Sea Launch là một dự án sử dụng bệ phóng di dộng trên biển bằng cách đưa tàu vũ trụ lên quỹ đạo bằng tên lửa chuyên dụng Zenit 3SL tại xích đạo.
Tên lửa Zenit-3SL là tên lửa 3 tầng, có khả năng mang vật có tải trọng 6.000 kg lên quỹ đạo địa tĩnh.
Sử dụng bệ phóng trên biển đồng nghĩa với việc tên lửa có thể được phóng từ những vị trí bất kỳ trên bề mặt trái đất, giúp tăng tải trọng và giảm giá thành một lần phóng so với bệ phóng trên mặt đất.
Dự án Sea Launch
Sea Launch được chính thức ra mắt từ năm 1995 với sự góp mặt của 4 quốc gia: Na Uy, Nga, Ukraina và Mỹ. Dự án này ban đầu do Boeing điều hành, với sự tham gia đóng góp của các cổ đông khác. Lần phóng thử đầu tiên của Sea Launch là vào tháng 3/1999.
Tất cả những lần phóng của Sea Launch đều mang theo vệ tinh liên lạc lên quỹ đạo địa tĩnh cho các khách hàng như EchoStar, DirectTV, XM Satellite Radio và PanAmSat.
Bệ phóng và máy móc được đặt trên con tàu Sea Launch Commander tại Long Beach, California, Mỹ. Sau đó, các thiết bị được đặt trên bệ phóng tự hành Ocean Odyssey và chuyển tới Thái B́nh Dương, nơi tàu Sea Launch Commander hoạt động như một trung tâm chỉ huy.
Vào tháng 6/2009, nhà cung cấp dịch vụ Sea Launch, Sea Launch Co. LLC, bị phá sản. Tập đoàn Energia Overseas Limited của Nga đă mua lại Sea Launch và trở thành chủ sở hữu chính của công ty sau khi tái cơ cấu.
Sea Launch đă có một thỏa thuận hợp tác có tên Launch Service Alliance với Arianespace và Mitsubishi Heavy Industry để đảm bảo trong trường hợp hệ thống của công ty không thể hoạt động được v́ các lư do chưa đảm bảo tin cậy, tải trọng không đáp ứng, đơn hàng nhiều… th́ sẽ mượn hệ thống của những công ty này thay thế.
Sea Launch tuyên bố giá thành cho mỗi lần phóng của họ thấp hơn so với phóng từ trên bệ phóng mặt đất, một phần bởi họ đă giảm thiểu được số lượng nhân viên (số lượng nhân viên trên bệ phóng và trên tàu chỉ huy là 310 người).
Các lần phóng
Lần phóng thử đầu tiên của dịch vụ này được thực hiện ngày 27/3/1999 và phi vụ thương mại đầu tiên là vụ phóng vệ tinh ngày 9/10/1999. Tới nay, dịch vụ này đă thực hiện 31 lần phóng, với 3 lần thất bại.
Lần phóng hỏng đầu tiên là vào ngày 12/3/2000 khi lỗi phần mềm đă khiến van ở tầng 2 của tên lửa không thể đóng được.
Lần phóng hỏng thứ 2 là vào ngày 30/1/2007 khi tên lửa Zenit-3SL bị nổ ngay trên bệ phóng cùng với vệ tinh Boeing 702 NSS-8 vài giây sau khi động cơ được đốt cháy.
Người ta cho rằng nguyên nhân của vụ nổ là do động cơ đă được lắp đặt một thiết bị không đảm bảo từ nước ngoài. Vụ nổ này khiến bệ phóng bị hư hại nhiều. Quá tŕnh sửa chữa bệ phóng chỉ hoàn thành sau 8 tháng.
Tàu chỉ huy và bệ phóng Sea Launch
Quy tŕnh phóng
Tên lửa Sea Launch được đặt ở Long Beach. Sau một loạt các thao tác như kiểm tra tải trọng, bơm dầu và được đưa lên thiết bị xử lư tải trọng, tên lửa được chuyển tới một nhà chứa trên bệ phóng tự động.
Sau khi kiểm tra tên lửa, các tàu (bệ phóng và tàu chỉ huy) sẽ phải di chuyển một chặng đường khoảng hơn 4.800 km để tới Xích đạo, tại tọa độ 0 độ bắc và 154 độ tây, tại vùng biển quốc tế cách Kiritimait, Kiribati 370 km. Bệ phóng mất 11 ngày để di chuyển tới đích, tàu chỉ huy mất khoảng 8 ngày.
Sau đó bệ phóng sẽ bị d́m xuống độ sâu 22m, nhà chứa được mở, tên lửa sẽ được tự động chuyển tới vị trí thẳng đứng và nhân viên bệ phóng sẽ rời sang tàu chỉ huy cách đó 5 km.
Sau đó, bệ phóng được nạp nhiên liệu và phóng đi. 10 giây cuối cùng trước khi phóng, hiệu lệnh sẽ được nói bằng tiếng Anh và tiếng Nga.
Những ưu điểm của bệ phóng xích đạo trên biển:
Tốc độ quay của trái đất là lớn nhất tại xích đạo, điều đó khiến giảm thiểu lực phóng, do đó, tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu cho các lần phóng.
Tên lửa giảm được áp lực thay đổi hướng bay theo quỹ đạo tĩnh với độ nghiêng bằng 0.
Có thể dễ dàng điều chỉnh được hướng bay theo độ nghiêng quỹ đạo.
Bệ phóng trên biển có ưu điểm hơn bệ phóng thường ở chỗ: Bệ phóng trên biển có thể giảm thiểu được nguy cơ có liên quan đến quá tŕnh phóng tại những nơi đông dân. Không bị “đụng chạm” với các hệ thống phóng khác, cũng như không sợ bị đụng chạm với các tàu và máy bay qua lại trong khu vực phóng.