Chuyện t́nh của cố Bộ trưởng Đoàn Trọng Truyến và tiểu thư đài các Huế - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-23-2012   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 142,998
Thanks: 11
Thanked 13,363 Times in 10,672 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 177
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Chuyện t́nh của cố Bộ trưởng Đoàn Trọng Truyến và tiểu thư đài các Huế

Năm 1993, khi làm lễ kỷ niệm đám cưới vàng sau 50 năm chung sống, được nghe lại bản “Serenade” của Schubert, Bộ trưởng Đoàn Trọng Truyến đă ôm người vợ hiền của ḿnh vào ḷng, cố giấu đi những giọt nước mắt xúc động.

Cái lần đầu tiên kéo violon để tỏ t́nh với bà bằng bản “serenade” bất hủ ấy, ông mới 17 tuổi; khi đám cưới vàng diễn ra, ngồi bên cạnh vợ, ông đă là một ông lăo 72, nhưng ông vẫn thấy ḷng ḿnh vẹn nguyên cảm xúc như thời trai trẻ.

Với ông, bản “serenade” mà nhờ đó ông đă có được t́nh yêu của bà, là bản nhạc định mệnh của cả đời ông - bản nhạc đă đưa ông đến với mọi điều tốt đẹp nhất mà ông có được trong cuộc đời ḿnh.

Lời tỏ t́nh lặng lẽ

Có nhiều điều mà một nhà báo như tôi có thể nói khi viết về cuộc đời cố GS - NGND Đoàn Trọng Truyến, nguyên Bộ trưởng, Tổng Thư kư Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ nhiệm Văn pḥng Hội đồng Bộ trưởng:

Ông là một nhà khoa học, một nhà chính trị và là cha đẻ của nguyên Bộ trưởng Văn pḥng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao… Nhưng trong bài viết này, tôi chỉ xin được viết về câu chuyện t́nh của vợ chồng ông, câu chuyện t́nh khiến một kẻ hậu thế như tôi sau khi nghe xong vẫn chưa nguôi được nỗi xúc động.

Bộ trưởng Đoàn Trọng Truyến sinh năm 1922, trong một gia đ́nh nhà Nho xứ Huế. Nhà nghèo nhưng thông minh, hiếu học, người thanh niên Đoàn Trọng Truyến là một trong những học sinh xuất sắc của trường Quốc học Huế.

Gia đ́nh hạnh phúc của cố Bộ trưởng Đoàn Trọng Truyến.

Thấy ông nhà nghèo, nhưng học hỏi, có chí, kỹ sư cầu đường Nguyễn Văn Kiểm đă mời ông về làm gia sư cho người cháu gái Nguyễn Thị Kim Sa. Bà Kim Sa vốn là con gái một gia đ́nh khá giả ở nông thôn. Bà được người chú ruột Nguyễn Văn Kiểm yêu quư, nhận làm con nuôi, cho ra học tại trường Đồng Khánh.

Ngày trẻ, Đoàn Trọng Truyến gầy guộc, đen nhẻm và có biệt danh là “Truyến đen”. Nhưng trí tuệ của ông và nghị lực phi thường của cậu học tṛ nghèo vượt khó trong ông đă khiến ông lọt vào mắt xanh cô tiểu thư Nguyễn Thị Kim Sa.

Trước ông, có nhiều chàng trai kiểu “công tử con nhà” đến làm quen với bà. Nhưng bà đều chê, v́ họ giàu nhưng “học dốt”. Chỉ có người “thầy” dạy bà học mỗi tối là khiến cho cô nữ sinh Đồng Khánh ngày ấy xao xuyến, nhất là khi bà thỉnh thoảng bắt gặp ánh mắt lạ lùng ông dành cho bà.

Hồi đó, Đoàn Trọng Truyến đă thầm thương trộm nhớ cô học tṛ nhỏ của ḿnh. “T́nh trong như đă, mặt ngoài c̣n e…”, có lần v́ muốn bày tỏ t́nh cảm, ông đă thu hết can đảm…đá chân bà dưới gầm bàn. Lúc bắt gặp đôi má ửng hồng của bà, là lúc ông hiểu rằng t́nh yêu của ḿnh đă được đáp lại.

Ông bà mến nhau giữa cái thời quan niệm lễ giáo phong kiến c̣n rất ngặt nghèo, chẳng thể hẹn nhau đi chơi chung, cũng chẳng dám mạnh dạn bày tỏ t́nh yêu như trai gái bây giờ. Một buổi tối sau giờ học, ông đă kéo đàn violon cho bà nghe bản nhạc “Serenade” bất hủ của thiên tài Schubert.

Khi chơi bản “Serenade” ấy, ông chẳng nói một lời nào, nhưng ánh mắt ông nh́n bà khiến bà hiểu tất cả. Bản nhạc đó là lời tỏ t́nh chính thức của ông dành cho người con gái trong mộng của ḿnh. Bản nhạc đó đă giúp Đoàn Trọng Truyến hoàn toàn chinh phục cô tiểu thư trường Đồng Khánh.

Sau bài hát đó, ông bà đă cùng nhau hẹn ước sẽ nên duyên vợ chồng. Nhưng lời ước hẹn đó, phải đến 5 năm sau - năm 1943, mới thành hiện thực.

Cũng kể từ đó cho đến những năm tháng sau này, xuyên suốt chặng đường t́nh yêu suốt 60 năm của ông bà, luôn có dấu ấn của những giai điệu ngọt ngào trong bản bản “serenade” định mệnh.

Sau này, khi đă nên vợ nên chồng, ông bà đă có một tuần trăng mật đẹp như mơ ở Đà Lạt. Những ngày trăng mật ấy, ông và bà thường đi dạo quanh hồ Xuân Hương và ngày nào, ở xứ Đà Lạt thơ mộng đó, bà cũng lặng đi v́ xúc động và hạnh phúc khi nghe ông kéo bản “serenade” đầy kỷ niệm.

Bà rất hay kể cho con cái nghe những kỷ niệm t́nh yêu của ông bà, mà lần nào kể, ánh mắt bà cũng đắm say, hạnh phúc, nên 7 người con của ông bà, người nào cũng cảm thấy có một mối liên hệ kỳ lạ với bản “serenade” - bản nhạc mà nhờ đó, cha mẹ họ đă nên vợ nên chồng, cùng sinh con đẻ cái, tạo dựng ra gia đ́nh họ Đoàn sum vầy con cháu như bây giờ.

Gia đ́nh bà Kim Sa, đặc biệt là cụ Nguyễn Văn Kiểm, tuy giàu có nhưng không bao giờ khinh người nghèo. Cụ là người đặc biệt quư trọng người tài. Biết cậu học tṛ nghèo ham học có t́nh cảm với cháu gái ḿnh, kỹ sư Nguyễn Văn Kiểm đă hết sức vun vào cho t́nh yêu của cháu gái.

Sau khi Đoàn Trọng Truyến học xong trường Quốc học Huế, cụ Nguyễn Văn Kiểm đă bỏ tiền nuôi ông đi học ở trường Nông Lâm Đại học đường. Trong suốt 5 năm ông đi học, một ḿnh ở lại xứ Huế thần kinh, bà vẫn một ḷng chờ đợi ông.

Những năm tháng học ở Hà Nội, để động viên bà, ông có gửi về Huế cho bà một bức ảnh của ḿnh, mặt sau ghi ḍng chữ bằng tiếng Pháp: “Ḥa nghị lực và ái t́nh, đó là lư tưởng cuộc đời chung hai ta muốn tạo lập”, bức ảnh đó bà giữ bên ḿnh cho đến tận khi về già, thỉnh thoảng lại mang ra khoe với các con các cháu.

Ngày bà về làm dâu nhà ông, mẹ ông là người hạnh phúc nhất. Cụ hạnh phúc v́ có được một người con dâu hiền thảo, là tiểu thư nhà giàu, nhưng không nề hà chuyện làm dâu nhà nghèo. Sau này khi kể cho con cái nghe về bà nội, lúc nào bà cũng rưng rưng cảm động:

“Bà nội là người rất tâm lư và hiện đại. Về làm dâu, mẹ chẳng phải chịu áp lực ǵ. Bà lo mẹ là con nhà giàu, không chịu được khổ, nên chuyện ǵ cũng không cho con dâu làm”.

Có được một người mẹ chồng tâm lư, nhưng bà vẫn là một nàng dâu đảm đang chuyện nữ công gia chánh, vẫn đối nhân xử thế vẹn tṛn. Những món ăn Huế cầu kỳ, những món bánh trái xứ Huế tỉ mẩn, bà đều làm rất khéo, rất ngon mỗi khi nhà có việc. Mẹ chồng bà không bao giờ nói ra, nhưng luôn tự hào về cô con dâu khéo léo, biết trên biết dưới.

Cô tiểu thư xứ Huế trên chặng đường kháng chiến

Khi c̣n sống, GS NGND - cố Bộ trưởng Đoàn Trọng Truyến từng kể rằng người đă giác ngộ ông, đă đưa ông đến với cách mạng chính là nhà thơ Tố Hữu.

Năm 1945, ông tham gia dành chính quyền ở Huế, và được cử là một trong những Ủy viên Hành chính Huế ngay từ những ngày đầu tiên. Tháng 12/1946, sau ngày Bác Hồ kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến, ông xin phép cha mẹ đưa vợ con đi sơ tán.

Ngày chia tay, ông bà hẹn với cha mẹ hai bên 2 năm sau sẽ quay lại, chẳng ngờ rằng sau đó, v́ nhiệm vụ cách mạng của ông, mà cuộc chia ly đó đă trở thành cuộc chia ly dài suốt hai cuộc kháng chiến của dân tộc, dài đến nỗi, 30 năm sau, khi hai miền Nam - Bắc thống nhất, ông mới có cơ hội đưa vợ con về thăm quê hương, vái lạy ông bà, tổ tiên.

Ngày bà theo chồng ra miền Bắc kháng chiến, ngoài người con trai đầu ḷng Đoàn Mạnh Giao, bà c̣n đang thai nghén người con thứ hai. Là con gái nhà giàu, cả đời chưa bao giờ biết đến mưa nắng, vất vả, nhưng khi theo chồng đi kháng chiến, bà đă trải qua đủ khó khăn, vất vả của một người phụ nữ.

Sau khi rời Huế ra Quảng B́nh, ông bà tản cư về Nghệ An. Bà chở dạ trên đường tản cư, sinh con trong một ngôi nhà hoang 4 phía xung quanh đều không có vách. Người con đó sinh trên đất Hưng Nguyên, được bà đặt tên là Đoàn Mạnh Hưng.

Năm 1949, sau khi bà sinh người con thứ 3 ở Thanh Hóa, ông được lệnh rời khu 4, lên nhận nhiệm vụ công tác mới ở chiến khu Việt Bắc. Ông đi trước để kịp làm nhiệm vụ, bà ở lại Thanh Hóa nuôi hai con nhỏ và chờ đến 2 năm sau, khi con cái cứng cáp, bà mới bồng bế con lên Việt Bắc đoàn tụ với chồng.

Có lẽ khi theo chồng từ Huế ra Bắc theo lời kêu gọi kháng chiến của Bác, bà - cô tiểu thư lá ngọc cành vàng xứ Huế - chẳng ngờ được chặng đường ḿnh đi sẽ gian khổ như thế.

Sau này, mỗi lần kể với các con về những ngày một nách ba con đi bộ từ Thanh Hóa lên chiến khu Việt Bắc, bà vẫn ứa nước mắt. Ngày ấy, con trai lớn nhất của bà mới được 6 tuổi, chạy lút cút sau lưng mẹ. Người con trai thứ 2 - mới 4 tuổi, bà thuê một người gánh.

Người con út chưa tṛn 2 tuổi, bà địu sau lưng, phía trước buộc một cái ruột tượng đựng gạo cho cả mấy mẹ con. Suốt chặng đường ấy, bà vừa địu đứa con nhỏ, vừa chăm lo hai đứa lớn, vừa lo chạy sao cho kịp đoàn.

Giữa đường đi, có lúc v́ kiệt sức, hai mẹ con bà đă rơi xuống sông, nhưng may được người trong đoàn vớt lên kịp. Trên quăng đường lên chiến khu lần ấy, con trai lớn của bà - Đoàn Mạnh Giao không may bị căn bệnh sốt rét ác tính, cổ sưng một cục hạch to bằng quá trứng.

Bà tuyệt vọng ôm con trong ḷng, vừa bất lực, vừa đau đớn khi thấy con ḿnh đang mỗi lúc đến gần hơn với thần chết. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ - vị bác sĩ nổi tiếng với công tŕnh nghiên cứu thuốc kư ninh chống sốt rét cũng có mặt trong đoàn.

Lúc bấy giờ Việt Nam chưa có thuốc kư ninh, nhưng may mắn là bác sĩ Đặng Văn Ngữ c̣n giữ một chút bột thuốc kháng sinh penicilin mang từ Nhật Bản về. Nhưng ngày ấy, trên đường lên chiến khu, chẳng lấy đâu ra nước cất để tiêm.

Bác sĩ Đặng Văn Ngữ khi ấy đang nghiên cứu dang dở đề tài tự chưng cất nước cất, đă có một quyết định mạo hiểm: ông quyết định lấy nước suối chưng thành nước cất để ḥa với bột thuốc kháng sinh.

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, bà Kim Sa chẳng c̣n lựa chọn nào khác: hoặc là bà để cho bác sĩ Đặng Văn Ngữ thử cứu con trai ḿnh, hoặc bà sẽ mất con măi măi. Thế là con trai bà trở thành “t́nh nguyện viên” đầu tiên và bất đắc dĩ cho công tŕnh nghiên cứu của bác sĩ Đặng Văn Ngữ.

Có lẽ trời vẫn c̣n thương gia đ́nh bà. Hành động liều lĩnh của bác sĩ Đặng Văn Ngữ trong lúc nguy kịch không thể khác ngày ấy đă cứu mạng người con trai cả của bà – người sau này trở thành Bộ trưởng Văn pḥng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao.

Sau khi được bác sĩ Đặng Văn Ngữ tiêm thuốc, cơn sốt rét ác tính cũng bị xua đi, cục hạch trên cổ con trai bà cũng dần xẹp xuống. Tử thần đă không thể chạm đến được gia đ́nh bà. Sau này mỗi lần nhắc lại, bà vẫn nói với con cháu: nhà chúng ta chịu ơn bác sĩ Đặng Văn Ngữ nhiều lắm.

Bởi nếu không có bác sĩ Đặng Văn Ngữ, có lẽ hạnh phúc của gia đ́nh ông bà bây giờ sẽ không được trọn vẹn; và có lẽ bà cũng không bao giờ có cơ hội nh́n con trai ḿnh lớn lên, trưởng thành, kế bước cha trở thành một chính trị gia có tiếng tăm – một người con luôn khiến bà măn nguyện và tự hào.

C̣n nữa...
Theo Phunutoday
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	C139262_cd283botruonglk.jpg
Views:	6
Size:	6.1 KB
ID:	402292
Old 08-24-2012   #2
simba2007
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
simba2007's Avatar
 
Join Date: Feb 2009
Posts: 2,505
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 18
simba2007 Reputation Uy Tín Level 1
Default

TAO LAO
simba2007_is_offline  
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC6

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 01:47.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08770 seconds with 14 queries