Chủ nghĩa bá quyền và cách ứng xử của Việt Nam - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-04-2012   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,812
Thanks: 11
Thanked 13,484 Times in 10,772 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 179
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Chủ nghĩa bá quyền và cách ứng xử của Việt Nam

Người ta thường nói về “tham vọng bá quyền” của Trung Quốc như một lời cảnh báo đối với thế giới, nhất là với các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Ít người nói với chúng ta rằng tham vọng đó không phải là nguy cơ mà là một thực tế; và ở vị trí nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam cần có sự chuẩn bị và thái độ ứng xử thích hợp.

Việt Nam - nạn nhân khó tránh khỏi

Bá quyền, theo nghĩa chung, được định nghĩa là quốc gia siêu cường duy nhất, mạnh tới mức chi phối tất cả các nước khác trong hệ thống - khu vực nếu là bá quyền khu vực, và thế giới nếu là bá quyền toàn cầu.

Từ trước đến nay, chưa một quốc gia nào trở thành bá quyền toàn cầu. Theo học giả người Mỹ John Mearsheimer, trở ngại chính là “khó khăn trong việc áp đặt quyền lực của ḿnh lên một nước đối thủ nằm ngoài khu vực của ḿnh”. Ví dụ, Mỹ tuy là nước mạnh nhưng không thể khống chế châu Âu theo cách mà Mỹ áp dụng ở châu Mỹ.

Ngoài ra, nếu bị đại dương ngăn cách, các nước thường không có khả năng tấn công chống lại nhau: “Biển rộng là trở ngại lớn, phát sinh ra nhiều vấn đề triển khai lực lượng cho bên tấn công”. Mearsheimer lấy Anh và Mỹ làm ví dụ. Hai nước này chưa bao giờ bị một quốc gia lớn khác xâm lược. Cũng v́ bị đại dương cản bước, mà Mỹ chưa bao giờ xâm lược châu Âu và Đông Bắc Á, c̣n Anh không cố gắng tấn công quân sự vào châu Âu lục địa.

Từ đây, Mearsheimer đưa ra một khẳng định: Cách tốt nhất mà một nước lớn có thể trông đợi là trở thành bá quyền khu vực và kiểm soát các quốc gia kề cận nó, có chung đường biên giới với nó, các quốc gia mà nó có thể tiếp cận dễ dàng bằng đường bộ.

Địa vị của Trung Quốc hiện nay ở châu Á cho thấy đất nước hơn một tỷ dân này đă và đang ở tâm thế trở thành bá quyền khu vực, và sẽ là một thực tế dễ hiểu, dễ lư giải nếu họ muốn chi phối, kiểm soát các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam. Hơn thế nữa, với những đặc thù về địa chính trị, địa kinh tế của ḿnh, Việt Nam không tránh khỏi là đối tượng đặc biệt đáng lưu ư trước mắt bá quyền khu vực.

Trở thành bá quyền - ham muốn cố hữu trong quan hệ quốc tếBá quyền Trung Hoa

Cần phải khẳng định ngay rằng, xu hướng trở thành bá quyền không phải là tham vọng của riêng Trung Quốc. Nó là ham muốn của bất kỳ một nước nào có vai tṛ nhất định khi tham gia vào quan hệ quốc tế (Nga, Pháp, Đức,Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v...)

Từ năm 1933, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế Frederick Schuman đă viết rằng, do không có một cơ quan quyền lực trung ương đứng trên lập ra và thực thi các quy tắc ứng xử trên toàn cầu, nên mỗi quốc gia đều đơn độc, dễ bị tổn thương và do đó buộc phải ích kỷ.

Nước nào cũng phải tự cứu lấy ḿnh. Điều này luôn đúng, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, bởi v́ nếu một quốc gia bị thua thiệt trước mắt th́ rất có thể họ sẽ không tồn tại được lâu dài. Cách tốt nhất để tự cứu là phải trở nên hùng mạnh hơn các nước khác trên nhiều phương diện, không chỉ là quân sự hay kinh tế. Kịch bản lư tưởng là trở thành bá quyền trong hệ thống, nếu không đạt tới phạm vi toàn cầu th́ cũng phải là khu vực.

Thế nên, không có ǵ lạ nếu Trung Quốc muốn thực hiện tham vọng bá quyền ở châu Á ngày nay. Lợi ích của họ càng bành trướng, th́ họ càng có xu hướng vươn tới địa vị bá quyền hơn nữa, để bảo vệ bằng được lợi ích đó.

Không nên đặt câu hỏi tại sao Bắc Kinh luôn muốn mở rộng tầm ảnh hưởng kinh tế - chính trị - quân sự tại khu vực châu Á Thái B́nh Dương. Bởi v́ dù có an toàn đến đâu th́ một nước lớn cũng không cảm thấy đủ về an ninh; và càng lớn mạnh, họ càng cần tăng cường an ninh để duy tŕ địa vị của ḿnh.

Nước lớn ḱm chân nhau, nước nhỏ tận dụng

Cùng với xu hướng khao khát trở thành bá quyền, mỗi nước lớn đều có xu hướng ngăn cản nước lớn khác xâm nhập vào vùng ảnh hưởng của ḿnh. Ví dụ, Mỹ - bá quyền khu vực Tây bán cầu - tất yếu phải t́m cách kiểm soát Trung Quốc - nước đang có tham vọng bá quyền ở châu Á - bởi sợ Trung Quốc xâm phạm vào sân sau của Mỹ.

Hơn nữa, theo John Mearsheimer, “nếu một nước có khả năng làm bá quyền xuất hiện, các nước lớn khác trong khu vực đó sẽ t́m cách kiềm chế”. Từ nhận định đó, ta có thể thấy rằng hai nước lớn khác ở Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc không dễ chấp nhận để Trung Quốc vươn lên địa vị bá quyền khu vực. Áp dụng lư thuyết này, Việt Nam có thể tận dụng quan hệ với các nước lớn trong khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc) và thế giới (Mỹ, Anh, Pháp) để gây rào cản đối với Trung Quốc.

Tất nhiên, điểm cốt yếu là, để chống lại bá quyền, các nước đối tượng của bá quyền không c̣n cách nào khác là phải liên tục nâng cao vị thế của ḿnh trên trường quốc tế, thúc đẩy sự thịnh vượng về kinh tế.

Một điều mà những quốc gia nạn nhân cần đặc biệt lưu ư, là không có sự mặc cả giữa bá quyền và đối tượng của bá quyền. Nói cách khác, tham vọng bá quyền của một nước lớn sẽ không bao giờ dừng lại, chính bởi cái nguyên tắc “tự cứu” nói trên. Nước nhỏ không thể thỏa thuận với nước lớn rằng sự bành trướng của nước lớn sẽ chỉ giới hạn ở một mức độ nào đó để không ảnh hưởng tới nước nhỏ.

Bá quyền luôn không đơn thuần là sức mạnh bạo lực, v́ vậy, để có được bá quyền, không thể thiếu được cách cư xử mang tính đồng thuận, chấp nhận và góp phần, một phần hoặc toàn thể, của những kẻ bị bá quyền.

Và cách ứng xử của Việt Nam

Frederick Schuman viết rằng, trong chính trị quốc tế, Chúa chỉ cứu những ai biết cách tự cứu ḿnh, và để tự cứu, không loại trừ khả năng các nước lập liên minh với nhau. Nước càng yếu thế về kinh tế - quân sự, th́ càng phải phát triển sức mạnh ngoại giao và sự liên kết với các nước khác. Điều tối kỵ là một quốc gia vừa nhỏ yếu vừa bị cô lập trên thế giới.

Như TS. quan hệ quốc tế Vũ Hồng Lâm nhận định, nếu những sức ép mà Trung Quốc gây cho Việt Nam được dư luận quốc tế quan tâm th́ điều đó sẽ khiến Trung Quốc phải cân nhắc hơn trong quan hệ với Việt Nam, nhất là khi Trung Quốc lại luôn muốn tự vẽ ḿnh như một nước lớn thân thiện.

“Trỗi dậy ḥa b́nh”, không gây hấn với các quốc gia khác, dồn mọi nỗ lực vào tăng trưởng kinh tế - đó là h́nh ảnh mà Bắc Kinh ra sức tạo dựng trước thế giới. Trong một bài diễn văn kéo dài hai tiếng rưỡi đồng hồ tại Đại hội Đảng lần thứ 17, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào phát biểu chi tiết về các vấn đề kinh tế, tài chính, công nghiệp, xă hội và môi trường, tuy nhiên hoàn toàn bỏ qua lĩnh vực ngoại giao.

Nhưng trên thực tế, các chính sách kinh tế - đầu tư - thương mại mà Bắc Kinh thi hành tại Đông Nam Á, những đ̣i hỏi vô lư về chủ quyền ở Biển Đông, cùng những tranh căi liên miên về đường biên giới với Nga và Ấn Độ, đă khiến Trung Quốc mang h́nh ảnh của một láng giềng nước lớn, bành trướng và khó chịu.

Việt Nam và các nước trong khu vực không thể trông đợi Trung Quốc sẽ “trỗi dậy ḥa b́nh” như chủ thuyết ngoại giao (chưa bao giờ được công bố) của họ. Cũng vậy, Trung Quốc “khó ḷng tơ tưởng đến việc họ có thể lặng lẽ bước lên vũ đài thế giới mà không gây ra mảy may chú ư nào”. Đó là nhận định của Fareed Zakaria trong cuốn “The Post-American World” (Thế giới hậu Mỹ), có lẽ cũng là điểm mà Việt Nam - nước láng giềng liền kề biên giới Trung Quốc - không nên bỏ qua.

Nguồn: Đoan Trang Blog
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	10
Size:	26.0 KB
ID:	398804
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC7

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 14:58.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07480 seconds with 14 queries