10-02-2012
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
V́ sao Nhật đưa nữ chính khách “thân” Trung Quốc vào nội các?
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda hôm qua (1/10) đă tiến hành một cuộc cải tổ nội các toàn diện với nhiều gương mặt chính khách mới được đưa vào chính phủ. Trong số này nổi lên một nhân vật nữ chính khách đặc biệt. Đó là bà Makiko Tanaka. Bà này đă được ông Noda lựa chọn vào chiếc ghế Bộ trưởng Giáo dục.
Sở dĩ người ta chú ư đến bà Tanaka v́ bà là nữ Bộ trưởng duy nhất trong nội các Nhật Bản và đặc biệt hơn, bà được cho là một nhân vật “thân thiện” với Trung Quốc.
Tân Bộ trưởng Giáo dục Tanaka là con gái của cựu Thủ tướng Kakuei Tanaka, người có công trong việc tạo dựng mối quan hệ b́nh thường hóa với Trung Quốc cách đây 40 năm. Gia đ́nh bà Tanaka được cho là có mối quan hệ khá thân thiết với chính quyền Bắc Kinh.
Bản thân bà Tanaka từng giữ chức Ngoại trưởng dưới thời Thủ tướng Junichiro Koizumi cách đây hơn 10 năm và bà có xu hướng ủng hộ mối quan hệ thân thiết Nhật - Trung.
Việc Thủ tướng Noda đưa bà Tanaka vào nội các được nhiều người tin là một nỗ lực nhằm làm dịu căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản v́ tranh chấp lănh thổ ở biển Hoa Đông hiện nay.
Một số người hoài nghi về nhận định trên, nói rằng ở cương vị Bộ trưởng Giáo dục, bà Tanaka sẽ chẳng thể tác động ǵ đến mối quan hệ Nhật-Trung. Tuy nhiên, ông Takehiko Yamamoto, Giáo sư về Chính trị Quốc tế tại Đại học Waseda, đă phản bác lập luận này. Theo ông Yamamoto, việc đưa bà Tanaka vào nội các rơ ràng là động thái nhằm xoa dịu mối quan hệ căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo.
“Trung Quốc coi trọng bà Tanaka. Và với tư cách là Bộ trưởng Giáo dục, bà Tanaka đóng vai tṛ quan trọng trong việc thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Bà Tanaka được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện quan hệ giữa hai nước thông qua các hoạt động ngoài lề như vậy", ông Yamamoto nhận định.
Đề cập đến những nhận định kiểu như trên của các nhà phân tích, Thủ tướng Noda đă nhanh chóng bác bỏ sự liên quan giữa việc ông bổ nhiệm bà Tanaka với cuộc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Trung Quốc hiện nay. Ông Noda nhấn mạnh, ông chọn bà Tanaka vào vị trí Bộ trưởng Giáo dục v́ kinh nghiệm của bà này trong lĩnh vực công nghệ, khoa học.
"Tôi không bổ nhiệm bà ấy vào vị trí Ngoại trưởng. V́ vậy, chẳng có lư do nào để nói tôi chọn bà ấy v́ các vấn đề liên quan đến quan hệ Trung - Nhật ", ông Noda nhấn mạnh.
Tàu Trung Quốc, VLT Đài Loan vẫn lượn lờ ở vùng tranh chấp với Nhật
Trong khi Tokyo được cho là đang nỗ lực làm dịu căng thẳng v́ tranh chấp biển đảo ở biển Hoa Đông th́ tàu của Trung Quốc và Vùng lănh thổ (VLT) Đài Loan vẫn lượn lờ gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết, họ đă phát hiện một tàu tuần tra của VLT Đài Loan ở khu vực gần quần đảo tranh chấp sáng ngày hôm qua (1/10). Tàu của VLT Đài Loan đă hiện diện ở vùng lănh hải cách đảo Uotsuri khoảng 40km về phía tây lúc khoảng 9h05 sáng. Đảo Uotsuri là ḥn đảo lớn nhất trong số 5 ḥn đảo chính thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đă phát tín hiệu cảnh báo qua sóng radio, yêu cầu tàu của VLT Đài Loan không được xâm nhập vào vùng lănh hải của Nhật Bản. Đáp lại, tàu của VLT Đài Loan tuyên bố, họ đang bảo vệ các ngư dân Đài Loan ở vùng đặc quyền kinh tế của vùng lănh thổ này.
Ngoài tàu của VLT Đài Loan, 4 tàu hải giám của Trung Quốc cũng bị phát hiện lượn lờ gần khu vực tranh chấp trong suốt 40 phút, bắt đầu từ lúc khoảng 12h30 trưa qua.
Nhiều tàu khác của Trung Quốc và VLT Đài Loan cũng được nh́n thấy gần những ḥn đảo nhỏ ở biển Hoa Đông.
Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc, Nhật Bản và VLT Đài Loan đang nổi lên căng thẳng hiện nay.
Cả Nhật Bản, Trung Quốc và VLT Đài Loan đều đ̣i chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nhật Bản gọi là Senkaku c̣n Đài Loan gọi là Tiaoyutai.
Căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang leo đến đỉnh điểm sau khi cuộc tranh chấp giữa họ quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bị “khuấy tung” lên bởi sự kiện một nhóm các nhà hoạt động Trung Quốc hôm 15/8 đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cắm cờ nhằm mục đích “khẳng định chủ quyền của Trung Quốc” đối với vùng lănh thổ này.
Trước hành động khiêu khích của Trung Quốc, Nhật Bản đă đáp trả bằng một loạt động thái đầy thách thức, trong đó cao trào là việc nước này quyết định mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ tay những người chủ sở hữu tư nhân. Sự kiện này đă đẩy quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản vào cuộc khủng hoảng kéo dài và nghiêm trọng.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gồm 5 ḥn đảo nằm cách đảo Okinawa, phía nam Nhật Bản, khoảng 160km, và cách VLT Đài Loan khoảng 200km. Chùm đảo nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan này có nguồn cá dồi dào và có thể có cả dầu mỏ. Nó cũng nằm gần với các tuyến đường biển quan trọng.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
|
|
|