Đồn quân sự mới nhất của Trung Quốc ở biển Đông phần lớn chỉ là màn dương oai chính trị và sẽ không nâng cao mối đe dọa có cuộc xung đột vũ trang trong khu vực. Nói thế chẳng là ǵ v́ mối đe dọa đó đă ở mức cao và chắc chắn có thể tệ hơn nữa.
Đảo Phú Lâm (Hoàng Sa). Nguồn ảnh: Xinhua
Giới chức trách Trung Quốc công bố trong tuần này họ sẽ đóng quân trên đảo Phú Lâm [đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa], khoảng 220 dặm (350 km) về phía đông nam đảo Hải Nam. Trung Quốc coi đảo Phú Lâm là thủ đô của khu hành chính mới thành h́nh Tam Sa. Trung Quốc dự tính mở rộng kiểm soát hành chính trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và băi Macclesfield - Quần đảo Trung Sa. Những ḥn đảo này được Trung Quốc cùng năm nước láng giềng tuyên bố có chủ quyền và là nguyên cớ của cuộc tranh chấp trong khu vực.
Tân Hoa Xă nói các đơn vị đồn trú quân sự Tam Sa sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ đảo Phú Lâm, tổ chức cứu trợ thiên tai, hoạt động cứu cấp, và “thực hiện nhiệm vụ quân sự.” Không có thông tin chi tiết về số quân trên đảo hoặc những thông tin quân sự khác.
Đảo Phú Lâm có diện tích nhỏ hơn một dặm vuông (2,6 km vuông). Tại đây có một sân bay nhỏ, bến cảng nhân tạo và dân số thường trú của khoảng 1,100 người. Hầu như tất cả thực phẩm, nước, vật tư phải đưa đến đảo bằng tàu hoặc máy bay.
Chuẩn Đô đốc Mỹ đă nghỉ hưu, ông Mike McDevitt, một tướng chỉ huy nhóm tàu sân bay chiến đấu-với với kinh nghiệm trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), nói thành lập một đơn vị đồn trú trên đảo sẽ không làm thay đổi cân bằng quân sự hay báo hiệu sắp xảy ra chiến sự. Ông nói thêm, bất kỳ hoạt động quân sự đáng kể trong khu vực sẽ bắt đầu từ đảo Hải Nam, nơi Giải phóng Quân (PLA) có căn cứ chính về hải, lục và không quân thay v́ từ đảo Phú Lâm nhỏ bé.
“Đưa đơn vị đến đồn trú trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa hay những nơi khác chỉ là đem quân bỏ đảo, do đó, cái lợi duy nhất chỉ là để treo cờ và nói, ‘Chúng tôi không đùa’,” McDevitt, Giám đốc sở Chính sách Đông Á Bộ Quốc pḥng, và hiện là viện sĩ cấp cao tại Trung tâm Phân tích Hải quân gần Washington, D.C. nhận xét.
Tetsuo Kotani, một chuyên gia về an ninh hàng hải tại Viện Quan hệ Quốc tế của Nhật Bản ở Tokyo, nói rằng Trung Quốc đă kiểm soát quần đẩo Hoàng Sa bằng lực lượng hải quân và các đồn quân nằm rải rác trên nhiều đảo. Ngay cả khi quân đội trên đảo Phú Lâm có được trang bị dụng cụ thám sát hoặc cơ sở pḥng thủ chống tàu chiến, ông Kotani nói, cũng chẳng làm ǵ hơn là trùng lặp với những khả năng TQ đă có.
“Cơ bản, họ chỉ gởi đi một tin nhắn chính trị. Tôi không biết những vai tṛ nào khác binh sĩ tại đảo Phú Lâm có thể thực hiện,” Kotani nói.
Đây có phải là một phần của chiến lược đồng bộ của Bắc Kinh hay là những cương diễn tùy hứng lộn xộn của các Bộ trong chính phủ vẫn là điều chưa rơ ràng. Trong một bản báo cáo phát hành vào tháng Tư, Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, có trụ sở ở Brussels nghĩ rằng sự căng thẳng ở Biển Đông là kết quả của sự phối hợp không đồng bộ của 11 cơ quan cùng có trách nhiệm về an ninh hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
“Một số cơ quan hành động quả quyết để tranh một phần của chiếc bánh ngân sách, trong khi những cơ quan khác, chẳng hạn như chính quyền địa phương, đang tập trung vào việc tăng trưởng kinh tế, khiến họ mở rộng hoạt động vào chuyện tranh chấp trên biển,” bản báo cáo ghi nhận. “Động lực thúc đẩy họ phát sinh từ trong nước nhưng tác động của những hành động của họ ngày càng trở nên quốc tế.”
Thật vậy, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc thành lập huyện Tam Sa vào cuối tháng sáu, dường như để trả đũa Việt Nam đă thông qua Luật Tuyên bố Toàn bộ Hoàng Sa là của Việt Nam. Đă không có đề cập nào đến một đồn quân sự cho đến khi nó được Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc bất ngờ công bố vào tuần này.
Tiềm năng cho các xung đột là có thật.
Phương tiện truyền thông Philippine tuần này đưa tin Trung Quốc đă bắt đầu xây dựng một đường bay tại Đá Subi trong quần đảo Trường Sa. Nơi đó chỉ cách trụ sở hành chánh của vùng Phi Luật Tân tuyên bố chủ quyền 12 dặm (20 km) trên quần đảo Trường Sa — gồm 750 đảo nhỏ, đảo san hô, rạn san hô và băi cát trải rộng trên 175,000 dặm vuông (453,000 km vuông) bằng diện tích của California và Texas cộng lại.
Philippines cho biết một đội 10 tàu nhỏ đánh cá của Trung Quốc được ít nhất hai tàu khu trục hải quân PLA và và tàu tuần tra trên biển hộ tống bắt đầu đánh bắt cá trái phép tại rạn Đá Subi. Sự xúc động vẫn cao trong cả hai nước sau khi Trung Quốc đẩy lùi Phi Luật Tân trong một cuộc đối đầu hồi tháng trước tại Băi cạn Scarborough, và sau khi Trung Quốc đă giẫm nát cố gắng hồi đầu tháng của liên minh ASEAN hầu đưa đến một bộ luật chính thức để giải quyết các tranh chấp lănh thổ.
Cả Việt Nam và Phi Luật Tân đều đă tuyên bố không công nhận thành phố Tam Sa của Trung Quốc.
Hoa Kỳ đang cố gắng đứng ngoài các tranh chấp lănh thổ. Hoa Kỳ nói rằng quan tâm duy nhất của họ là đảm bảo hoạt động của đường biển và thương mại không bị cản trở. Hải quân Mỹ đang trong quá tŕnh chuyển vận 60% tàu chiến tới khu vực châu Á-Thái B́nh Dương để giữ an ninh.
Kotani nói đó là tất cả đang trong t́nh trạng nguy hiểm.
“Sự căng thẳng trong vùng biển Nam Trung Hoa đang ngày càng tăng, và tôi nghĩ nó sẽ tiếp tục. Không quốc gia nào có lư do ǵ để lùi bước ngay lúc này,” ông nói. “Trung Quốc đang tăng cường tư thế quân sự trong vùng biển Nam Trung Hoa và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện tại đây. V́ vậy, khả năng có đụng độ vô t́nh đó dễ dàng leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn.”
Có lẽ đó là thông điệp của việc thành lập đồn quân sự trên đảo Phú Lâm.
Nguồn: DCVOnline