Giao chiến đột ngột gia tăng giữa Israel và Hamas một lần nữa đă nêu bật sự chênh lệch sức mạnh tổng thể giữa hai bên.
Ảnh chụp ở một thị trấn miền nam Israel cho thấy một tên lửa được phóng từ Dải Gaza vào Israel ngày 15/11/2012.
Máy bay và các đơn vị hải quân của Israel có thể hoạt động khá thoải mái nhắm vào các mục tiêu ở Dải Gaza. Nếu có một cuộc xâm lược lớn trên bộ của Israel - điều mà có thể cả hai bên đều muốn tránh né - th́ sự cân bằng sức mạnh quân sự một lần nữa lại nghiêng hẳn về phía Israel.
Mối đe dọa từ tên lửa Palestine
Mặc dù vậy, giao chiến trong những ngày qua đă làm nổi bật mối đe dọa từ kho tên lửa của người Palestine đối với các cư dân Israel sống ở miền nam đất nước.
Tên lửa Palestine có thể không đặc biệt tinh vi và chính xác. Tuy nhiên, chúng vẫn là một mối đe dọa nghiêm trọng, có thể thấy như trong vụ nă thẳng vào ṭa nhà căn hộ ở Kiryat Malachi sáng ngày 15/11, sự việc làm 3 người thiệt mạng.
Các thị trấn và thành phố Israel ở một khu vực rộng lớn phía nam Tel Aviv hiện nay đều có thể nằm trong tầm bắn của các tên lửa đó. Hàng trăm ngh́n người Israel sống trong tầm ảnh hưởng này và đây là một t́nh huống mà các chính phủ Israel thành công đều phải nỗ lực xử lư.
Tầm bắn của các tên lửa Hamas
Kho tên lửa của người Palestine rất lớn và thường xuyên được cải tiến theo thời gian. Nhiều hệ thống tầm ngắn như Qassam - một cái tên chung cho cả một ḍng vũ khí - được chế tạo trong các nhà máy và công xưởng trên chính đất Gaza. Chúng có tằm bắn lên tới hơn chục kilômét.
Các tên lửa Grad, với số lượng lớn được cho là do Iran cũng cấp, có tầm bắn xa hơn một chút - khoảng 20km - mặc dù một số phiên bản nâng cấp của nó có thể bắn xa hơn đáng kể. Tên lửa WS-1E, với tầm bắn khoảng 40km, cũng được dùng chống lại các mục tiêu Israel.
Các vũ khí sát thương mạnh nhất trong kho đạn Palestine là tên lửa Fajr-5. Chúng có tầm bắn lên tới 75km, đe dọa các ŕa mép của Tel Aviv - thành phố lớn nhất Israel.
"Tấn công giải phẫu"
Các địa điểm cất giữ những vũ khí này nằm trong số những mục tiêu cụ thể mà máy bay Israel t́m kiếm. Các phát ngôn viên của quân đội Israel tuyên bố nước này đă thành công đáng kể trong việc phá hủy chúng, mặc dù có những thông tin cho biết ít nhất một tên lửa Fajr-5 đă được bắn đi trong đợt giao chiến hiện nay.
Phản ứng của Israel trước mối đe dọa tên lửa vừa mang tính pḥng thủ vừa mang tính tấn công về bản chất. Hệ thống chống tên lửa tương đối mới của nước này - có tên gọi Ṿm Sắt (Iron Dome) - đă được vận hành tích cực trong nhưng ngày này. Hệ thống này sẵn sàng hoạt động kể từ năm 2011. Mỗi một trong 4 khẩu đội pháo sẵn sàng có thể bảo vệ được một khu vực có diện tích bằng một thành phố tầm trung.
Các radar mạnh xác định và lần theo các tên lửa đang phóng tới; điểm đáp có thể của chúng được tính toán và khẩu đội pháo sau đó bắn tên lửa đánh chặn vào những mục tiêu được xác định đang hướng tới các khu vực đông dân cư.
Hệ thống Ṿm Sắt dường như hoạt động tốt trong cuộc khủng hoảng lần này nhưng không một hệ thống pḥng thủ nào có thể thành công 100%.
Hệ thống pḥng thủ Ṿm Sắt của Israel
Israel cũng phải t́m cách triệt phá các lô tên lửa được chuyển lậu tới Dải Gaza, đặc biệt là các tên lửa tầm xa hơn do Iran chế tạo, loại vũ khí mà nhiều nhà phân tích tin rằng được chuyển bằng một đường dây buôn lậu cực kỳ phức tạp từ Iran, tới Sudan và sau đó qua Ai Cập và Bán đảo Sinai vào Gaza.
Vụ không kích "bí ẩn" nhằm vào lô container bên ngoài một nhà máy vũ khí do Iran vận hành ở Sudan hồi cuối tháng 10 được dư luận rộng khắp cho là do Không lực Israel thực hiện trong nỗ lực phá vỡ các tuyến cung cấp vũ khí cho Hamas và nhiều nhóm Palestine khác.
Các trận oanh kích thường xuyên ở Dải Gaza thường nhằm vào cá nhân các lănh đạo của một số phe nhóm Palestine nhỏ hơn, bên cạnh các nhóm hay phóng tên lửa.
Tuy nhiên, đây là chiến dịch lớn nhất của Israel kể từ cuộc xâm lược trên bộ vào phía bắc Dải Gaza hồi năm 2008-2009.
Chắc chắn, v́ cái gọi là "các cuộc tấn công giải phẫu" như lời các phát ngôn viên Israel, những người dân b́nh thường Palestine đă phải bỏ mạng.
Thương vong của dân thường có thể tăng cao nếu Israel hướng tới một chiến dịch trên bộ. Mọi áp lực đang chỉ hướng về một sự leo thang chiến sự trước khi t́nh h́nh lắng dịu. Kết quả có thể là một lệnh ngừng bắn nữa mà nhiều khả năng chỉ tồn tại trong chốc lát.
Rơ ràng người Israel muốn tránh xa điều đó. Song thế tiến thoái lưỡng nan ở Dải Gaza vẫn không thay đổi.
Không có dấu hiệu về bất kỳ một tiến tŕnh ḥa b́nh nào đáng tin cậy. Và, ngay khi cuộc khủng hoảng này kết thúc, đồng hồ có thể vẫn đang chạy về phía một sự bùng phát bạo lực tiếp theo.
Thanh Hảo (Theo BBC)