Nợ xấu ngân hàng được giấu như thế nào? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-22-2012   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 57
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default Nợ xấu ngân hàng được giấu như thế nào?

Lách nhóm tài sản của các hoạt động cho vay vào khoản mục không có quy định cụ thể về nhóm nợ, từ đó giảm bớt các khoản nợ quá hạn là một chiêu giấu nợ xấu của nhà băng.

Nếu nh́n vào báo cáo tài chính của ngân hàng, tất cả người xem có thể dễ dàng nhận thấy được nợ xấu của ngân hàng là bao nhiêu trong phần thuyết minh của mục "Dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng". Nợ cho vay được phân loại làm năm nhóm theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN và đă được sửa đổi theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, nợ xấu thực tế của hệ thống ngân hàng cao hơn rất nhiều so với con số này.

Thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói nợ xấu theo số liệu NHNN là đáng tin cậy nhất, với mức 8,6% tổng dư nợ tại thời điểm 31/3/2012. Trong khi đó, số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, dù cập nhật đến 31/5/2012, chỉ ở mức 4,47%. Sự chênh lệch này đến từ đâu và có dừng lại ở đó hay cao hơn nhiều như báo cáo của uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, của Fitch?

"Thủ thuật" hạch toán và đánh giá nợ



Không chỉ có Habubank mà nhiều NHTM khác cũng không trích lập dự pḥng với các khoản cho vay Vinashin.

Trong những năm trước, để có thể đẩy mạnh được hoạt động tăng trưởng tín dụng và lách các quy định của NHNN, nhiều ngân hàng thương mại đă đẩy mạnh hoạt động cho vay nhưng lại không hạch toán vào mục Cho vay với khách hàng.

Thay vào đó, nhiều khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán lại "ph́nh to ra" do các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể đă lách các hoạt động cho vay vào các khoản mục này như mục Các tài sản có khác (trong đó có khoản phải thu, tài sản có khác), Chứng khoán đầu tư (trong đó có chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế phát hành), Uỷ thác đầu tư…

Nhiều tài sản trong nhóm này có tính chất tương tự như tín dụng nhưng không được các NHTM trích dự pḥng hay phân loại nhóm nợ do không có quy định cụ thể. Điều này đă làm giảm bớt các khoản nợ quá hạn và nợ xấu của các NHTM do các NHTM chỉ thực hiện phân loại nợ với các khoản cho vay trên mục "Cho vay khách hàng".

Ngoài ra, để không phải điều chỉnh nhóm nợ với các khoản cho vay, nhiều NHTM có thể đă chuyển từ việc cho vay sang mua trái phiếu do các tổ chức kinh tế phát hành. Theo Thời báo Kinh tế Sài G̣n, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đă phát hành thành công 850 tỉ đồng trái phiếu vào ngày 17.8.2012. Số trái phiếu phát hành lần này để cơ cấu lại các khoản nợ ở các ngân hàng. Trong thương vụ này, BIDV và công ty chứng khoán BIDV thu xếp phát hành, c̣n đối tượng mua là các NHTM nơi HAG có các khoản nợ.

Làm đẹp báo cáo tài chính

Quy định hiện nay về phân loại nhóm nợ của các NHTM như thế nào cũng tạo điều kiện giúp các NHTM làm đẹp báo cáo tài chính. Theo điều 6, điểm 3 của quyết định 493 được sửa đổi trong quyết định 18, nếu khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại NHTM mà trong đó có một khoản nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn th́ tất cả dư nợ của khách hàng phải phân loại vào cùng một nhóm nợ có rủi ro cao hơn.

Đồng thời, NHTM cũng được NHNN cho phép phải chủ động phân loại nợ vào nhóm rủi ro cao hơn theo đánh giá của NHTM khi có những diễn biến bất lợi tác động đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, các chỉ tiêu tài chính của khách hàng bị suy giảm…

Tuy nhiên, việc phân loại nhóm nợ như thế nào, đánh giá ra sao là các diễn biến bất lợi, các chỉ tiêu tài chính suy giảm lại hoàn toàn phụ thuộc vào các NHTM chứ không có quy định rơ ràng.

Tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng thực tế đă ở một mức cao hơn rất nhiều do khách hàng được cơ cấu nợ. Khi cơ cấu nợ cho khách hàng như vậy, nợ lăi có thể được nhập vào nợ gốc và điều này sẽ làm tăng thêm dư nợ vay của NHTM nhưng thực tế, ḍng tiền lại chưa hề quay về với NHTM.

Một trong những biện pháp phổ biến nhất chính là việc các NHTM có thể hỗ trợ giải ngân các khoản vay mới cho các khách hàng để trả nợ cũ hoặc giải ngân cho các dự án đă được hoàn thành để khách hàng trả nợ cũ. Khi đó, khách hàng không bị chuyển nhóm nợ.

Các NHTM cũng có thể t́m cách hỗ trợ cho khách hàng được cơ cấu lại nợ. Việc cơ cấu lại nợ là điều hoàn toàn hợp lư nhằm giúp khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ một cách hợp lư. Nhưng nếu như trong quá tŕnh cơ cấu lại nợ, các NHTM thực hiện mà không đánh giá kỹ khả năng trả nợ đầy đủ gốc và lăi đúng hạn của khách hàng, chỉ thực hiện giải quyết vấn đề khó khăn trả nợ trước mắt cho khách hàng th́ điều này sẽ làm gia tăng thêm rủi ro hệ thống NHTM.

Việc giải ngân ḷng ṿng giữa các khách hàng có mối quan hệ liên minh với nhau cũng là một cách để giúp các khách hàng này có ḍng tiền để trả nợ. Nếu một khách hàng trong “liên minh” có nguy cơ bị nợ quá hạn hoặc nghiêm trọng hơn là bị nợ xấu, để giúp khách hàng này tránh phải chuyển nhóm nợ, nhiều NHTM có thể cho một doanh nghiệp khác hoặc cá nhân khác trong “liên minh” vay để giúp khách hàng này dùng tiền vay trên trả nợ.

Bằng cách này, tuy dư nợ của NHTM với “liên minh” khách hàng trên thực tế không thay đổi, nhưng nợ vẫn được đảm bảo đủ tiêu chuẩn, và không phải trích dự pḥng.

Ngoài ra, các NHTM có thể t́m cách uỷ thác các nguồn tiền đầu tư này ra ngoài cho các công ty khác để những công ty này cho vay lại những doanh nghiệp đang có nguy cơ bị nợ quá hạn kia. Ḍng tiền chuyển giao thực tế vẫn được NHTM kiểm soát chặt chẽ khi đều luân chuyển ở các tài khoản khác nhau trên cùng NHTM đó.

Không chỉ có các NHTM và các khách hàng t́m cách làm giảm tỷ lệ nợ xấu cho ḿnh, ngay chính các văn bản của NHNN cũng đă tạo điều kiện hỗ trợ cho việc trên. Đối với dư nợ cho vay Vinashin, nhiều NHTM đă không trích dự pḥng các khoản cho vay này theo một cơ chế riêng. Sự đổ vỡ của Habubank khiến cho ngân hàng này buộc phải sáp nhập trong khi tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp là một sự báo động lớn.

Không chỉ có Habubank mà nhiều NHTM khác cũng không trích lập dự pḥng với các khoản cho vay Vinashin. Theo ư kiến kiểm toán của công ty kiểm toán Deloitte trong báo cáo tài chính năm 2011 của Oceanbank: Ngày 31/12/2011, ngân hàng (tức Oceanbank) nắm giữ các khoản tiền gửi, dư nợ tín dụng và đầu tư trái phiếu của ngân hàng với tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) và một số công ty thuộc tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đă quá hạn thanh toán.

Tuy nhiên, trong năm 2011, căn cứ vào văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lư nhà nước về xem xét khoản nợ, cơ cấu lại các khoản nợ của tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, ngân hàng đă thực hiện ư kiến chỉ đạo, giữ nguyên trạng thái nợ hiện tại và không trích lập dự pḥng với các khoản nợ và phải thu trên.

Hiện tại, ngân hàng đang tiếp tục làm việc với Vinashin và các cơ quan quản lư nhà nước có thẩm quyền về phương án xử lư và thu hồi các khoản nợ và phải thu này”.

Liệu bên cạnh Vinashin, có bao nhiêu doanh nghiệp nhà nước khác mà NHNN đă đồng ư cho phép các tổ chức tín dụng được khoanh nợ, cơ cấu lại khoản nợ và không phải trích lập dự pḥng? Nếu các khoản này được công bố th́ liệu con số nợ quá hạn, nợ xấu thực tế của hệ thống NHTM sẽ là bao nhiêu?

Ủ nợ xấu

Mặc dù pháp luật không cho phép mua bán nợ giữa ngân hàng với các công ty con trực thuộc thế nhưng để giảm tỷ lệ nợ xấu th́ hiện nay các ngân hàng vẫn có thể lách luật dưới h́nh thức: công ty quản lư nợ và khai thác tài sản (AMC) trực thuộc ngân hàng sẽ nhận uỷ thác thu hồi nợ thay cho ngân hàng dưới h́nh thức hợp đồng uỷ thác, nhưng sau đó công ty AMC này sẽ thực hiện trả nợ thay cho khách hàng rồi sau đó tiến hành thủ tục thu hồi nợ theo uỷ thác sau (một biến tướng của việc mua bán nợ giữa ngân hàng và công ty con). Nhưng đồng thời việc hạch toán này khách hàng sẽ không biết và v́ thế khách hàng vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

Về mặt nghiệp vụ hạch toán, phía ngân hàng nhận được tiền trả của AMC và hạch toán bù trừ vào khoản dự thu, trong khi AMC th́ chi số tiền này ở khoản mục tạm ứng cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác và treo vào khoản phải thu. Như vậy, trong nhất thời th́ ngân hàng có thể thoát khỏi khoản nợ xấu này, c̣n AMC th́ có một hợp đồng uỷ thác đang thực hiện với một khoản tạm ứng tương ứng với giá trị uỷ thác của ngân hàng mẹ.

Ngoài ra, hiện nay đa phần các nhóm nợ tại các NHTM đều được ghi nhận ở nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn – có thời gian quá hạn dưới 10 ngày), nhóm 2 (nợ cần chú ư – thời gian quá hạn từ 10 đến 90 ngày) hoặc nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn – quá hạn trên 360 ngày) theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN do thống đốc NHNN ban hành ngày 25/4/2007.

Với việc ghi nhận như vậy th́ dù khả năng tài chính của khách hàng hay nền kinh tế có suy thoái đến đâu mà cứ “gồng ḿnh” đảm bảo thời gian quá hạn như trên th́ vẫn chưa nằm trong nhóm nợ xấu. Với cách phân nhóm nợ như báo cáo của các NHTM hiện nay th́ tỷ lệ nợ xấu là khá thấp, nhưng một khi các nhóm nợ “đủ chuẩn” và “đáng chú ư” như trên chuyển xấu th́ đồng loạt sẽ chuyển thẳng nhóm 5 chứ không chuyển dần từ nhóm 3 xuống nhóm 4 rồi tới nhóm 5. Như vậy sự sụp đổ từ lỗ hổng này là hoàn toàn có thể xảy ra. Đây là một cảnh báo xác thực mà các NHTM cần phải xem lại.

Theo SGTT
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	avatar.jpg
Views:	11
Size:	6.7 KB
ID:	409739
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:45.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08822 seconds with 14 queries