TT - Mỹ sẽ xây dựng một hệ thống rađa cảnh báo mới ở Đông Nam Á với địa điểm được xem xét có thể là Philippines, để phối hợp cùng các hệ thống rađa cảnh báo khác nhằm ngăn chặn mối đe dọa tên lửa từ CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc.
|
Tên lửa phóng đi từ hệ thống THAAD của Cơ quan Pḥng thủ tên lửa Mỹ - Ảnh: Interceptorshield |
Theo báo Wall Street Journal (WSJ), các quan chức Bộ chỉ huy Thái B́nh Dương và Cơ quan Pḥng thủ tên lửa (MDA) đang đánh giá các địa điểm ở Đông Nam Á để đặt hệ thống rađa X-band mới. Dù các cuộc thảo luận đang ở giai đoạn đầu, nhưng Lầu Năm Góc đang nhắm đến Philippines.
X-band là hệ thống rađa phát hiện tên lửa có độ nét cao, được thiết kế đồng bộ với hệ thống tên lửa đánh chặn pḥng thủ tầm cao (THAAD), có khả năng chặn bắt tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, ví dụ như tên lửa Scud, ngay từ trên không. THAAD cũng có thể đánh chặn cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Bloomberg dẫn lời chuyên gia Richard Bitzinger thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore nhận định: “Việc Mỹ di chuyển xuống Đông Nam Á cho thấy Washington muốn hạn chế sức mạnh tên lửa của Trung Quốc”.
Bao trùm châu Á
Hệ thống rađa X-band mới này ở Đông Nam Á, được gọi là lá chắn tên lửa thứ ba của Mỹ ở châu Á, sẽ hợp cùng hai lá chắn tên lửa khác tạo thành một ṿng cung giúp Mỹ cùng các đồng minh khu vực phát hiện và đánh chặn tên lửa bắn đi từ CHDCND Triều Tiên hoặc Trung Quốc một cách dễ dàng và chính xác hơn.
Mỹ hiện đă có một hệ thống rađa X-band ở căn cứ quân sự Shariki tại thành phố Tsugaru, thuộc tỉnh Aomori ở phía bắc Nhật Bản từ năm 2006.
Theo AFP ngày 24-8, chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ Martin Dempsey tiết lộ đă thảo luận với người đồng cấp Nhật Shigeru Iwasaki về kế hoạch thiết lập hệ thống rađa X-band thứ hai tại Nhật.
“Pḥng thủ tên lửa là vấn đề rất quan trọng đối với cả Mỹ và Nhật” - tướng Dempsey khẳng định.
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết đây là thời điểm cần thiết để mở rộng lá chắn tên lửa ở châu Á, một công cụ tối quan trọng trong chiến lược “xoay trục” của Mỹ tại châu Á, khi CHDCND Triều Tiên đang phát triển tên lửa tầm xa, c̣n Trung Quốc lại đang đầu tư dữ dội vào việc sản xuất tên lửa chống tàu sân bay.
Nhật và Mỹ, như nguồn tin của báo WSJ cho biết, đă quyết định không triển khai hệ thống rađa X-band thứ hai này ở Okinawa như dự tính trước đó do lo ngại phản ứng của người dân địa phương.
Yonhap cho biết Bộ Quốc pḥng Mỹ đang xem xét khả năng triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa THAAD và Patriot Advanced Capability (PAC) ở Hàn Quốc. Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đă đưa ra đề xuất này lên Lầu Năm Góc. Báo Korea Times khẳng định chính quyền Seoul rất muốn phát triển một hệ thống pḥng thủ tên lửa quy mô hẹp để ngăn chặn các cuộc tấn công tên lửa từ CHDCND Triều Tiên.
Trước đó một số quan chức Lầu Năm Góc từng tiết lộ Mỹ muốn thiết lập hai lá chắn tên lửa Mỹ - Nhật - Úc và Mỹ - Nhật - Hàn Quốc ở châu Á.
Cùng với ba hệ thống rađa X-band, hải quân Mỹ sẽ tăng số lượng tàu khu trục được trang bị hệ thống tên lửa đánh chặn Aegis từ 26 lên 36 chiếc vào năm 2018. Khoảng 60% số tàu Aegis sẽ được triển khai ở Thái B́nh Dương. Tại châu Á, Mỹ cũng đang sản xuất thêm sáu hệ thống THAAD. Theo báo Asahi, từ tháng 4-2012 Nhật đă triển khai hai tàu khu trục được trang bị hệ thống Aegis đến biển Hoa Đông trước khi CHDCND Triều Tiên phóng vệ tinh lên quỹ đạo. Hải quân Hàn Quốc cũng sở hữu tàu khu trục được trang bị hệ thống Aegis.
Đề pḥng Trung Quốc
Giới quan sát nhận định mục tiêu của Mỹ không phải là CHDCND Triều Tiên mà chính là Trung Quốc. “Trên giấy tờ, chúng tôi tập trung vào CHDCND Triều Tiên, nhưng thực tế chúng tôi chuẩn bị cho mục tiêu xa hơn, đó là Trung Quốc” - WSJ dẫn lời chuyên gia tên lửa Steven Hildreth thuộc Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ khẳng định.
Một quan chức Mỹ nhấn mạnh với hai hệ thống rađa X-band mới, Mỹ đủ sức quan sát Trung Quốc một cách rơ ràng hơn. “Một hệ thống ngăn chặn được tên lửa CHDCND Triều Tiên th́ cũng chặn được tên lửa Trung Quốc” - quan chức này nói.
Tuy nhiên, như báo Washington Post cho biết, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland mới đây đă nhấn mạnh các hệ thống tên lửa của Mỹ ở châu Á là mang tính chất pḥng thủ và không nhắm vào Trung Quốc.
Trung Quốc đến nay không phản ứng trực tiếp với thông tin Mỹ muốn mở rộng lá chắn tên lửa ở châu Á. Nhưng theo Tân Hoa xă, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Bắc Kinh hi vọng Mỹ sẽ xử lư cẩn trọng vấn đề này”. C̣n Bộ Quốc pḥng Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc luôn tin rằng vấn đề chống tên lửa phải được xử lư một cách cẩn trọng”.
Trung Quốc có hàng ngàn tên lửa
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Trung Quốc có 1.000-2.000 tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhắm về Đài Loan và đang phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn hàng ngàn kilômet, đặc biệt là tên lửa chống tàu sân bay. Ngoài ra, Trung Quốc có 200 đầu đạn hạt nhân, trong đó 50 đầu đạn có thể tấn công lănh thổ Mỹ.
RIA Novosti dẫn lời một số chuyên gia vũ khí Nga nh́n nhận hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ đủ sức “trị” tên lửa hạt nhân Trung Quốc. Hệ thống tên lửa Patriot mà Mỹ cung cấp cho Nhật, Hàn Quốc cũng có thể ngăn chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Trung Quốc. |
SƠN HÀ
Tuoitre