Jeffrey Thai (Danlambao) - Người mẹ (trẻ) ở một làng quê nghèo của Nghệ An đau đớn tột cùng, ngất lên, ngất xuống khi nghe tin dữ: Hai đứa con đi xuất khẩu lao động chưa đầy hai tuần vừa bị chết cháy trong một xưởng may ở Nga, cùng với 12 người khác vào đêm 11/9 vừa qua. Người cha (chưa già) bàng hoàng, thảng thốt, không tin được đó là sự thật: Oan khiên, khổ ải sao lại cứ trùng trùng, điệp điệp thế chứ; nghèo khổ quá, cố vay tiền (50 triệu) gửi con đi tha phương cầu thực cũng chính là vô t́nh đưa hai đứa con vừa tṛn 19, 20 tuổi vào... cơi chết.
Tiếng khóc thét xé ḷng của người mẹ làm náo động không khí vốn lặng lẽ của làng quê Việt. Vẻ tang thương, bế tắc trên gương mặt người cha phủ trùm thêm vẻ thê lương lên làng quê Việt vốn đă khá vắng vẻ, tiêu điều từ lâu lắm - kể từ lúc những người phụ nữ trẻ làm những cuộc vong thân để... kiếm chồng xứ lạ. Trong khi có rất nhiều những người dân Việt vô tâm, nhắm mắt để ru ḿnh vào trong cơn mê hoang tưởng rằng cả đất nước đang sống trong thanh b́nh và hạnh phúc, th́ trải dài từ Bắc chí Nam, tồn tại sờ sờ ra đó vô số những làng quê Việt nghèo khó, xác xơ và bế tắc đến tận cùng.
Không nghèo khổ, không bế tắc đến tận cùng th́ có ai là đàn bà, con gái Việt lại phơi thân lơa lồ chỉ để được làm một cuộc vong thân như nàng Kiều Nguyệt Nga xưa, bước lên tàu sang Phiên Quốc để cứu rỗi giang sơn. Sau các nàng, làng quê Việt lại càng vắng vẻ hơn khi rồi đến phiên các chàng trai trẻ cũng đi: Đi để tha phương cầu thực. Đi như một cứu cánh sau cùng. Và bằng sự lựa chọn để ra đi theo cách đó (xuất khẩu lao động), họ đă đặt cuộc đời ḿnh lên trên bàn cân rủi may của số phận. Điều đau đớn cần nói ở đây là: Cái rủi lại nhiều hơn. Nhiều người trong số họ đă trở thành những chàng Kinh Kha, một đi không trở lại. Chung qui cũng chỉ v́ nghèo, v́ đói.
Cái sự thật nào ẩn náu đằng sau vụ chết cháy của 14 lao động Việt ở một xưởng may dệt của người Việt trên đất Nga vào đêm 11/09/2012? Cái sự thật mà không phải ai cũng biết đó là: Họ đă bị lường gạt và trở thành những nô lệ lao động. Vào lúc hỏa hoạn xảy ra, họ đang bị khóa giam ở lầu hai của xưởng may. Họ, cùng với nhiều người khác, đă là nạn nhân của một đường dây buôn lậu lao động Việt sang Nga, hoạt động theo h́nh thức tội phạm có tổ chức, với sự thông đồng và bao che của những nhân viên và quan chức có quyền ở VN, cũng như một số cảnh sát Nga ở cấp địa phương. Khi đă bị lường gạt và được đưa đến Nga, cũng là lúc họ bắt đầu bị kiềm tỏa và bóc lột bởi chính người Việt - những chủ nhân ông của những cơ sở sản xuất kinh doanh trên đất Nga.
Đến lúc này có biết th́ cũng đă muộn. Nếu họ lên tiếng tố giác, thân nhân của họ ở VN sẽ bị đe dọa hăm hại. Nếu họ may mắn trốn thoát được và trở về được VN, th́ trong nhiều trường hợp, họ lại tiếp tục bị điều tra, theo dơi và sách nhiễu. C̣n nếu không may bị cảnh sát Nga bắt dính th́ họ sẽ bị đánh đập và giao trả về cho chủ cũ để tiếp tục làm việc khổ sai. Hiện nay, có khoảng 3.000 cơ sở may dệt do người Việt làm chủ ở Nga và một số không nhỏ trong con số đó hoạt động phi pháp hay hợp pháp chỉ trên danh nghĩa. Chính những cơ sở này là nguồn cầu cho nạn buôn lậu lao động Việt, tham gia trực tiếp vào việc ngược đăi và bóc lột họ. Bên cạnh kỹ nghệ may dệt, các cơ sở thầu xây cất ở Nga của người Việt cũng dính líu vào tệ nạn buôn người này. Và dù tệ nạn này diễn ra ở nhiều nước, các nạn nhân ở Nga được cho là bị đối xử tồi tệ và tàn nhẫn hơn cả.
Các nạn nhân bị rơi vào ṿng cương tỏa của những đường dây buôn lậu người này thường bị đối xử theo cái cách rất chung là: Ngay khi đến phi trường của nước ngoài, họ lập tức bị tịch thu giấy tờ tùy thân và điện thoại di động. Sau đó, họ được đưa đến những nơi cư ngụ cách biệt với thế giới bên ngoài (để giam giữ) với điều kiện sinh hoạt rất tồi tệ (không máy sưởi, không máy điều ḥa), ăn uống thiếu thốn và không có bảo hiểm sức khỏe. Họ bị bắt lao động quần quật thường là trên 15 giờ một ngày. Tuy vậy, đó chưa phải là những điều tồi tệ nhất. Lao động như thế nhưng họ không được trả lương ṣng phẳng, thậm chí c̣n bị chủ gán nợ tùy tiện lên đầu. Hết thời hạn hợp đồng, nhưng v́ không thể trả hết những món nợ tùy tiện này, nhiều người đă không thể trở về quê. Đến khi được trở về th́ lại phải tự túc vé máy bay.
Bên cạnh đường dây buôn lậu người Việt sang Nga và một số nước khác (đă lộng hành trong suốt một thập kỷ qua), không kém phần tàn nhẫn và nghiệt ngă, phải kể đến đường dây buôn lậu các cô gái Việt vào các ổ mại dâm trên đất Malaysia, Trung Quốc, Campuchia.... Các đường dây này thường đều do chính người Việt điều hành (có khi ở cả hai đầu như ở Malaysia). Họ tuyển dụng một số người môi giới để dụ dỗ các cô gái nhẹ dạ, nghèo khổ (thường là các cô thôn nữ) đang có nhu cầu giúp đỡ gia đ́nh. Những cô gái này được hứa hẹn một công việc với thu nhập tốt trên đất người, để rồi khi đến nơi, họ mới ngỡ ngàng mà nhận ra rằng: Ḿnh đă trở thành những nàng Thúy Kiều thời hiện đại.
Các cô gái bị lừa sang Malaysia bị giam cầm và bị buộc phải lựa chọn hoặc làm gái măi dâm, hoặc lấy chồng người Mă để trả món nợ của mỗi người là 10.000 đô (Mă) về vé máy bay và các chi phí trong dịch vụ. Mỗi một phụ nữ nạn nhân Việt thường được rao bán với giá từ 18.000 đến 20.000 đô (Mă). Các phụ nữ Việt bị lừa bán sang TQ c̣n bị đối xử tàn tệ hơn: Có cô gái 16 tuổi bị buộc phải tiếp đến 40 lượt khách mỗi ngày, mọi sinh hoạt hàng ngày đều bị giám sát chặt chẽ bởi những tên côn đồ hung dữ, bị đánh đập dă man nếu bị phát hiện lén lút sử dụng điện thoại, bị tước đoạt mọi tiền của kiếm được... Theo thống kê của Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới và Quỹ Nhi Đồng LHQ (UNICEF) năm 2004, có khoảng 17.000 trẻ em VN bị bắt làm nô lệ t́nh dục ở đất nước Campuchia.
Trong số các loại nạn nhân, có lẽ nạn nhân của tệ nạn buôn lậu người Việt là đáng thương và xót xa hơn cả. Nói thế là v́ họ hai lần làm nạn nhân của những ǵ tàn nhẫn và nghiệt ngă nhất. Lần đầu tiên, họ là những nạn nhân nghèo khổ và bế tắc tận cùng của một xă hội "thổ tả" khốn cùng (mà mỉa mai thay, lại được tự hào là: Được lănh đạo bởi những "đỉnh cao trí tuệ" của loài người). Chính sự nghèo khổ và bế tắc tận cùng ấy đă dẫn dắt họ vào con đường trở thành miếng mồi ngon của những kẻ tán tận lương tâm. Lần thứ hai, không kém phần đau đớn, những kẻ tán tận lương tâm ấy - những kẻ sẵn sàng bán tất cả mọi thứ trên cơi đời này ấy, những kẻ đă khiến họ phải thêm một lần nữa trở thành nạn nhân ấy - lại chính là những người Việt đồng chủng của họ.
Có lẽ hiếm có dân tộc nào lại phải chịu nhiều điều đau thương và nghiệt ngă đến thế như dân tộc VN. Có lẽ hiếm có một định mệnh dân tộc nào lại buồn đến thế như định mệnh VN.
Bao giờ định mệnh ấy sang trang để toàn dân tộc VN có được một ngày cùng vui?
Thiết nghĩ đó là câu hỏi bức thiết nhất dành cho mọi người dân Việt c̣n có chút lương tri ở thời điểm hiện tại: Bao giờ đây, phải làm ǵ đây và làm như thế nào đây?
22/09/2012
Jeffrey Thai
danlambaovn.blogspot .com