(Kienthuc.net.vn) - Nếu không có lần tôi tận mắt bắt gặp bác dâu móc họng bà nội ra th́ không biết bây giờ bà tôi khổ thế nào.
LTS: Loạt bài "Phụng dưỡng", kể những câu chuyện về cách chăm sóc, ứng xử của con cái với cha mẹ khi tuổi già ốm đau, bệnh tật.
Có câu chuyện rơi nước mắt; có câu chuyện chua chát, xót xa.
Hôm ấy, nhà hầm cháo đậu xanh, mẹ bảo tôi xách một cặp lồng sang để bà ăn cho lành. Một h́nh ảnh có lẽ ngay cả trong phim suy nghĩ tôi cũng không bao giờ tưởng tượng được hiện ra: Bác dâu một tay bóp mồm bà, một tay tḥ vào móc, miệng hét không ngừng "nhả ra, nhả ra ngay. Ăn ít thôi, ăn nhiều rồi... lắm không ai hầu được!"
Tôi chết đứng trước cảnh tượng phải chứng kiến
C̣n bà tôi mắt ướt nhèm, đầu lắc nguầy nguậy, chân tay vùng vằng… ú ớ vớt vát: “đừng… đừng… cho ăn đi, cho ăn đi mà”. Nói xong bà lại với tay lấy những thứ bánh kẹo chắc vừa được ai cho vẫn đang để ngay đầu giường.
Tôi chết đứng khi chứng kiến cảnh đó. Tôi lao vào giằng tay bác ra tôi hét lên: “Bác làm cái ǵ thế, bà làm ǵ mà bác ác thế?”
Thấy tôi, bác hất bà ra làu bàu: “Bà già này sao không chết sớm đi cho rảnh nợ, già rồi cứ ám con, ám cháu măi”. Nói rồi bác lấy tay bịt mũi, c̣n chân th́ lẳng lẳng, đá đá cái bô vào xó cửa, hất hàm đi thẳng lên nhà.
Bà nội tôi sau một lần tai biến sinh ra ngớ ngẩn, mọi việc bà đều không tự chủ được. Bà bỗng biến thành một đứa trẻ háu ăn, bà ăn bất cứ thứ ǵ có thể ăn, uống bất cứ thứ ǵ có trong tầm tay. Lúc nào bà cũng nghĩ rằng ḿnh chưa ăn và đ̣i ăn.
Nhưng khổ một cái là bây giờ bụng dạ yếu, cứ ăn mười thứ th́ chín thứ khiến bà tiêu chảy. Mỗi khi hàng xóm hay có người đến thăm, cho đồ ăn mà con cái không kịp cất th́ bà ăn hết rồi chỉ lúc sau là miệng nôn trôn tháo, có khi tràn cả bỉm, ra đầy giường.
Bà có hai người con trai là bố tôi và bác cả. Thời gian đầu mới đổ bệnh, bà phải nằm viện, nhà tôi thuê thêm cô hộ lư bệnh viện hỗ trợ chăm bà.
Một thời gian t́nh trạng ổn định, mọi người quyết định đưa bà về nhà bác cả. Bác dâu vốn là y tá bệnh viện nghỉ hưu nên có kinh nghiệm chăm sóc người ốm. C̣n nhà tôi lần lượt thay ca nhau hàng ngày lên với bà nhưng phần lớn thời gian vẫn phải trông chờ vào bác dâu v́ mẹ tôi thường xuyên đi công tác.
Ảnh minh họa.
Tôi chưa lập gia đ́nh nên cũng thỉnh thoảng cũng thay mẹ và bố tới phụ bác chăm, trông bà. Không chỉ tôi, bố mẹ tôi, hàng xóm cũng nhiều lần chứng kiến bác mắng bà, bác vừa dọn dẹp vệ sinh vừa càu nhàu.... nhưng hành động của bác hôm nay khiến tôi vô cùng choáng váng.
Tôi cũng có lần thay bác trông bà cả ngày, tôi biết, bà ăn lung tung vào th́ vừa khổ bà, vừa khổ người chăm, gia đ́nh tôi cũng biết sự vất vả của bác nên mọi người cũng nh́n nhau, đôi khi phải coi như "mắt không thấy, tim không đau" trước sự lắm điều của bác.
Thực ra, bố tôi đă có lần đề nghị đưa bà qua nhà tôi ở, nhà tôi rộng răi hơn, mẹ tôi tính t́nh cũng lành hiền hơn nhưng bác trai không đồng ư v́ cho rằng ḿnh là con trưởng, phải có trách nhiệm với bà. Bác gái tôi cũng phần sợ mang tiếng với xóm làng, phần sợ nhà tôi sẽ ỉ việc chăm bà để chiếm cái nhà bác đang ở (bác ở nhà ngày xưa của ông bà nội) nên cũng không cho. V́ thế, nhà tôi mới phải lâm vào cảnh này. Thế nhưng ai cũng chỉ nghĩ bác là người lắm điều và tham lam đôi chút chứ chẳng thể tượng tượng được rằng bác bạc đăi bà tới mức này.
Nhà tôi họp đại gia đ́nh. Bố tôi một lần nữa đề nghị đưa bà sang nhà tôi. Hai bác vẫn không đồng ư. Bố tôi làm căng, hai nhà căi nhau om tỏi rồi cuối cùng đưa ra quyết định: bố tôi sẽ thuê một osin ở đấy với bà "để đỡ việc cho bác gái".
Thế là bà tôi bây giờ sống nương tựa vào osin là chính. Bố mẹ tôi ngày nào cũng qua xem xét; bác gái rảnh tay nên bớt lắm điều. Chị osin kỹ tính để ư bà từng chút nên bà đỡ hẳn những con đau bụng do ăn uống lung tung.
Bà vẫn chẳng biết ǵ, chỉ như đứa trẻ con. Đôi lúc tôi nghĩ, nếu bà minh mẫn, nếu bà biết nhiều, th́ bà liệu có đau ḷng khi suốt đời hết mực chăm con, giờ tuổi già lại do osin phụng dưỡng?
Nguyễn Phương Anh (Trung Tự, Ba Đ́nh, Hà Nội)