(ĐVO) Tổ chức Human Rights Watch lên án việc quân nổi dậy công khai hành quyết 4 bốn người được cho là ủng hộ Tổng thống Assad ở thành phố Aleppo.
Phạm “tội ác chiến tranh”
Đoạn video được đưa lên mạng cho thấy những người này, trong đó có người được cho là cầm đầu lực lượng dân quân địa phương, đă bị bắt đứng dựa vào tường và bị hành quyết bằng súng AK.
Một thủ lĩnh dân quân ủng hộ chính phủ bị đánh đập trước khi bị
hành quyết tập thể. Ảnh AFP
Human Rights Watch nói với BBC rằng hành động đó có thể coi là tội ác chiến tranh.
Người đứng đầu tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh cũng đă lên án vụ giết người dă man này của phe nổi dậy và gọi đó là "tội phạm".
Nga, một trong những đồng minh thân cận nhất của Syria, nói rằng đoạn video cho thấy t́nh trạng vi phạm nhân quyền của cả hai bên tham chiến. Phe nổi dậy dường như đang kiểm soát phần lớn thành phố Aleppo, bất chấp phía chính phủ nói rằng “quân khủng bố” đă phải chịu những thiệt hại nặng nề và đang bị lực lượng an ninh đánh đuổi.
Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Syria cho biết phe nổi dậy tại Aleppo cũng sở hữu một số vũ khí hạng nặng, trong đó có cả xe tăng.
Nguy cơ biến thành cuộc chiến giáo phái
Trả lời phỏng vấn kênh truyền h́nh Deutsche Welle (Làn sóng Đức) ngày 1/8, tiến sĩ Huda Zein thuộc Trung tâm Trung Cận Đông của Đại học Marburg cảnh báo cuộc chiến Syria đang ngày càng có nguy cơ biến thành một cuộc chiến tranh giáo phái.
Theo Tiến sĩ Huda Zein, nguy cơ này là cao độ không chỉ do những người bản xứ mà c̣n do có nhiều thế lực khu vực và quốc tế đang can thiệp vào Syria. Dưới cái ô “Quân đội Syria Tự do” (FSA) là các nhóm chống đối chính phủ hoạt động riêng rẽ và không thuộc một bộ chỉ huy trung tâm. Đó chính là vấn đề và dẫn đến bạo lực gia tăng nếu chính quyền hiện nay bị lật đổ.
T́nh h́nh hiện nay cực kỳ phức tạp. Trong hàng phe quân nổi dậy vừa có các quân nhân đào ngũ, vừa có dân quân chống chính phủ. Ngoài ra, trong hàng ngũ quân nổi dậy c̣n có nhiều phần tử Hồi giáo cực đoan đến từ nước ngoài muốn lợi dụng t́nh h́nh rối loạn ở Syria để “đục nước, béo c̣”. Do vị trí địa chính trị, Syria đang trở thành một nơi đối đầu giữa các lợi ích khu vực và quốc tế.
Do người Hồi giáo Sunni cầm quyền, Saudi Arabia đang lợi dụng t́nh h́nh hiện nay ở Syria. Nước này đă chủ ư kích động bạo lực ở Syria nhằm lật đổ chế độ Assad do người Alawite, có quan hệ gần gũi với người Hồi giáo Shiite, cầm đầu. Thực ra, đây là một cuộc chiến “ủy thác” với Iran. Saudi Arabia và Qatar c̣n hậu thuẫn cho các nhóm thánh chiến Hồi giáo nước ngoài xâm nhập vào Syria và mưu toan thành lập một nhà nước Hồi giáo hà khắc ở Syria.
Minh Bích (theo Spiegel.de, Deutsche Welle)