cho Washington một thông điệp trao đổi t́nh đồng minh cụ thể trước mắt phải là vũ khí. (Y như với Liên Xô 1978)
Nếu Beijing có “đồng chí chiến lược núi liền núi sông liền sông” th́ Hà Nội cũng thừa khôn ngoan để hiểu cái lư sống c̣n của một nước nhỏ. (Tục ngữ VN có câu: Trâu ḅ húc nhau ruồi muỗi chết); Washington có trợ thủ đắc lực Manila dựa vào tính ràng buộc Liên minh 1951, không như Taiwan nằm trong tầm bắn từ lục địa, Manila thừa can đảm đánh cược với Trung Quốc khuấy động mặt trận biển Đông tạo bàn thắng cho Mỹ.
Cách đây hai năm, từ diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La 6/6/2010, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Robert Gates khẳng định: “Mỹ không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp lănh thổ, nhưng phản đối việc sử dụng vũ lực và các hành động ngầm cản quyền tự do lưu thông hàng hải”. Mới đây hơn 4 tháng, đón tiếp nhà lănh đạo tương lai của Trung Quốc Tập Cận B́nh tại Bạch Ốc hôm 14/2/2012 , TT Obama nói: “Việc duy tŕ mối quan hệ mạnh mẽ với Bắc Kinh có tầm quan trọng sống c̣n với Hoa Kỳ.” Đáp lại, ông Tập Cận B́nh nói: “Chúng ta không được để cho các va chạm và khác biệt làm suy yếu những lợi ích lớn hơn về kinh doanh và hợp tác của chúng ta”.
Ông Tập Cận B́nh không nói rơ các va chạm và khác biệt đó ở đâu? Nhưng đối với VN, chắc là ở biển Đông. Như vậy, để duy tŕ mối quan hệ mạnh mẽ với Trung Quốc ở khu vực Châu Á Thái B́nh Dương, Mỹ luôn t́m đủ cách lôi kéo càng nhiều đồng minh ở ĐNA về phía ḿnh càng tốt; Myanma là một điển h́nh, nhưng Mỹ cũng thấy vẫn không “hiểm” và “yếu” như Việt Nam-cái mũi giáo hàng đầu của biển Đông và ĐNA.
Nguồn: Lư Kiến Trúc/ Nguoiviet