Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một khối xoắn ốc lạ xung quanh ngôi sao đỏ khổng lồ vẫn được biết đến với tên khoa học là R Sculptoris. Đây là một hiện tượng lạ chưa từng được khoa học phát hiện và khám phá ra trước đây.
Theo Slash Gear, giới khoa học gần đây đã ghi lại được hình ảnh một vòng xoắn ốc được hình thành bởi lớp khí ga và bụi bao quanh ngôi sao đỏ khổng lồ cách Trái Đất khoảng 1.000 năm ánh sáng.
Các nghiên cứu dự đoán rằng khối xoắn ốc lạ này được tạo thành bởi khối vật chất bị triệt tiêu và khuếch tán khỏi bề mặt ngôi sao đỏ khổng lồ R Sculptoris. Bằng việc đo vận tốc gió thổi qua ngôi sao này, các nhà thiên văn học đã chỉ ra rằng ngôi sao đã bị triệt tiêu một khối lượng gấp 3 lần so với dự đoán trước đây.
Hình ảnh vòng xoáy chôn ốc được khi lại bởi kính viễn vọng Alma tại Chile.
Hình dạng vòng xoáy trôn ốc của các phần tử khí gas và bụi được các nhà khoa học giải thích rằng: Các phần tử xoắn ốc được phát tán từ bề mặt ngôi sao ở vận tốc cao hơn sẽ lan rộng và xa hơn. Trong khi đó, các phần tử bị khuếch tán ở vân tốc thấp hơn sẽ tạo nên những chuỗi liên kết chặt chẽ hơn. Và như vậy, dựa vào cường độ của của xoắn ốc ta cũng sẽ ước lượng được khối lượng đã bị triệt tiêu của ngôi sao.
Các nhà khoa học cho rằng trường hợp ngôi sao R Sculptoris chỉ là một trường hợp điển hình cho hiện tượng lạ này trong vũ trụ. Liệu đây có phải báo động sớm về những điều tương tự sẽ xảy ra đối với Mặt trời trong khoảng 5 tỉ năm tới?
Theo Vietnamnet