Trong khi châu Âu chỉ gói gọn hỗ trợ cho châu Phi vào việc xây dựng các trường học và bệnh viện, Trung Quốc đầu tư hàng tỷ đô la và gia tăng ảnh hưởng ở châu lục này.
Ảnh Xinhua
Hiện thời, Trung Quốc đă là đối tác thương mại quan trọng nhất của châu Phi và thậm chí c̣n quan trọng hơn nữa trong tương lai. Điều này được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào công bố tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) lần thứ 5 tổ chức ở Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh.
Khối lượng thương mại tăng mỗi năm 100%
Khoảng 50 nguyên thủ quốc gia châu Phi đă nhận lời mời đến tham dự FOCAC-5 của Trung Quốc và được nghe Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tŕnh bày kế hoạch tăng cường quan hệ Trung Quốc-châu Phi về kinh tế, chính trị và các vấn đề quốc tế trong ṿng ba năm tới. Kể từ năm 2006 đến nay, Bắc Kinh đă cung cấp cho châu Phi 15 tỷ USD tín dụng ưu đăi và từ nay cho đến năm 2015, sẽ cung cấp thêm nhiều khoản cho vay ưu đăi trị giá 20 tỷ USD cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp chế biến.
Kể từ khi châu Âu và Mỹ sa vào khủng hoảng năm 2009, khối lượng thương mại Trung Quốc - châu Phi đă tăng gấp 3 lần chỉ trong ṿng 3 năm. Tại Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Kinh tế châu Phi, Thủ tướng Ôn Gia Bảo chỉ ra rằng đến tháng 6 năm 2012, Trung Quốc đă đầu tư 45 tỷ USD vào châu Phi, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, khai thác khoáng sản…
Trao đổi kinh tế giữa Trung Quốc và châu Phi đă tăng lên mức kỷ lục trong năm 2011, tương đương với 135,3 tỷ euro. Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu cơ sở hạ tầng và các sản phẩm công nghiệp giá rẻ sang châu Phi.
Ở nhiều nước châu Phi, đầu tư của Trung Quốc đă trở nên quan trọng hơn tiền viện trợ của phương Tây. Người Trung Quốc mang đến những ǵ mà châu Phi cần. Đó là cung cấp tiền cho các hoạt động kinh doanh, ngân sách chính phủ và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tập trung đầu tư hạ tầng cơ sở
Trong khi phương Tây đầu tư chủ yếu vào các trường học, bệnh viện và nước sạch, Trung Quốc tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn.
Cơ sở hạ tầng là quan trọng đối với châu Phi. Một báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Phi năm 2011 kết luận rằng việc thiếu cơ sở hạ tầng đang ngăn cản các nước châu Phi tăng trưởng kinh tế cao hơn. T́nh trạng mất điện kinh niên đă khiến cho các doanh nghiệp châu Phi mất tới 12,5% thời gian sản xuất và khiến cho máy móc chóng hư hỏng. Các nông phẩm bị mục nát trên các cánh đồng v́ không có đường sá để nhanh chóng đến với các thị trường tiêu thụ. Trung Quốc đang đầu tư vào các khu vực này và do đó, đă xây dựng được quan hệ đối tác rất quan trọng.
Mặt trái của đầu tư Trung Quốc
Nhưng cái ǵ cũng có mặt trái của nó. Các khoản đầu tư đắt tiền của Trung Quốc thường để đổi lấy nguyên vật liệu giá rẻ và hàng hoá giá rẻ Trung Quốc lại tràn ngập châu Phi, ngăn cản sự đa dạng hóa của các nền kinh tế châu Phi.
.Ảnh Xinhua.
Mặc dù chính phủ ở Bắc Kinh tuyên bố rằng có tới 85% tổng số nhân viên làm việc cho các công ty Trung Quốc ở châu Phi là người dân địa phương, nhưng làn sóng lao động Trung Quốc ồ ạt tràn vào châu Phi cùng với các dự án đang khiến cho cư dân địa phương vừa phẫn nộ, vừa lo ngại.
Về những lời chỉ trích Trung Quốc chỉ vơ vét nguyên vật liệu và không chịu mua thành phẩm, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho rằng “chính phủ Trung Quốc sẽ nghiêm túc xem xét và sẽ rút kinh nghiệm”.
Trong khi đó, không ít người tỏ ra lo ngại rằng cứ cái đà này, chẳng bao lâu nữa các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ mua đứt một nửa châu Phi với cái giá vô cùng bèo bọt.
Minh Bích (theo Welt.de)