Nhiều hăng kinh doanh gas lại tung tin “sắp tăng thêm 20.000 đồng mỗi b́nh 12 kg”. Trong khi đó, giá gas bán lẻ hiện tại đă xấp xỉ 410.000 - 420.000 đồng/b́nh.
Lư do “sắp tăng giá” được nhiều đầu mối nhập khẩu và phân phối gas trong nước phân tích: Các nhà cung cấp gas thế giới chào bán với giá 1.000 USD/tấn, tăng 50 USD/tấn so với mức giá công bố hồi đầu tháng 9.2012.
Đặc biệt, họ c̣n bổ sung thêm thông tin, Nhà máy Gas Dinh Cố cũng vừa thông báo về việc đấu thầu nguồn cung cấp gas với chi phí tăng hơn 20 USD/tấn (gồm phí vận chuyển, lợi nhuận tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm), sẽ góp phần nâng giá gas bán lẻ trong một vài ngày tới lên khoảng 20.000 đồng/b́nh loại 12kg.
Nhiều hăng kinh doanh gas lại tung tin sắp tăng giá (ảnh minh họa).
Giá gas liên tục tăng với mức tăng chóng mặt đă làm dấy lên nghi ngờ: “Gas đang bị làm giá”. Thị trường kinh doanh gas đang có quá nhiều điểm mờ khiến người tiêu dùng luôn bị thiệt.
Phần lớn các hăng gas khi tăng giá đều đưa ra lời giải thích là nguồn cung thiếu hụt, giá thế giới tăng mạnh... Song không thể có chuyện: Gas thế giới tăng 1 th́ gas nội địa cũng tăng tương ứng.
Theo giới phân tích, hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng gas đang sử dụng “chiêu” ném đá ḍ đường. Họ cứ phao tin giá sắp tăng để ép dần người tiêu dùng chịu mức giá mới. Gas không nằm trong mặt hàng b́nh ổn giá, cũng không bị quản lư chặt chẽ như giá xăng dầu (gas chỉ phải đăng kư giá), nên các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh gas mặc sức cùng nhau tăng giá.
Phải giải thích lư do và gửi thông báo mỗi khi tăng, giảm giá theo Thông tư 122 của Bộ Tài chính, nhưng liên tục trong 2 năm qua, nhiều đầu mối kinh doanh gas đều tiến hành theo kiểu “tiền trảm hậu tấu”. Họ đăng kư muộn, đăng kư theo kiểu cho có, chấp nhận bị xử lư hành chính.
Việc này cũng khiến cho các cửa hàng tự mặc nhiên ấn định giá. Ngày nhân viên giao hàng của đại lư gas Gia Phát (quận Cầu Giấy, Hà Nội) vừa lắp b́nh gas cho khách hàng vừa cẩn trọng nhắc: Lại sắp tăng giá đấy! Hiện nay cả nước có 24 doanh nghiệp được phép nhập khẩu gas với gần 80 công ty kinh doanh. Trong đó chiếm trọn 80% thị phần gas là Tổng Công ty Khí Việt Nam. Đơn vị này chia tỷ lệ 50% nhập khẩu và 50% mua trong nước.
Từ Tổng Công ty Khí, các doanh nghiệp “em út” khác như Đại Việt (Vinagas), MT Gas đến kư các hợp đồng mua bán dài hạn 3 hoặc 6 tháng, rồi đưa hàng ra thị trường. Thế nhưng mỗi lần giá thế giới tăng 1, th́ thị trường trong nước bị tác động tức th́, trong khi các đầu mối nhập khẩu khí hóa lỏng không có động thái ǵ về dự trữ hay giảm giá...
Cần nói rơ, lượng gas tiêu thụ trong nước chỉ nhập khẩu 50%. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong bức xúc: “Giá gas luôn tăng, biết là vô lư nhưng phải chấp nhận. Bởi giá gas được Nhà nước “thả lỏng”, và câu chuyện lợi ích nhóm đang quá lớn”.
Theo dự báo của tổ điều hành thị trường trong nước, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 sẽ có khả năng dao động tăng trong khoảng 0,5 - 0,7%. Lư do là giá gas và giá xăng dầu tăng mạnh vào đợt cuối tháng 8 và đầu tháng 9.
Hồ Hương - DânViệt