TP - Trong buổi họp mặt Hội Biển TPHCM, Đại tá Nguyễn Văn Lợi- Nguyên phó Viện trưởng Viện kỹ thuật Hải Quân kéo tôi đi giới thiệu: “Đây là anh An - cháu mấy đời của cụ Phan Bội Châu đấy. Anh ấy đang phối hợp cùng với hội chúng tôi chế tạo tầu ngầm mini. Chạy rất tốt”. Người đàn ông tên An cười khiêm nhường: “Chỉ mới là thử nghiệm thôi mà”.
|
Anh An ( áo trắng). |
Ông tên đầy đủ là Phan Bộ An- Việt kiều nhưng đă trở về sống ở Việt Nam hơn chục năm nay. Theo ông An, cụ của ông là anh em ruột với cụ Phan Bội Châu và làm quan trong triều Nguyễn.
Cụ được triều đ́nh cử vào cai quản một vùng đất phương Nam mà bây giờ là vùng Dĩ An- B́nh Dương. Theo chân cụ, con cháu họ Phan cũng theo vào lập thành ḍng họ Phan khá lớn ở khu vực này. Sau khi cụ tổ mất, dân trong vùng đă lập đền thờ.
Con tàu đầu tiên
|
Chiếc tàu ngầm mini của ông An lúc hạ thủy. |
Cha ông An từng tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 và bị thực dân Pháp bắt giam. Sau những đ̣n tra tấn dă man không khuất phục được ông, chúng đành thả ông ở t́nh trạng tàn phế. Năm 1975, đất nước thống nhất khi ông An đang du học tại Pháp.
Là sinh viên ngành hóa, ông được học chuyên sâu về vật liệu composit, đặc biệt là những loại composit chuyên được ứng dụng cho các thiết bị trong tàu ngầm, máy bay trực thăng. Sau khi học xong, ông An làm việc tại một hăng chuyên chế tạo tàu ngầm và có cơ hội nghiên cứu kỹ thuật chế tạo tàu ngầm.
Từ những kiến thức đă thu thập được, ông bắt đầu tự chế chiếc tàu ngầm đầu tiên và thử nghiệm tại hồ bơi cạnh nhà. Đó là vào đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước.
Ông bảo: “ Hồi tôi ở nhà, tôi đă được nghe nhiều về cuộc chiến đấu của du kích Củ Chi. Con người th́ ít, vũ khí th́ thiếu nhưng họ đă nghĩ ra phương thức chiến đấu khá hay: chui sâu xuống ḷng đất. Quân thù có thể rải quân càn quét hết mặt đất nhưng dưới ḷng đất th́ chúng bó tay. Nếu trên biển, chúng ta có được một phương tiện xuyên vào ḷng đại dương th́ ngoài việc khám phá khai thác tiềm năng biển cả, chúng ta có thể bảo vệ chủ quyền. Khởi sự nhận thức chế tạo tàu ngầm trong tôi chỉ vậy.
Năm 1996, ông An trở về Việt Nam và mở phân xưởng nghiên cứu về composit. Ông cho rằng điều kiện ở Việt Nam đủ để có thể tự chế tạo tàu ngầm và bắt đầu t́m kiếm các phương tiện chế tạo vỏ tàu cũng như các trang thiết bị.
Ông biến căn nhà ḿnh thành phân xưởng chế tạo với đủ thứ máy móc thiết bị. Dù từng chế tạo con tàu lớn nhưng với điều kiện sông nước ở Việt Nam, ông chọn chế tạo một con tàu thân nhỏ- vừa một người ngồi điều khiển.
Con tàu thử nghiệm ra đời với chiều dài chỉ có 3,2m, chiều cao 1m và ngang 1m, nặng hơn một tấn nhưng có đầy đủ tính năng của một tàu ngầm. Tàu sử dụng động cơ điện, có thể đạt tốc độ tối đa trên 15 hải lư/giờ. Vỏ tàu được làm bằng composit nên độ bền cao hơn vỏ thép.
Ông An cho biết: “Với vỏ thép, quá tŕnh làm khuôn đúc rất phức tạp. C̣n với vỏ composit, khuôn làm vỏ cũng bằng chính composit dễ và giá thành cũng thấp hơn”.
Theo ông An, hơn 90% linh kiện được t́m mua hoặc chế tạo trong nước, chỉ mỗi động cơ là phải mua từ nước ngoài. “Nếu sản xuất số lượng nhiều, tôi cũng sẽ mua công nghệ sản xuất động cơ để đảm bảo 100% tàu ngầm này đạt thương hiệu Made in Vietnam” – ông khẳng định.
Con tàu đă xong h́nh hài, nhưng việc thử nghiệm thực tế khá khó khăn. Ông phải liên hệ nhiều nơi có hồ, nhiều người nghe nói thử tàu ngầm th́ họ lắc đầu bởi chả ai tin một người Việt Nam lại có thể chế tạo được.
Có người lại bảo tàu ngầm thuộc lĩnh vực an ninh quốc pḥng phải là người của Quốc pḥng mới thử được… Rất may là chiếc tàu ngầm mini đă được Hội biển TP HCM biết tới.
Nhiều thành viên trong Hội Biển từng là những sỹ quan hải quân nên họ hiểu được tầm quan trọng của một chiếc tàu ngầm và mọi người trong hội đă nhiệt t́nh giúp đỡ.
Đại tá Nguyễn Văn Lợi kể: “Chúng tôi phải liên hệ măi mới t́m được một điểm có thể thử nghiệm được. Đó là hồ bơi thuộc trường Trung cấp kỹ thuật Hải quân TPHCM.
Ngoài ra c̣n một địa điểm khác là khu vực băi biển thuộc Cần Giờ. Ngày thử nghiệm không chỉ có anh em trong Hội Biển mà c̣n có nhiều người tới xem”.
Mai này, tàu ngầm Việt
Ngày ấy đến. Ông An là người lái chiếc tàu. Dưới sự điều khiển của ông, con tàu nhẹ nhàng lướt trên mặt nước rồi lặn xuống chạy tới chạy lui, quay đầu đủ hướng dưới nước gần 30 phút với sự vỗ tay cổ vũ của mọi người.
Lần thử nghiệm thứ hai tại băi biển Cần Giờ, tàu được cải tiến đôi chút để đạt hiệu suất cao hơn. Ông An tiếp tục cho tàu lặn xuống biển, chạy ra xa bờ rồi quay tới quay lui.
Theo ông, tàu đă đạt hiệu quả đúng như thiết kế và có thể hoạt động ổn định trong ḷng biển với các loại địa h́nh.
Một lănh đạo Hội Biển cho rằng: Trong điều kiện Việt Nam chưa có trang thiết bị, phương tiện cho sinh viên các ngành học chuyên sâu về lặn được thử nghiệm, xa hơn là công tác nghiên cứu khoa học, t́m kiếm cứu nạn cũng như sử dụng trong ngành dầu khí mà từ trước tới nay Việt Nam đều phải thuê hay nhập từ nước ngoài.
Hiện nay ông An đang bắt tay vào chế tạo con tàu sẽ lớn hơn, có thể chứa được ba người, tàu sẽ gắn động cơ di-ê-zen để có tầm hoạt động rộng hơn, xa hơn và sâu hơn...
Một tin vui đến với ông An là ngày 25-9, Trường Kỹ thuật Hải quân TP HCM đă đề nghị cho sinh viên của trường được luyện tập, huấn luyện kỹ năng về tàu ngầm trên chiếc tàu ngầm mini do ông An chế tạo.
“Tôi mong muốn góp chút sức lực nhỏ nhoi của ḿnh cho đất nước. Việt Nam sẽ chế tạo được tàu ngầm và tôi sẽ làm hết sức để những con tàu ngầm Việt làm chủ lănh hải đất nước”- ông tâm sự.
Trọng Thịnh
Tienphong
Ư kiến bạn đọc
cafengoctung
Cha ông An theo Cách mạng (cộng sản) thế mà không bị "thế lực thù địch" trả thù lại c̣n cho du học Pháp...Nếu mà ông An không du học trước 75 th́ nay có khi đang là "Ông già bán bánh chưng bánh gị" không chừng...Đời ai mà biết được các bác nhỉ!?