Hai ngày sau khi Nghị định 71 có hiệu lực - gây xôn xao dư luận, Bộ Công an đă họp báo khẳng định, nếu người sử dụng chứng minh được xe mượn của người thân, đi thuê sẽ không bị phạt.
Chiều 12/11, lănh đạo Tổng cục cảnh sát Quản lư hành chính về trật tự an toàn xă hội (Bộ Công an) có buổi gặp mặt báo giới để giải thích rơ hơn về Nghị định 71.
|
Thiếu tướng Đỗ Đ́nh Nghị tại buổi gặp mặt báo chí chiều 12/11. Ảnh: Bá Đô. |
Trả lời câu hỏi mượn xe của bố mẹ, bạn bè hay người thân... liệu có bị phạt, đại diện Bộ Công an khẳng định nếu người điều khiển chứng minh được xe đó có nguồn gốc xuất xứ sẽ không bị áp dụng.
Phó tổng cục trưởng Đỗ Đ́nh Nghị cho hay, ông đă hướng dẫn công an các tỉnh, thành: "Khi tuần tra kiểm soát phát hiện trường hợp có giấy đăng kư xe nhưng tên của chủ xe không trùng với tên người lái, và người lái tŕnh bày đi mượn, đi thuê hay xe gia đ́nh th́ không xử phạt hành vi mua bán không sang tên".
Trước câu hỏi về tính khả thi của việc xử phạt 6-10 triệu đồng với ôtô và một triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ theo Nghị định 71, đại diện Bộ Công an giải thích Nghị định 71 ra đời nhằm tăng cường hiệu lực quản lư của Nhà nước và đảm bảo lợi ích của người dân. Từ nhiều năm trước do tuyên truyền chưa đạt, việc xử lư chưa tốt.
Nói về nguyên nhân thời gian qua người dân c̣n thờ ơ với việc sang tên đổi chủ, thiếu tướng Nghị cho rằng do phí trước bạ quá cao. Bộ Công an đă kiến nghị giảm phí. "Việc này vừa đảm bảo lợi ích cho nhà nước vừa đảm bảo cho người dân. Nếu cao quá, họ không chịu sang tên đổi chủ, sẽ không thu được thuế...", ông Nghị nói và cho hay việc sang tên đổi chủ không phức tạp. Với xe đă qua nhiều chủ, người sử dụng cuối cùng sẽ đứng ra làm thủ tục.
Trong buổi họp báo, thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Bộ Công an) khuyến cáo người dân nên sang tên đổi chủ, thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ông cho rằng mọi người không quá lo lắng về việc đi xe không chính chủ v́ cảnh sát chỉ xử phạt những trường hợp không chấp hành luật giao thông. "Thông thường, cảnh sát chỉ truy vấn xe không chính chủ ở những trường hợp cần thiết như xe nằm trong các vụ án, tai nạn...", ông Tuyên nói.
Bộ Công an ước tính, khoảng 30-40% xe đang sử dụng là mua bán ḷng ṿng qua nhiều chủ. Để xác định các phương tiện đó đă sang tên đổi chủ hay chưa, cơ quan công an đang gặp khó khăn, song không phải không làm được. "Nếu chúng tôi làm triệt để sẽ gây khó khăn cho nhân dân, không tạo được sự đồng thuận. V́ vậy trước mắt với những xe chưa sang tên đổi chủ, chúng tôi chưa xử phạt", Phó tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Quản lư hành chính về trật tự an toàn xă hội nói và cho biết mọi việc đang chờ hướng dẫn thêm của Bộ Công an.
|
10 tháng qua, Công an Hà Nội đă xử phạt 560 chủ xe ôtô và xe máy không làm thủ tục sang tên đổi chủ, thu về cho nhà nước trên 8 tỷ đồng. Ảnh: Bá Đô. |
Bộ Công an khẳng định Nghị định 71 đă có hiệu lực, Bộ sẽ là đơn vị thực thi và không có việc tŕ hoăn. Trong quá tŕnh thực hiện, nếu gặp vướng mắc, khó khăn Bộ sẽ tổng hợp để có đề xuất sửa đổi.
Theo pḥng CSGT (Công an Hà Nội), sau 2 ngày ra quân xử lư những vi phạm giao thông theo Nghị định 71, đơn vị đă xử lư hơn 2.000 trường hợp, phạt tiền hơn 750 triệu đồng. 9 xe ôtô, 15 xe máy và 635 bộ giấy tờ bị tạm giữ.
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng pḥng CSGT Công an Hà Nội cho biết các lỗi vi phạm chủ yếu do đi quá tốc độ, đi sai làn đường hoặc không đội mũ bảo hiểm... Với vi phạm không sang tên đổi chủ, những ngày đầu thực hiện công an chỉ nhắc nhở và cảnh cáo gần 180 trường hợp.
|
Hà Anh - Bá Đô