Liêu Ninh và Vikramaditya cùng được thiết kế ở Liên Xô, nhưng “đường đi nước bước” của hai con tàu sân bay này lại rất khác nhau.
Con tàu Liêu Ninh có khả năng mang theo máy bay chiến đấu phản lực được Hải quân Trung Quốc tiếp nhận vào biên chế này mới chỉ là một hàng không mẫu hạm trên danh nghĩa. Các máy bay chiến đấu trên hạm của Liêu Ninh vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Đă có thời, Bắc Kinh đề nghị Moskva bán cho vài chiếc Su-33 nhưng bị khước từ. Phía Nga cho rằng số lượng thiết bị được hỏi mua rơ ràng không thể đáp ứng nhu cầu tác chiến mà chỉ nhằm phục vụ cho việc sao chép.
Liêu Ninh và Vikramaditya có cùng nguồn gốc Varyag.
Ảnh solid-variag.ru
Có tin nói cùng với tàu sân bay Varya, Ukraine c̣n bán cho Trung Quốc một chiếc T-10K, một phiên bản của Su-33. Năm 2010, Trung Quốc tuyên bố kết thúc việc thiết kế máy bay chiến đấu trên hạm Shenyang J-15, đặc biệt nhấn mạnh đây một đề án phát triển Shenyang J-11 chứ không phải bản sao tiêm kích Nga. Tuy nhiên, trên thực tế J-11 vẫn là sao bản của Su-27 Liên xô.
V́ sao Trung Quốc cần đến một hàng không mẫu hạm chưa có máy bay? Một trong những đáp án của câu hỏi này chính là sự cạnh tranh gia tăng giữa các cường quốc hàng đầu trong khu vực châu Á. Song hành với hoạt động tái thiết sân bay Varyag ở Trung Quốc, tại nhà máy SevMash (Nga) đă diễn ra công tác hiện đại hóa hàng không mẫu hạm Đô đốc Gorshkov dành cho Hải quân Ấn Độ. Sau khi được hiện đại hóa, tàu sân bay Đô đốc Gorshkov mang tên Ấn Độ Vikramaditya.
Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới Igor Korotchenko cho biết: “Ấn Độ luôn yêu cầu các loại vũ khí tối tân, kể cả đối với đề án hiện đại hóa tàu sân bay cũ Đô đốc Gorshkov thành hàng không mẫu hạm Vikramaditya. Đó là khối lượng công việc lớn và lần đầu tiên tổ hợp kỹ thuật quốc pḥng Nga đối mặt với việc thực hiện một dự án công nghệ phức tạp như vậy. Từ con tàu cũ chỉ c̣n lại phần vỏ, mọi thứ khác được chế tạo từ đầu. Trên thực tế, chúng tôi đă chế tạo một con tàu mới”.
Việc đưa tàu sân bay Ấn Độ đi vào hoạt động đơn giản hơn nhiều so với tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ít nhất cũng do các máy bay chiến đấu phản lực, trực thăng trên hạm của Vikramaditya đă tồn tại và được sản xuất hàng loạt.
Tuy nhiên, vẫn c̣n tồn tại khá nhiều vấn đề. Trong quá tŕnh thử nghiệm, người ta phát hiện thấy một số thiếu sót trong khoang động cơ. Tường cách nhiệt bằng gạch của 3 trong số 8 nồi hơi bị hư hại từ 5 đến 10%. V́ vậy, tổng công suất các máy phát giảm 50% so với mức tối đa. Trong t́nh h́nh đó, Vikramaditya không thể duy tŕ vận tốc 22 hải lư, đủ đảm bảo cho phép cho các máy bay trên hạm cất cánh và hạ cánh. Tàu sân bay cần thời gian sửa chữa bổ sung và v́ vậy việc chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ đă bị tŕ hoăn. Nhưng chắc chắn trong năm tới, Vikramaditya sẽ trở thành kỳ hạm của Hải quân Ấn Độ. Ngoài ra, khác với con tàu “anh em” ở Trung Quốc, Vikramaditya sẽ là một hàng không mẫu hạm hoạt động đầy đủ chức năng cùng cụm máy bay chiến đấu trên hạm.
Cần lưu ư rằng ngoài hai tàu sân bay nói trên, Trung Quốc và Ấn Độ đều có kế hoạch chế tạo thêm nhiều tàu sân bay khác. Theo dự án hợp tác Nga-Ấn Độ, hàng không mẫu hạm Vikrant đang được đóng tại nhà máy Cochin của Ấn Độ từ năm 2006. C̣n Trung Quốc cũng kỳ vọng mở rộng hạm đội tàu sân bay. Đến năm 2020, Trung Quốc định đóng hai tàu sân bay thông thường và sau đó sẽ bắt tay chế tạo hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Với Liêu Ninh và Vikramaditya, ở châu Á sẽ xuất hiện hai nhóm hàng không mẫu hạm hùng mạnh, minh chứng cho sự thay đổi trong học thuyết hải quân của các cường quốc khu vực./.
Theo VOR