Vừa hết lo lắng con bị câm, một đôi vợ chồng trẻ tại cồn Ốc (xă Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) phát hiện con trai ḿnh đọc vanh vách những ḍng chữ chạy trên tivi và trên bất cứ giấy tờ nào có con chữ.
Xứ Cồn xôn xao v́ "thần đồng"
Vừa bước lên phà, chúng tôi lân la hỏi thăm th́ một phụ nữ ngoài 40 tuổi hào hứng kể: "Nhà tui ở ngay bên cạnh. Thằng nhỏ đó trước đây ai cũng tưởng bị câm chú ạ. Hơn 3 tuổi rồi mà chưa biết nói. Thế mà thời gian gần đây, cả cái cồn này cũng ngạc nhiên v́ tự dưng nó biết nói sau đó c̣n biết đọc. Chú không tin cứ tới nhà "thử" là biết liền à!".
Bé Đạt rất nghịch ngợm, hiếu ḱ so với các bạn cùng trang lứa.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ nằm gọn giữa những tán dừa xanh Cồn Ốc, chị Đoàn Thị Thùy Trang, mẹ cháu kể: bé Đạt sinh ngày 10/8/2008. Đạt là đứa trẻ sanh non nên rất yếu, cha mẹ phải chăm sóc rất kĩ từ nhỏ. Lúc được 9 -10 tháng tuổi, Đạt bắt đầu biết nói "pa, pa", "ma, ma" nhưng về sau im bặt không nói thêm được tiếng ǵ.
Đạt càng lớn th́ anh chị càng lo lắng bởi các bé khác cùng tuổi đă bắt đầu biết nói c̣n bé Đạt chỉ biết... la. Đến khi Đạt lên 2, cha mẹ quyết định đưa đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 ở TP.HCM sau khi anh Toàn (cha bé) phát "sốt" v́ có người trong xóm nghi ngờ "hay con thằng Toàn bị câm ta?".
Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán Đạt có dấu hiệu của trẻ bị tự kỉ và khuyên anh chị nên đưa bé đi nhà trẻ sớm để Đạt được tiếp xúc với bạn bè. Bác sĩ cũng nhận định việc bé Đạt chậm nói là việc b́nh thường v́ lưỡi cháu khá dày và to, song nếu hai năm sau Đạt vẫn không nói được th́ phải đưa bé lên bệnh viện để điều trị.
Sau khi đưa con về nhà, anh chị tức tốc sắp xếp công việc và đem gửi con ở nhà trẻ trong "bờ" v́ ngoài cồn không có chỗ nào nhận trẻ mới hai tuổi. Thời gian đầu, bé Đạt chỉ lẽo đẽo đi theo cô giáo, hễ bạn bè tới gần là bé nổi cáu, hoặc khóc thét lên. Nhưng về sau Đạt làm quen dần và chơi với bạn bè nên cha mẹ cũng đỡ lo. Cũng như những đứa trẻ khác, bé Đạt rất thích những chương tŕnh vui nhộn như phim hoạt h́nh, quảng cáo... trên ti vi.
Đến lúc được ba tuổi, Đạt bắt đầu bập bẹ nói trong sự vui mừng không kể xiết của cha mẹ. Một thời gian ngắn sau, chị Trang bắt đầu để ư khi thấy con chăm chú đọc theo những ḍng chữ chạy trên màn h́nh của bản tin "thị trường giá cả" sau chương tŕnh thời sự của Đài Truyền h́nh Việt Nam.
Lúc đầu chị Trang cho rằng con ḿnh nhại theo giọng cô phát thanh viên, nhưng về sau chị phát hiện Đạt đọc theo ḍng chữ mà người dẫn chương tŕnh không đọc. Quá ngạc nhiên nhưng anh chị cũng chưa dám tin. Anh Toàn liền lấy một tờ báo và chỉ vào một ḍng chữ th́ cháu bập bẹ đọc, anh liền chỉ vào những ḍng khác th́ cháu cũng đọc được luôn.
Cha bé rất tự hào v́ con biết đọc sớm và càng lớn càng giống ḿnh như đúc.
Chưa hết mừng đă lo
Hiện bé Đạt đi tới đâu là bị những người lạ hiều ḱ "thử" tài “thần đồng”. Ban đầu bé c̣n sợ sệt và nhút nhát v́ gặp người lạ nhưng bị mọi người quan tâm và "thử" nhiều quá nên thành ra bạo dạn. Ai hỏi ǵ cũng trả lời, ai đưa ǵ cũng đọc.
Chị Trang nhớ lại câu chuyện nới xảy ra gần đây mà vẫn c̣n buồn cười. Chả là mới đây chị đưa con qua phà th́ mấy chú ở pḥng bán vé phát hiện ra "cậu bé thần kỳ" nên giữ lại thử. Hết người này tới người khác đưa từ vé số, nhăn bánh kẹo, giấy chứng minh nhân dân, bằng lái xe, hóa đơn điện thoại, sách báo... mang đến cho Đạt. Bất cứ cái ǵ mọi người đưa ra bé Đạt đều đọc được hết. Mọi người tỏ ra thích thú và ngạc nhiên không tin vào mắt ḿnh.
Kết quả là bữa đó chị trễ một chuyến phà v́ không thể dứt con ra được đám đông hiếu kỳ. Nhiều lần khác chị đưa con đi chợ cùng, cứ đi tới đâu là bé Đạt bị "bắt" lại ở đó. Bà con ai cũng muốn kiểm chứng xem bé Đạt có thực sự đọc được chữ như những lời đồn hay không. "Nhiều người thưởng bánh kẹo, trái cây làm thằng bé cầm không hết" - chị Trang tự hào kể.
Chuyện bé Đạt có thể đọc vanh vách cũng khiến chính chúng tôi cũng bán tín bán nghi mặc dù nghe đích danh cha mẹ bé kể lại. Anh bạn đi chung liền mở máy tính xách tay lên và t́m một câu chuyện cổ tích để thử tài cậu bé. Ban đầu Đạt tỏ ra hơi lúng túng v́ lần đầu tiên bé nh́n thấy máy tính xách tay nhưng chỉ một lát sau là cậu quen liền và bắt đầu lẩm nhẩm đọc.
Tôi mở túi lấy sổ tay với những con số, chữ nghĩa viết vội của ḿnh ra, Đạt cau mày (có lẽ do chữ viết tốc kư trong sổ tay công tác không được rơ ràng và khó đọc) nhưng cu cậu vẫn đọc được, thậm chí c̣n khá trôi chảy.
So với các bạn cùng lớp, Đạt là đứa trẻ rất hiếu kỳ và ṭ ṃ. Cô giáo dạy Đạt cho biết: "Thằng bé b́nh thường th́ rất ngoan nhưng đă muốn nghịch ngợm ǵ là "tới nơi tới chốn" cho dù cô giáo có la mắng đến thế nào". Trái ngược với sự khép kín và nhút nhát lúc c̣n nhỏ, hiện nay bé Đạt cực kỳ vui vẻ, ḥa đồng với bạn bè. Chỉ có điều việc dạy bé học phát âm hoặc viết chữ rất khó khăn, v́ "nhiều lần chị kèm cháu đánh vần nhưng cháu không chịu, đưa từ nào ra là Đạt đọc luôn từ đó và nói là "con biết đọc rồi c̣n đánh vần ǵ nữa (!)" - chị Trang cho biết.
Hai vợ chồng anh Toàn chị Trang hiện vẫn rất lúng túng trước khả năng kỳ lạ của con. Thêm nữa thời gian này, chuyện bé Đạt biết đọc khi chưa từng được học chữ cũng khiến anh chị cảm thấy bối rối, phiền phức khi bà con trong vùng người th́ đồn bé Đạt là "thần đồng", là "Thánh Gióng", không ít người lại nghi ngờ chắc cha mẹ kèm chữ bé từ nhỏ nên bé mới quen mặt chữ và đọc lưu loát như vậy. Có người c̣n khuyên anh chị nên hỏi thăm và gửi cháu Đạt cho Nhà nước nuôi. Anh chị cho biết thấy con biết đọc sớm cũng rất mừng nhưng hiện chưa biết phải "xử lư" thế nào.
"Niềm vui đi kèm sự lo lắng khiến đôi lúc anh chị mất ăn mất ngủ nhưng thôi th́ tới đâu hay tới đó", anh Toàn tâm sự. Bố mẹ của cháu cũng cũng mong muốn khi bài viết này được đăng lên báo, sẽ sớm được các chuyên gia tâm lư biết đến giúp anh chị đưa ra việc tư vấn về cách dạy và chăm sóc con phù hợp nhất.
Tạm biệt xứ Cồn, mảnh đất sinh ra cậu bé "thần đồng", chúng tôi không quên an ủi và chúc mừng anh Toàn chị Trang. Mong là sau này Đạt lớn lên, được sự đầu tư, d́u dắt đúng hướng của gia đ́nh và sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như giới khoa học, bé Đạt sớm trở thành nhân tài sau này phục vụ cho đất nước.
Không nên ép học
Cô Lê Thị Nhung, giáo viên Trường mẫu giáo Hưng Phong, người trực tiếp dạy dỗ bé Đạt cho biết: Cháu là trường hợp lạ lùng mà hơn 20 năm đi dạy tôi mới gặp. Ban đầu khi thấy bé Đạt đọc được tôi cũng không tin nổi và nghĩ rằng chắc cháu "thuộc ḷng". Nhưng sau này tôi trực tiếp thử đi thử lại nhiều lần mới dám tin là cháu biết đọc thật. V́ lưỡi bé Đạt hơi to và dày nên việc cháu chậm biết nói là việc b́nh thường và việc dạy Đạt phát âm, viết có thể khó hơn những đứa trẻ khác, cô Nhung nhận định. Cô Nhung cũng cho rằng nên để bé Đạt phát triển b́nh thường và không nên dạy toán, dạy chữ sớm cho cháu.
Theo Người Đưa Tin