Tiếng thoái lưỡng nan của Việt Nam trong mối quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-04-2012   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Tiếng thoái lưỡng nan của Việt Nam trong mối quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
William Choong, Korea Herald/The Strait Times

Trong cuốn sách mới nhất của Hugh White, “Sự lựa chọn của Trung Quốc: Tại sao Mỹ nên chia sẻ quyền lực”, giáo sư Úc lập luận rằng, v́ lợi ích của ḥa b́nh trong khu vực, Hoa Kỳ và Trung Quốc nên chia cắt châu Á ra. Đặc biệt, một cựu quan chức quốc pḥng cho rằng Hoa Kỳ nên xem xét nhượng Đông Dương cho Trung Quốc.

Đề nghị đó đă gây ra một cơn giận lan rộng khắp khu vực, ít nhất là từ Việt Nam, v́ nước này có mối quan hệ lịch sử lâu đời với Trung Quốc.

Nhưng nếu một người có quan điểm hiện thực cứng đầu th́ có thể lập luận rằng Việt Nam được gộp vào trong ṿng ảnh hưởng của Trung Quốc cũng không phải là điều không đúng. V́ suy cho cùng, Trung Quốc đă từng đô hộ Việt Nam bốn lần từ giữa các thế kỷ đầu tiên đến thế kỷ 15.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam vào cuối thập niên 1960, cộng sản Trung Quốc đă đổ viện trợ quân sự và kinh tế vào Bắc Việt Nam để giúp chống lại Hoa Kỳ, dẫn đến việc mô tả mối quan hệ giữa hai đảng như “môi và răng”.

Tuy nhiên, “môi và răng” đă trở thành một trường hợp nghiêm trọng của bệnh viêm lợi và sâu răng. Năm 1971, Bắc Kinh thiết lập lại mối quan hệ hữu nghị với Washington nhằm tạo khúc dạo đầu cho một cuộc tấn công biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1979.

Năm 1988, hai nước đă đụng độ tại Johnson South Reef ở quần đảo Trường Sa. Các cụôc va chạm vẫn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay, giữa lúc Hà Nội và Bắc Kinh tiếp tục tranh căi về lănh thổ ở Biển Đông.

Sau đó, một số vẫn thắc mắc rằng mối quan hệ giữa Việt-Trung ngày nay không có điều ǵ phức tạp. Tim Huxley, Giám đốc văn pḥng Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại châu Á, chia sẻ rằng Việt Nam đă mất một thiên niên kỷ để chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc sẽ tương đương với việc “bắt đầu một cuộc chiến tranh”, ông nói thêm.

Cựu nhà báo Robert Templer của hăng Agence France-Presse cũng bày tỏ quan điểm tương tự trong cuốn sách của ông “Shadows and Winds” xuất bản năm 1999, rằng rằng lịch sử chính thức của Việt Nam cũng luôn “nhấn mạnh tầm quan trọng” của sự phản kháng đối với Trung Quốc.

Ông trích dẫn một ví dụ của Hồ Chí Minh, nhà lănh đạo Việt Nam đă từng có nhiều năm sống ở Trung Quốc. Khi hỏi liệu Việt Nam sẽ được tốt hơn trong năm 1945 dưới sự ảnh hưởng của quân đội Quốc dân Chiang Kai-shek hoặc kêu gọi Pháp trở lại Việt Nam, câu trả lời nổi tiếng của ông rằng “thà đi với *Pháp trong một vài năm c̣n hơn là đi với Trung Quốc trong một ngàn năm tới”.

Mặc dù phải đối mặt với mối đe dọa hiện ra lờ mờ từ một Trung Quốc đang lên, nhưng Việt Nam vẫn không mất hết hy vọng về ư tưởng địa chính trị của họ.

Giống như nhiều nước châu Á, Việt Nam đă thông qua chiến lược ngoại giao hiện hành và tham gia “không lựa chọn” nước nào giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hà Nội thời gian qua đă làm ra vẻ như đoàn kết với Bắc Kinh. Kể từ khi b́nh thường hóa quan hệ vào năm 1991, hai bên đă có các cơ chế quản lư mạnh mẽ mối quan hệ của họ, với hơn 100 đoàn đại biểu trao đổi qua lại hàng năm. Trung Quốc hiện nay cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Việt Nam cũng đă t́m cách sửa chữa và xây dựng mối quan hệ với Hoa Kỳ nhằm bảo vệ chiến lược chống lại Trung Quốc. Họ đă cho phép các tàu hải quân Hoa Kỳ đến thăm các cảng tại đây. Hồi tháng Sáu vừa qua, Việt Nam đă tổ chức một chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Leon Panetta, báo hiệu rằng mối quan hệ giữa hai nước đang đạt đến một cấp độ mới.

Tuy nhiên, tham gia với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng đều có các giới hạn của nó. Dù ít nhiều th́ Việt Nam cũng đă gây sự ngờ vực theo linh cảm của người Trung Quốc sau gần một thiên niên kỷ của lịch sử, và mất ḷng tin đối với người Mỹ sau cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt.

Đây là nơi mà tấm ván thứ hai trong chiến lược của Hà Nội được ra mắt – giăng lưới.

Bằng cách khóa chặt Trung Quốc vào mạng lưới của các tổ chức khu vực như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) – Việt Nam hy vọng các chỉ tiêu này có thể giúp buộc gả khổng lồ Gulliver bằng mạng dây Lilliputian.

Cách giăng lưới này không phải là điều ǵ mới mẻ. Năm 1992, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Hồng Thạch đă viết trong tờ The Business Times rằng mối quan hệ Việt-Trung cần được dồn vào trong “mạng lưới lợi ích kinh tế và chính trị lớn hơn”.

Trong năm 2010, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đă khuấy mạnh để Trung Quốc không có lối ra khi bà tuyên bố trong một cuộc họp ARF tại Hà Nội rằng Washington sẵn sàng đóng một vai tṛ quan trọng trong các cuộc đàm phán đa phương để giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Một số nhà phân tích nghi ngờ rằng tuyên bố của bà Clinton đă được hỗ trợ một phần bởi vị trí của Hà Nội là Chủ tịch ASEAN trong năm đó. Buộc Trung Quốc tham gia vào các cuộc đàm phán đa phương sẽ tăng cường vị trí của các quốc gia nhỏ hơn, chẳng hạn như Việt Nam và Philippines.

Tại cuộc họp ASEAN gần đây tại Phnom Penh, Việt Nam đă nhấp lại vị thuốc đắng của riêng ḿnh. Trung Quốc đă sử dụng ảnh hưởng của họ để buộc Campuchia – Chủ tịch ASEAN – ngăn chặn việc ban hành một thông cáo chung đề cập đến Biển Đông.

Đó là một cuộc đảo chính ngoại giao đối với Trung Quốc. Nhưng chiến thắng đó đă làm dấy lên những lo ngại trong khu vực về sự tham vọng của Trung Quốc, và bộ trưởng ngoại giao của Bắc Kinh đă phải nhanh chóng tiến hành thăm một số nước trong khu vực nhằm hạ nhiệt t́nh h́nh.

Về lâu dài, chiến lược kép với nỗ lực tham gia và giăng lưới của Hà Nội có thể sẽ gặt hái được một số cổ tức. Tuy nhiên, chiến lược kép chỉ có thể kéo dài nếu Hà Nội không cần phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và Washington.

Một số ư kiến cho rằng những căng thẳng gần đây ở Biển Đông có thể buộc Việt Nam phải sớm lựa chọn một trong hai cường quốc nêu trên.

Chẳng hạn như Philippines, nước đă bị lôi vào cuộc tranh chấp ngoại giao với Trung Quốc ở Biển Đông, th́ rơ ràng họ đang cố gắng tập trung xây dựng liên minh quân sự với Hoa Kỳ.

Việt Nam tăng những hoạt động với quân đội Hoa Kỳ có thể dẫn đến kêu gọi trợ giúp của chú Sam [Hoa Kỳ] nếu xung đột xảy ra với Trung Quốc.

Giáo sư White cũng ám chỉ đến điều này trong cuốn sách gần đây của ông. Trong một kịch bản nào đó, nếu Việt Nam và Trung Quốc đụng độ nhau trên Biển Đông th́ Hà Nội sẽ kêu gọi sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Điều này có thể nhanh chóng tạo thêm căng thẳng và rủi ro dẫn đến chiến tranh hạt nhân giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Đó là t́nh thế tiến thoái lưỡng nan của Hà Nội nếu một lần nữa họ chống lại Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông. Họ sẽ t́m thấy chính họ trong một t́nh huống Catch-22 – kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ và tạo nguy cơ để *chiến tranh leo thang, hoặc ngă hẳn về phía Trung Quốc và một lần nữa phải đối mặt với nguy cơ bị hút vào quỹ đạo của phương Bắc.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	VTT-50-MAR-9-Hoa-K%E1%BB%B3-%C4%91i-%C4%91%C3%AAm-v%E1%BB%9Bi-Trung-Qu%E1%BB%91c-2.jpg
Views:	7
Size:	16.8 KB
ID:	405281
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:11.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06799 seconds with 14 queries