Sáng 3/8 theo giờ Việt Nam, Thượng viện Mỹ đă chính thức thông qua Nghị quyết về t́nh h́nh Biển Đông nhằm thể hiện phản ứng trước những động thái mới đây của Trung Quốc.
Nghị quyết mang số hiệu S.Res.524 do thượng nghị sĩ John Kerry và một số thượng nghị sĩ Mỹ giới thiệu. Ảnh: guardian
Nghị quyết mang số hiệu S.Res.524 khẳng định, Mỹ có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, hoà b́nh và ổn định trong khu vực biển Đông; tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) kư giữa Trung Quốc với ASEAN năm 2002; ủng hộ việc các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lư chặt chẽ.
Nghị quyết cũng kêu gọi các bên liên quan tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động gây phức tạp thêm t́nh h́nh hoặc làm gia tăng khả năng xung đột, bao gồm cả việc đưa người ra những đảo, băi đá, băi cát ngầm hiện không có người ở; ủng hộ việc các bên liên quan thông qua các biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế với tinh thần xây dựng.
Nghị quyết tái khẳng định cam kết của Mỹ hỗ trợ các nước trong khu vực đảm bảo cường thịnh và độc lập, v́ hoà b́nh và ổn định của khu vực; mở rộng và làm sâu sắc hơn các quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh và văn hoá với ASEAN và các quốc gia thành viên; ủng hộ tự do hàng hải, việc duy tŕ hoà b́nh và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm cả những giải pháp hoà b́nh đối với các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Nghị quyết này do thượng nghị sĩ John Kerry và một số thượng nghị sĩ Mỹ (Richard Lugar, John McCain, Jim Webb, James Inhofe và Joe Lieberman) giới thiệu lên Thượng viện.
Trước đó, khi đưa ra nghị quyết này, thượng nghị sĩ Kerry nói rằng, việc ASEAN không đạt được sự đồng thuận để đưa ra tuyên bố chung liên quan tới bộ quy tắc ứng xử tại hội nghị thượng đỉnh Campuchia đă làm tăng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và các láng giềng xung quanh.
"Các tranh chấp này là có thật và trở nên nghiêm trọng hơn. Tôi nghĩ điều ít nhất Thượng viện có thể làm là thể hiện thái độ rơ ràng dứt khoát trong việc ủng hộ các nỗ lực của ASEAN để phát triển một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông", ông Kerry nhấn mạnh.
"Không c̣n nghi ngờ ǵ về việc Mỹ đă cam kết đảm bảo sự hiện diện lâu dài và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác trong khu vực.
Chúng tôi có một lợi ích rơ ràng trong an toàn và hành xử hợp pháp của tất cả mọi người trong hoạt động hàng hải chung của châu Á.
Chúng tôi có lợi ích to lớn trong giải pháp ḥa b́nh cho tất cả các vấn đề ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế và thông qua tiến tŕnh ngoại giao đa phương", ông Kerry khẳng định. "Chúng tôi có những mối quan tâm lớn về tự do hàng hải và tự do thương mại. Đó là những nguyên tắc mà tất cả các nước trong khu vực nên ủng hộ".
Chỉ trích TQ lập đồn trú
Liên quan tới các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 3/8 Mỹ cũng đă lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc lập đồn trú tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở Biển Đông.
"Chúng tôi quan ngại khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và đang theo dơi sát sao các diễn biến”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell tuyên bố.
"Đặc biệt, việc Trung Quốc nâng cấp hành chính với “Tam Sa” và thiết lập đơn vị đồn trú mới ở Biển Đông đă đi ngược lại những nỗ lực ngoại giao hợp tác để giải quyết các bất đồng và gây ra nguy cơ leo thang căng thẳng trong khu vực”, ông nói.
Ông Ventrell c̣n chỉ ra “những tuyên bố đối đầu” và các sự cố xảy ra trong vùng biển. Ông nói. “Mỹ thúc giục tất cả các bên tiến hành các bước để làm dịu căng thẳng”.
Người phát ngôn Ventrell nhắc lại rằng, Mỹ có một lợi ích trong ổn định và “thương mại hợp pháp không bị cản trở” ở Biển Đông.
Ngoài tranh chấp chủ quyền Biển Đông với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc c̣n có tranh chấp với đồng minh của Mỹ là Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Hôm qua (3/8), Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Satoshi Morimoto đă có các cuộc hội đàm tại Washington.
Thái An (theo AP, Huffington Post)