Các nhà khoa học thấy rằng, tinh tinh cũng có khả năng bảo vệ trật tự xă hội. Trong bầy đàn, có những cá thể, cả đực và cái, có uy tín đặc biệt đóng vai cảnh sát được đồng loại rất kính nể.
Những con tinh tinh có uy tín trong đàn can thiệp vào các vụ tranh chấp xảy ra.
Trong xă hội loài người khi xuất hiện một sự việc nghiêm trọng nào đó cần có sự tham gia của cảnh sát. Các sử gia thường tranh căi tổ chức cảnh sát ra đời từ bao giờ, do ai sáng lập đầu tiên, hoạt động ra sao. Họ đă chứng minh các đơn vị này chỉ h́nh thành từ thời La Mă cổ đại và người có sáng kiến vĩ đại ấy là hoàng đế Julius Caesar.
Thế những gần đây các nhà động vật học đă phủ nhận giả thuyết này. Họ kéo dài lịch sử của cảnh sát về phía trước hàng trăm ngh́n năm. Theo họ, cách thức tổ chức các nhóm bảo về trật tự chung thực hiện chức năng giống như cảnh sát ngày nay đă có từ thừ khi h́nh thành bầy đàn của khỉ dạng người. Và h́nh thức ấy hiện đang tồn tại ở những đàn tinh tinh (chimpazee) thường thuộc loài Pan troglodytes.
Trước đây các nhà khoa học cho rằng việc giải quyết những vụ xô xát trong bầy đàn tinh tinh đăt lên vai các cá thể có vị trí chủ chốt nhất trong bầy đàn chịu trách nhiệm (họ thường gọi là con đực-anpha hoặc khỉ đầu đàn).
Nhưng hoá ra những con khỉ anpha không can thiệp vào bất cứ cuộc xô xát nào mà chỉ những cuộc đụng độ quyết liệt có thể đe doạ quyền lực của chúng, hoặc những cuộc đánh nhau rất lớn khi một con khỉ đực khác trong bầy nổi loạn để giành vị trí “đầu đàn”. Trong trường hợp này đúng ra phải gọi là “cuộc đấu sinh tử” có ảnh hưởng lớn đến quần thể. Tuy nhiên theo quan sát của những nhà sinh học Trường ĐH Zurich (Thuỵ Sĩ) vấn đề ở đây thú vị hơn nhiều.
Các nhà sinh học đă tiến hành một số thí nghiệm trong 4 bầy tinh tinh sống ở các vườn thú địa phương. Để gây ra những cuộc xung đột, người ta thường bổ sung vào bầy những cá thể mới, đực hoặc cái. Bao giờ cũng vậy, khi một kẻ lạ mặt mới nhập đàn, do chưa biết “luật” ứng xử sẽ có những vụ vi phạm và không thể không gây ra những cuộc va chạm. Các nhà khoa học theo dơi phản ứng của những thành viên trong bầy, trực tiếp cũng như qua máy quay phim và quan sát diễn biến của sự việc trong suốt 2 năm.
Kết quả là trong đa số trường hợp khi cuộc xô xát bắt đầu, nhân vật đứng ra can thiệp trước hết luôn luôn đứng ngoài cuộc. Nó không đứng về phía nào và cố gắng tách hai đối thủ khỏi tiếp xúc với nhau. Thông thường, chàng cảnh sát này sẽ phải chịu đau - những tay ẩu đả nhằm vào chàng ta mà ra đ̣n. Nhưng nó không lùi bước mà vẫn cố gắng tách riêng hai đối thủ đang say máu.
Việc theo dơi hàng năm trời ở cả 4 bầy tinh tinh cho phép kết luận là ở trong mỗi bầy, kẻ đứng ra can thiệp và hoà giải bao giờ cũng chỉ là một nhân vật đặc trách. Đó là những con đực có đẳng cấp cao (nhưng không phải con khỉ anpha mà là con khỉ có đẳng cấp ngay sau nó, gọi là khỉ beta), rất có uy tín trong bầy đàn.
Thường đó là một con khỉ già và tính t́nh ôn hoà, hay giúp đỡ đồng loại được cả bầy yêu mến và kính trọng. Nó không nhất thiết là khỉ đực, mà có trường hợp là khỉ cái. Tuy vậy nó luôn ngăn chặn thành công những vụ đụng độ kể cả khi kẻ ẩu đả là những con khỉ đực lực lưỡng, khoẻ hơn nó nhiều.
Người ta thấy “khỉ cảnh sát” thường dùng hai phương pháp. Hoặc nó bắt đầu đe doạ cả hai bên bằng những động tác trấn áp hoặc đứng giữa hai đối thủ đang hiếu chiến, chịu cho chúng cắn xé rất đau đớn chỉ để tách rời chúng ra. Các nhà khoa học nhận thấy, “cảnh sát đực” hay dùng phương pháp thứ nhất và “cảnh sát cái” dùng phương pháp thứ hai (v́ nói chung, địa vị của “quư bà” trong quần thể tinh tinh rất thấp, không đủ để làm các thành viên trong bầy sợ, ngược với ở những bầy khỉ bonobo).
Các nhà khoa học c̣n nhận thấy đôi khi một chú khỉ “thường dân” cũng tự đứng ra giải quyết xung đột nhưng cuộc hoà giải không bao giờ thành công. Đương nhiên là thế, v́ “cảnh sát” phải là người được cả cộng đồng kính trọng. Cá thể duy nhất làm được việc này phải có “nghiệp vụ” như ta thường nói và chỉ cá thể ấy mới đủ uy tín để dàn xếp được ổn thoả mọi sự tranh chấp
Các nhà khoa học kết luận: các “khỉ cảnh sát” luôn luôn quan tâm đến bầy đàn và có khả năng nắm bắt được t́nh h́nh nhanh chóng. Có những trường hợp cuộc xung đột lôi cuốn nhiều thành viên trong bầy và lúc này “cảnh sát” phải làm việc tích cực hơn, kiên tŕ hơn. Nếu vụ va chạm chỉ là giữa hai thành viên v́ chuyện riêng tư, không ảnh hưởng đến sự hoà thuận trong cộng đồng th́ “khỉ cảnh sát” bỏ qua, không can thiệp.
Điều thú vị là, bằng sự “phục vụ” của ḿnh, “khỉ cảnh sát” nhận được không ít “quà cáp” của đồng loại. Những thành viên của bầy đàn đưa thêm vào thức ăn dành cho nó cũng như cho khỉ đầu đàn (tức khỉ anpha) những món ăn đặc biệt mà nó không đ̣i hỏi (trong khi khỉ anpha nhiều khi tranh cướp), chơi đùa với nó một cách thân mật, bắt rận cho nó và thường xuyên mang cho nó thức ăn kiếm được.
Như ta thấy, “cảnh sát chuyên nghiệp” đă xuất hiện trong xă hội khỉ dạng người. Sự phân công trách nhiệm trong bầy đàn đă có từ xă hội rất sơ khai của cuộc sống tập thể và đó là điều loài người được di truyền từ tổ tiên.
Bảo Châu/VNN