-
Vốn là một trong những cường quốc đang nổi lên ở châu Á nhất là về sức mạnh quốc pḥng, Ấn Độ đang tăng cường phát triển sức mạnh quân sự nhằm đối trọng với đối thủ số một của ḿnh trong khu vực đó là Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, Ấn Độ đă và đang chứng minh cho cả thế giới và đặc biệt là Trung Quốc thấy sự vượt trội trong công nghệ quốc pḥng quân sự của ḿnh bằng việc tự phát triển các hệ thống tên lửa, các loại xe tăng cũng như các loại vũ khí quân sự hiện đại được xếp vào hàng tối tân nhất thế giới.
Sức mạnh tên lửa vượt trội
Ấn Độ với sự hỗ trợ của Nga giờ đây đă trở thành một trong những quốc gia sở hữu công nghệ tên lửa hiện đại nhất trong khu vực châu Á.
Bên cạnh 5 hệ thống tên lửa cốt lơi bao gồm tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi, tên lửa đạn đạo tầm trung Agni, tên lửa đất đối không Akash, tên lửa đất đối không Trishul và tên lửa dẫn đường chống tăng Nag, Ấn Độ đang nỗ lực phát triển thêm nhiều loại tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa mới.
Mới đây nhất, hôm 19/4 vừa qua, Ấn Độ đă tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa liên lục địa cực kỳ tối tân Agni-5, loại tên lửa được cho là “mối đe dọa tiềm tàng” đối với Trung Quốc.
Với việc phóng thử thành công tên lửa Agni-5 này, Ấn Độ có thể tự tin gia nhập “câu lạc bộ” những nước sở hữu công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vốn vẫn chỉ là sân chơi độc quyền của một số ít cường quốc quân sự bao gồm Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc.
Theo đánh giá của các chuyên gia, với tầm bắn 5.000km, loại tên lửa cơ động này được cho là có thể bắn tới hầu hết các khu vực của Trung Quốc, kể cả khu vực bờ biển miền Đông nước này.
Tên lửa này có thể mang đầu đạn hạt nhân nặng tới 1,5 tấn và c̣n có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân để thực hiện nhiệm vụ tấn công. Ngoài ra, Agni-5 c̣n trang bị động cơ tên lửa tích hợp và hệ thống dẫn đường vệ tinh có độ chính xác cao. Tên lửa Agni-5 sử dụng nhiều công nghệ mới, và có chi phí để phát triển lên tới hơn 2,5 tỷ ru-bi (tương đương 480 triệu USD). Tuy nhiên, tên lửa Agni-5 sẽ phải trải qua thêm nhiều cuộc thử nghiệm trước khi được đưa vào sử dụng từ năm 2014 -2015.
Trước đây, Ấn Độ đă từng phát triển thành công hai loại tên lửa Agni-1 và Agni-2, Agni-3 và Agni-4, tuy nhiên những loại tên lửa này chỉ có tầm bắn dưới 3000km. Bởi vậy, với tầm bắn và tính năng vượt trội so với các tên lửa Agni trước đó, Agni-5 trở thành một trong những tên lửa có tầm bắn xa nhất trong kho vũ khí chiến lược của Ấn Độ. Đồng thời, đây cũng là loại tên lửa nhanh nhất của Ấn Độ hiện nay.
Bên cạnh đó, chuyên gia Uday Bhaskar của Ấn Độ c̣n nhận định, việc phát triển tên lửa Agni-5 rất quan trọng bởi nó có thể "vô hiệu hóa mọi mối đe dọa từ Trung Quốc”.
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở việc phát triển tên lửa Agni-5, Ấn Độ c̣n đang bắt tay vào việc thiết kế và phát triển một phiên bản mới thuộc họ Agni là Agni-6. Tên lửa này được cho là sẽ có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm lên đến 10.000 km.
Công nghệ xe tăng tối tân
Không chỉ tự nghiên cứu và phát triển các loại tên lửa tối tân, Ấn Độ c̣n đang đầu tư nguồn lực và công sức để phát triển các loại vũ khí hiện đại khác, trong đó có các loại xe tăng chiến đấu chủ lực.
Ḍng xe tăng mới nhất và hiện đại nhất mà Ấn Độ đang phát triển và thử nghiệm đó là xe tăng Arjun Mark II.Theo đánh giá của giới chuyên gia, nếu thử nghiệm thành công, Arjun Mark II sẽ trở thành một trong những loại xe tăng tối tân nhất thế giới.
Mark II là phiên bản cải tiến của xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun Mark I do Ấn Độ tự sản xuất. Hiện loại biến thể xe tăng mới này vẫn đang trong quá tŕnh thử nghiệm.
Arjun Mark II có khả năng phóng tên lửa chống tăng từ ṇng pháo, có thể xoay 360 độ và có thể hoạt động tác chiến cả ban ngày và ban đêm. Ngoài ra, tháp pháo được trang bị hệ thống cảnh báo bằng laze khi xe tăng bị tên lửa đối phương tấn công. Pháo lắp trên Arjun Mark II có tầm bắn xa hơn. Bên cạnh đó, Arjun Mark II c̣n được tăng cường thêm giáp phản ứng nổ h́nh chữ V ở sườn trước tháp pháo để tăng cường lớp giáp pḥng thủ thụ động chống lại đạn pháo và tên lửa của đối phương.
Xe tăng này được đánh giá là c̣n vượt trội và hoạt động linh hoạt hơn cả xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga. ộ Quốc pḥng Ấn Độ dự kiến sẽ đặt hàng 124 xe tăng loại này nếu nó được thử nghiệm thành công.
Tàu sân bay - tàu ngầm hạt nhân "khủng"
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đang phát triển và lên kế hoạch thử nghiệm chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên do ḿnh tự chế tạo.
Con tàu mang tên INS Arihant (kẻ hủy diệt quân thù) này nặng 6.000 tấn được Ấn Độ tiết lộ năm 2009 và nó sẽ được vũ trang bằng các thủy lôi và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Arihant chạy bằng ḷ phản ứng hạt nhân 85megawatt, có thể đạt vận tốc 44 km/h.
Trước đó, hồi tháng 4 năm nay, Hải quân Ấn Độ đă đưa vào biên chế một tàu ngầm hạt nhân thuê của Nga, qua đó cùng với Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Anh và Nga trở thành nhóm những nước tiên phong có các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đang dần hoàn tất việc thử nghiệm và triển khai tàu sân bay đầu tiên mang tên Vikrant và đang chuẩn bị bắt tay vào phát triển tàu sân bay tự chế thứ hai của ḿnh. Hiện Ấn Độ cũng là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có sở hữu tàu sân bay.
Với những bước tiến và nỗi lực không ngừng nghỉ, nền công nghiệp quốc pḥng của Ấn Độ rơ ràng đang có những bước tiến vượt bậc, khiến thế giới phải kinh ngạc, đặc biệt là Trung Quốc. Không chỉ tự chế tạo được các loại vũ khí hiện đại cho quân đội của ḿnh, Ấn Độ c̣n là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Điều này cho thấy, Ấn Độ đang rất nỗ lực đầu tư để tăng cường sức mạnh quân sự của ḿnh với tham vọng trở thành một cường quốc quân sự trong khu vực.
Việt Nguyễn - (tổng hợp)
theo vnm