Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
Tôi tin rằng khi đọc cái đề tựa này nhiều độc giả sẽ cho là tôi lẩn thẩn, thậm chí cho rằng tôi bị tẩy năo v́ đă ở trong trại cải tạo của Cộng Sản quá lâu lại thêm 4 năm sống dưới chế độ đỏ ḷm đó sau khi ra tù. Nhưng phải thú thực rằng, trong 20 năm chạy dài sang đất dung thân này th́ 19 năm tôi sống về nghề báo và truyền thông.
Ngoài cái thú làm báo và làm truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại, ngoài những lợi ích v́ môi trường của báo chí và truyền thông ở Mỹ giúp cho mở rộng tầm nh́n về đủ mọi khía cạnh của những vấn đề nóng hổi trong ḍng thời sự ập tới như những cơn sóng thần đánh mạnh vào đầu hàng ngày, nhiều người trong số chúng tôi cũng phải trả cái giá của nó. Trong môi trường truyền thông Việt ngữ, cái giá ấy rất đắt nếu một người nào đó cố giữ những suy nghĩ độc lập.
Thời gian của 19 năm làm việc, từ thời bắt đầu làm ở tờ Người Việt giai đoạn Một, rồi đài Văn Nghệ Truyền Thanh, Việt Nam California Radio (VNCR), nhật báo Viễn Đông Kinh Tế Thời Báo, cho đến khi trở lại với tờ Người Việt lần thứ Hai, rồi thời gian lang thang sang lănh vực truyền h́nh , làm cho tờ nhật báo mới ra là tờ Việt Herald, rồi tuần báo Sống Magazine và Đài truyền h́nh SBTN, tôi đă có dịp nghe đầy lỗ tai về những tranh luận liên quan đến dùng “Tiếng Việt nào”*. Nhóm từ mà tôi quen nghe nhất là: “Báo hay đài... của anh ăn phải bả mấy thằng Việt Cộng hay sao mà cứ dùng chữ Việt Cộng hoài vậy” trên điện thoại và thỉnh thoảng cũng nhận được e-mail của những khán giả hay độc giả viết và gởi mách những xếp lớn của ḿnh.
Hồi cuối năm ngoái, tôi nhận được một cú điện thoại không ghi ID trên cell phone của tôi. Ông ta nói rất “căng”: “Anh làm việc cho báo Sống và Đài SBTN mà không bảo được nhân viên bỏ dùng chữ Việt Cộng, chúng tôi sẽ vận động cộng đồng đến để họ bảo cho”. Tôi có cái lệ tự đặt ra cho ḿnh, đó là những cú gọi nào không để ID th́ tôi không trả lời. Nhưng tôi vẫn cứ dặn ḍ các biên tập viên là dùng tiếng Việt theo chính sách của đài hay báo mà ḿnh làm việc. Phải thú thực rằng, cách đây một thập niên, tôi thực sự bối rối và cũng không biết phải trả lời sao cho đúng. Nếu chỉ nói hùa theo cho yên chuyện, cho được tiếng là giữ vững lập trường chống Cộng, hứa sửa chữa hay nói nước đôi th́ dễ rồi. Nhưng c̣n vấn đề chính trực và nói cho qua chuyện th́ có phải là thái độ đứng đắn của người làm báo và làm truyền thông hay không? Từ thời c̣n học trung học, tôi hiểu tiếng Việt của người Việt Nam biến chuyển, thay đổi trong nhiều thời đại khác nhau... nhưng đó vẫn là quốc ngữ của người Việt Nam dùng để thông đạt, để hiểu nhau.
Tôi đă đọc khá nhiều lần bài “Tiếng Việt nào*” của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc viết trên blog của ông được trang Web của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đăng tải lại, trong đó có đoạn như sau:
“Từ góc độ học thuật, không có ǵ gọi là từ ngữ Việt Cộng hay từ ngữ Việt Nam Cộng Ḥa. Lư do: thứ nhất, sự phân biệt giữa Việt cộng và VNCH là sự phân biệt thuần túy mang tính chính trị. Mà ngôn ngữ, ở cấp độ từ vựng lại không có tính chất chính trị. Những từ ngữ như ngụy, cách mạng , giải phóng, cải tạo, đăng kư, khẩn trương, bộ đội, lính thủy đánh bộ... tự chúng không có tội t́nh ǵ cả. Chúng là những yếu tố nằm trong kho từ vựng tiếng Việt. Phần lớn những từ ấy đă có từ lâu. Ngay một số từ ghép lạ tại với người Miền Nam như lính thủy đánh bộ cũng bao gồm những từ tố quen thuộc đă có sẵn trong tiếng Việt. Tính chính trị của từ không nằm trong bản thân của từ ấy. Tính chính trị chỉ có trong cách sử dụng. Chữ giải phóng chẳng hạn hoàn toàn phi chính trị. Nhưng dùng từ ấy để chỉ ngày 30 tháng 4, ví dụ ngày giải phóng, khi đất nước được giải phóng th́ yếu tố chính trị mới xuất hiện”.
Theo tôi, không phải là không có lư khi Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc viết như thế. Với một cộng đồng người Việt ở Úc c̣n nhạy cảm cũng như bao nhiêu cộng đồng người Việt khác ở Hoa Kỳ, ở Pháp, ở Anh suy nghĩ này của ông có thể phải trả giá bằng những lời phê phán nặng nề. Tôi nhớ lại một kỷ niệm mà tôi không ngờ rằng trong đời ḿnh lại phải trải qua. Đó là chữ“invade” mà những phóng viên Mỹ hay viết trong bản tin của họ về việc Mỹ đưa quân vào Iraq hai năm sau khi Hoa Kỳ đưa quân vào Afghanistan để trả đũa và săn lùng thủ lănh khủng bố quốc tế. Lúc đó tôi đang c̣n làm việc với nhật báo Người Việt trong vai tṛ của một Tổng Thư Kư. Một vài biên tập viên dịch chữ “invade” là “xâm lăng”, tôi không sửa chữa ǵ v́ dịch như thế chẳng có ǵ sai. Nhưng chỉ ngày hôm sau thôi, lập tức ṭa soạn nhận được phản ứng của độc giả ngay. Số người này không nhiều. Phần lớn nội dung chỉ là một lời trách cứ: “Mấy anh đều là người Mỹ gốc Việt, sao lại nỡ dùng chữ xâm lăng để chỉ cuộc hành quân vào Iraq. Người Mỹ đă cưu mang chúng ta mà các anh vội quên sao”. Trong một cuộc họp hàng tuần của ban biên tập vào mỗi sáng Thứ Năm, chủ nhiệm Đỗ Ngọc Yến quyết định là phải t́m ra ngay một từ vựng nào đó để thay thế cho chữ “xâm lăng” v́ chữ này dùng trong trường hợp Mỹ đưa quân vào Iraq không thích hợp và dễ gây ngộ nhận. Cuối cùng, chúng tôi phải dùng định nghĩa của chữ “xâm lăng” để thay cho chữ này chỉ v́ phương vị của người Việt lúc đó là những người đă nhận Hoa Kỳ là tổ quốc của ḿnh. Hơn nữa dùng nhóm chữ “đưa quân vào Iraq” hay “hành quân vào Iraq”thay v́ “xâm lăng”, người ta có thể cảm thấy yên tâm là không c̣n phảng phất một thứ tội lỗi của việc đem quân vào từ nước ḿnh xâm chiếm một nước khác hoặc chỉ là lật đổ chế độ của nước đó để lập nên một chế độ bù nh́n của ḿnh. Và cũng rất dễ hiểu chính những người than phiền về việc chúng tôi dùng chữ “xâm lăng” cũng là những người trước kia khi c̣n ở Miền Nam Việt Nam đă từng dùng từ ngữ “xâm lăng” để gọi những hành động thẩm nhập người và vũ khí Cộng Sản từ Miền Bắc vào Miền Nam. Bây giờ ông hay bà mang quốc tịch Mỹ rồi th́ lại phản bác việc dùng từ vựng “xâm lăng” để chỉ những hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại Iraq. Như thế, xét cho cùng một số đồng hương của tôi khi c̣n là công dân VNCH trong chiến tranh kháng cộng, do thấm cái nỗi đau của những người tự vệ chống Cộng Sản xâm lăng th́ họ mặc chiếc áo xâm lăng cho một cuộc chiến ư thức hệ. Nhưng khi chính người ấy đă trở thành công dân Hoa Kỳ khi thấm nỗi đau của cuộc khủng bố 911 th́ họ lại không muốn dùng từ xâm lăng để chỉ hành động quân Hoa Kỳ hành quân vào Iraq để lật đổ chế độ của Saddam Hussein, một chế độ dù độc tài nhưng đang có chủ quyền và cũng chẳng dính dáng ǵ đến việc sản xuất vũ khí giết người hàng loạt hay cuộc khủng bố 911?
Nhưng riêng tôi, trong sâu thẳm tôi nghĩ đến cuộc xâm lăng của quân Pháp, rồi việc Pháp đô hộ Việt Nam, việc bố tôi theo kháng chiến chống Pháp rồi không chịu đựng được sự dối trá của những nhà lănh đạo Việt Minh bỏ về thành, làm việc lại với những người Pháp đă xâm lăng đất nước ḿnh, dù có thông cảm với ḷng u uẩn của bố tôi sau này, nhưng tôi vẫn cứ nghĩ nếu phải biện minh cho bố tôi, thật cũng khó dù rất thương cho hoàn cảnh của ông. V́ không phải là một nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học, nên tôi chỉ có hiểu bằng kinh nghiệm trải qua trong nghề nghiệp làm báo, làm truyền thông của ḿnh. Tôi nhận được nhiều lời khuyên của những người nghe tôi nói trên làm sóng phát thanh hay truyền h́nh và những người đọc những bài viết của tôi rằng không nền dùng “từ Việt Cộng”, thậm chí nhận được cả những câu nói đầy vẻ khích bác mỉa mai:“Bộ VNCH trước đây của chúng ta thiếu chữ đến nỗi ngày nay các anh vẫn phải dùng ngôn ngữ của tụi nó”. Nhưng phải nói thẳng ra rằng đă sống gần hết một đời người, tôi hiểu rằng thứ tiếng Việt dùng trong xă hội Miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống thời chiến tranh và thứ tiếng Việt dùng trong xă hội Miền Bắc Việt Nam theo chế độ Cộng Sản chỉ là Tiếng Việt của người Việt Nam với những phương ngữ khác nhau, ở chế độ chính trị khác nhau.
Những từ vựng Việt Nam được sử dụng trong xă hội Miền Bắc hay Miền Nam và bây giờ là xă hội Việt Nam và cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vẫn chỉ là tiếng Việt. Cho nên, những câu hỏi hay trách móc đại loại như tôi vừa đề cập ở trên không phải là “thuần túy có tính chất học thuật”, cũng chẳng ăn thua ǵ đến lập trường chính trị của tôi. Và cứ như lời giáo sư Nguyễn Hưng Quốc th́ “những câu hỏi đó xuất phát chủ yếu từ những dằn vặt về tâm lư, những ám ảnh về chính trị và đặc biệt những kư ức khốn khổ của chiến tranh và sự phân hóa”. Vậy th́ những từ ngữ như “xử lư”, “vô tư”, “khẩn trương”, “nhất trí”, “kiến nghị” , “thông thoáng”, “cải tạo”, “cải thiện”, “đăng kư”, “bộ đội” , “máy bay lên thẳng”, “hoành tráng”, “phát hiện”, “kiểm tra”... tự thân chúng không mang một yếu tố Việt Cộng hay Việt Nam Cộng Ḥa nào cả. Chẳng hạn từ vựng “xử lư”tôi được nghe thấy từ khi miền Nam Việt Nam chưa rơi vào tay Cộng sản qua lời các tù binh thuộc quân đội Miền Bắc bị bắt tại các mặt trận. Sau này khi bị đẩy vào các trại cải tạo, tôi lại nghe những cán bộ trại giam Cộng sản dùng từ vựng này thường xuyên hơn, chẳng hạn như “Nếu anh nào vi phạm nội qui trại sẽ bị xử lư nghiêm khắc”. Lúc đó, một vài anh bạn tù trong số chúng tôi đă thay từ vựng “xử lư” bằng từ vựng “giải quyết” mà họ quen dùng. Nhưng nếu nói: “Nếu anh nào vi phạm nội qui trại sẽ bị giải quyết (hay được giải quyết) nghiêm khắc” th́ không đúng. Từ vựng “giải quyết” chỉ thích hợp nếu nói: “Việc vi phạm nội qui trại của các anh sẽ được giải quyết nghiêm túc”. Như thế rơ ràng là cách dùng và trường hợp dùng từ vựng trong một câu tiếng Việt có thích đáng hay không chứ không phải từ này đúng, từ kia sai v́ nó được sử dụng dưới các chế độ chính trị khác với ḿnh. Dưới thời VNCH, câu “Nếu anh nào vi phạm nội qui trại giam sẽ bị xử lư nghiêm khắc” sẽ được đổi lại “Nếu anh nào vi phạm nội qui trại giam sẽ bị chế tài nghiêm khắc” hoặc “Nếu anh nào vi phạm nội qui trại giam sẽ bị phạt nặng”. Đổi lại như như thế rơ ràng là phạm vi học thuật và phương ngữ chứ không mang tính chất chính trị. Tiếng Việt sẽ rất phong phú nếu người sử dụng chấp nhận học thuật và phương ngữ của từ vựng một cách hợp lư và thích đáng.
Chữ “vô tư” cũng đă từng được sử dụng ở miền Nam Việt Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, chẳng hạn “Chúng tôi sống vô tư trong thời thơ ấu tại một vùng đất đai trù phú” hoặc “Cô ấy sống rất vô tư” chứ không ai sử dụng chữ “vô tư” như ngôn ngữ ngày nay ở Việt Nam, chẳng hạn: “Ê, tụi mày ơi, cứ vô tư như là của ḿnh... đi nhé”. Cũng vẫn là cách dùng chữ khiến cho từ vựng thích đáng hay không thích đáng. Chữ “cải thiện” cũng được những nhà văn, nhà báo sử dụng ở Miền Nam Việt Nam, chẳng hạn “Nền an ninh của VNCH đang dần dần được cải thiện”. Trong trại tù Cộng sản, tôi thường được nghe các cán bộ trại giam đe dọa ở băi lao động: “Anh nào đi cải thiện linh tinh là không được đâu đấy nhé”. Chúng tôi hiểu cải thiện ở đây là đi kiếm thêm rau rác để thêm vào khẩu phần của trại giam. Nhưng chữ cải thiện dùng trong trường hợp này nghe lạ tai và không thích hợp. Thế nhưng nếu viết hay nói: “Chế độ khẩu phần tại Việt Nam nay đă được cải thiện nhiều” th́ rất thích đáng và không có ǵ gọi là từ Việt cộng cả. Ngay cả chữ “Việt cộng” cũng vậy. Việt cộng chỉ là cách viết cho gọn nhóm từ “Người Việt đi theo chủ nghĩa Cộng sản” cũng như “Thượng cộng” là cách viết gọn của nhóm từ “Người Thượng ở cao nguyên Trung Phần theo chủ nghĩa Cộng sản”. Ở Miền Nam Việt Nam, dưới thời VNCH chúng ta sử dụng lối viết cho gọn này cũng như ở Miền Bắc Việt Nam thời Việt Minh và sau này thời Cộng sản họ dùng từ ngữ “Bộ đội” là những đơn vị lục quân chuyên đánh trên bộ. Chữ bộ đội và chữ “lục quân” hay “bộ binh” chẳng có ǵ khác nhau cả, nhưng nếu chúng ta dùng “Bộ đội VNCH” th́ nghe lạ tai và bị phản đối. Lư do này không phải là học thuật mà là do chế độ chính trị khác nhau của người Việt ở hai miền và cuộc chiến đang diễn ra lúc đó. Những từ ngữ này nay đă trở thành một phương ngữ rồi, người Việt Nam ở Miền Bắc chỉ quen dùng “Bộ đội” để chỉ bộ binh trong quân đội Việt Nam Cộng sản và người miền Nam chỉ quen dùng từ “bộ binh” để chỉ những đơn vị đánh trên bộ trong quân đội Việt Nam Cộng Ḥa .
Cho tới nay, sự khác biệt nhau về cách dùng chữ Việt và ngữ phạm tiếng Việt vẫn c̣n được sử dụng như những ngôn ngữ chính trị tại cộng đồng người Việt ở hải ngoại để cáo buộc nhau về lập trường chính trị. Rồi từ đó, những chính trị gia thiếu lương thiện dùng nó là thứ vũ khí để bảo vệ ḿnh và tấn công người khác. Từ ngữ Việt Cộng và từ ngữ Việt Nam Cộng Ḥa dần biến thành một thứ độc dược để những đối thủ phun vào mặt nhau. Những chính trị gia bảo hoàng hơn vua lại c̣n đi xa hơn là “cấm sử dụng từ ngữ Việt Cộng” chứ không phải là một lời khuyên “không nên bắt chước việc sử dụng Việt ngữ không thích đáng của một số người Việt Nam ở trong nước”. Tiếng Việt mà người Việt Miền Nam Việt Nam quen cách dùng nếu thích đáng sẽ măi măi c̣n nằm trong kho tàng Việt ngữ dù chế độ VNCH không c̣n nữa. Vậy th́ tiếng Việt mà người Việt Nam dưới chế độ Cộng sản quen sử dụng nếu thích đáng cũng sẽ như vậy, dù chế độ Cộng sản có mất đi. Khi người Miền Nam dùng từ “con heo” để chỉ “con lợn” mà người Miền Bắc sử dụng, và khi người Miền Nam và miền Bắc đều gọi là “bánh da lợn”chứ không dùng “bánh da heo” để chỉ một thứ bánh làm bằng những chất liệu như bánh phu thê của Miền Bắc v́ đó là những phương ngữ, không thể nói từ nào đúng từ nào sai hoàn toàn được. Vậy th́ tại sao một số người Việt ở hải ngoại và người Việt trong nước không thể chấp nhận từ vựng quen và dùng đúng cách của nhau được? Chúng đâu có ăn thua ǵ đến lập trường hay hành động chống Cộng đâu?
Cho nên, tôi cho rằng vấn đề ở đây là yếu tố tâm lư và sự ám ảnh của một cuộc chiến cũng như chế độ chính trị ở Việt Nam. Khi nào chuyện này không c̣n nữa th́ khi ấy có lẽ cái biên giới chính trị mới không xen vào học thuật của ngôn ngữ. Nhưng nếu ngay từ bây giờ người ta không thẳng thắn thảo luận với nhau về cách sử dụng tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt sao có thích đáng mà chỉ chú trọng đến cái đúng hay sai, phản ảnh lập trường chống Cộng hoặc phù hợp với một chế độ đă qua đời rồi, chúng ta sẽ không giải quyết được hướng đi chính đáng của ngôn ngữ Việt. Cuối cùng chỉ có một thứ ngôn ngữ Việt chứ không chứ không có “từ Việt Cộng” hay “từ VNCH”. Ăn thua là ở cách dùng Việt ngữ sao cho hợp lư và thích đáng.
Nguồn: tuanbaosongonline