Tính giá cao ở những dịch vụ sử dụng nhiều, kéo mức tăng trung b́nh xuống thấp bằng cách thêm dịch vụ chưa có, chưa thực hiện được với giá cực thấp... là cách làm của nhiều bệnh viện hiện nay.
Nhiều “mánh” đẩy giá
Đó là thực tế xảy ra trong việc xây dựng khung giá viện phí mới tại một số địa phương mà cơ quan BHXH “bắt bệnh” được và yêu cầu phải chấn chỉnh.
Theo ông Vũ Xuân Bằng, Phó trưởng ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), “mánh” mà các bệnh viện sử dụng nhiều nhất là dịch vụ nào sử dụng nhiều nhất, liên tục th́ áp giá tối đa. Ví dụ như giá ngày giường nằm viện, chụp phim X-quang kỹ thuật số, CT… bị đẩy giá rất cao. Ví như tại Bắc Ninh hiện đang áp dụng giá viện phí mới với mức tăng trung b́nh bằng khoảng 85% so với khung giá tối đa. Trong đó, giá giường bệnh chiếm 89%, giá khám bệnh là 89%, giá các dịch vụ kỹ thuật khoảng 87%...
Nhiều bệnh viện vẫn để bệnh nhân nằm ghép nhưng giá giường vẫn áp mức cao.
“Qua kiểm tra, chúng tôi phát hiện hiện tượng này ở nhiều bệnh viện, dịch vụ tần suất sử dụng nhiều th́ áp giá cao. C̣n những kỹ thuật ít sử dụng, thậm chí cơ sở khám bệnh chưa có vẫn đưa giá rất thấp, thậm chí chỉ bằng 43% khung giá đề xuất để kéo mức tăng trung b́nh xuống thấp so với khung giá” - ông Bằng nói.
“Hay như khi tính cơ cấu giá bàn, pḥng khám, giường bệnh, nhiều bệnh viện đă tính chi phí của điều ḥa lại kèm cả quạt trần, quạt bàn. Đă có điều ḥa rồi c̣n tính quạt trần, quạt bàn vào cơ cấu giá làm ǵ, rất vô lư. Rồi giường nằm mức giá áp dụng chỉ với 1 người/giường nhưng nhiều bệnh viện dù bệnh nhân nằm đôi nhưng vẫn có \t́nh trạng áp giá tối đa” - ông Bằng nói thêm.
Ông Bằng cho biết thêm, hiện đă có 48 địa phương được Hội đồng nhân dân phê duyệt giá, trong đó 37 địa phương đă thực hiện và mỗi địa phương lại có mức giá khác nhau, có nơi chỉ chiếm khoảng 70% khung giá tối đa, nhưng có nơi mức tăng trung b́nh lại trên 90% khung giá tối đa.
“Điều bất hợp lư là những nơi nào có trang bị điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, máy móc hiện (Hà Nội, Cần Thơ) th́ chỉ thu 70 - 80%… trong khi các tỉnh vùng sâu vùng xa như Lào Cai, Cao Bằng, Khánh Ḥa, Đồng Tháp và Ninh Thuận lại có mức giá cao chót vót trên 90%. Bất hợp lư hơn nữa, cùng là tỉnh miền núi nhưng tỉnh láng giềng như Thái Nguyên lại có mức thu thấp hơn hẳn (chỉ là 69%)…
Giảm giá một số dịch vụ
Ông Nguyễn Nam Liên, Phó vụ trưởng Vụ tài chính (Bộ Y tế) cho biết, vừa qua tổ thẩm định liên bộ đă thống nhất giảm giá một số dịch tại các bệnh viện trực thuộc Bộ quản lư. Ví như dịch vụ siêu âm đen trắng giảm giá từ 35.000 đồng xuống 30.000 đồng, siêu âm màu giá 370.000 đồng chỉ áp dụng những bệnh viện có khả năng can thiệp tim mạch, c̣n siêu âm màu b́nh thường c̣n tối đa là 150.000 đồng...
Ông Liên cũng giải thích thêm, với một số dịch vụ nhiều người bệnh lầm tưởng là tăng giá đột biến nhưng thực chất không phải vậy. Trước đây, khi tính giá dịch vụ cũ, nhiều vật tư tiêu hao của dịch vụ đó không được BHYT thanh toán, người bệnh phải tự chi trả, c̣n nay th́ tính trọn gói. Ví dụ như với một số dịch vụ sử dụng găng tay nhưng không được thanh toán, sau một đợt điều trị cộng dồn bệnh nhân có thể phải chi trả cho hàng chục đôi găng tay bác sĩ dùng khi thăm khám th́ nay giá thành đó được tính vào giá dịch vụ tổng thể, người bệnh không phải bỏ tiền...
Ông Liêm cho biết thêm, trong tháng 10, tất cả các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế sẽ thực hiện giá viện phí mới và theo kế hoạch sau 6 tháng thực hiện Bộ Y tế sẽ kiểm tra, rà soát lại, nếu thấy dịch vụ nào bất hợp lư phải điều chỉnh. C̣n tại các địa phương, sửa đổi như thế nào là do địa phương quy định.
Ông Vũ Xuân Bằng cho biết, thực tế tại một số địa phương khi được Hội đồng nhân dân phê duyệt giá, giao UBND tổ chức thực hiện, nhiều nơi đă tiến hành thu theo lộ tŕnh. Ví như với dịch vụ A được phê duyệt giá bằng 80% khung nhưng khi áp dụng, năm đầu chỉ thu 70%, sau tăng dần hàng năm đến khi bằng giá được phê duyệt. Ông Bằng đánh giá đây là cách làm linh hoạt của từng địa phương để việc điều chỉnh giá viện phí thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế xă hội của địa phương và không gây tác động quá mạnh đến người bệnh.
Theo Dân Trí