TP - Trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine tại dải Gaza vừa tạm chấm dứt, bên cạnh cuộc chiến bằng bom đạn, tên lửa c̣n diễn ra cuộc chiến thông tin trên các mạng xă hội.
|
Người dân Palestine ăn mừng thắng lợi trong cuộc chiến chống Israel tại Gaza. Ảnh: RIA. |
Cả hai phía Israel và Palestine mà đại diện là Hamas đều tiến hành cuộc chiến thông tin nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Cả hai phía đều muốn chứng minh cho cộng đồng quốc tế thấy phía bên kia là kẻ xâm lược c̣n ḿnh là nạn nhân. Cả hai đều muốn cộng đồng quốc tế hiểu rằng kẻ xâm lược phải bị trừng trị.
Để đạt được mục đích này, Israel đă tung lên mạng một video clip kéo dài một phút. Clip kể về cái chết của Ahmed Jabari - người đứng đầu cánh quân sự của phong trào Hamas.
Ahmed Jabari bị Israel coi là một kẻ khủng bố đặc biệt nguy hiểm và ông này qua đời do bị tên lửa Israel bắn trúng. Clip được tung lên Facebook, thu hút hơn 4 triệu lượt truy cập.
Tác giả video clip này là Lực lượng pḥng vệ Israel và thông điệp ẩn chứa trong đó rất rơ ràng: Chúng tôi có thể trừng trị các người tại bất kỳ điểm nào trên Trái đất và vào bất kỳ lúc nào.
Israel c̣n phát đi trên Twitter lời cảnh cáo dành cho các nhà lănh đạo của Hamas và Thánh chiến Hồi giáo - 2 phong trào bị Israel coi là các tổ chức khủng bố chủ chốt của Palestine.
Hamas lập tức lên tiếng đáp lại. Trên Twitter, đại diện cánh quân sự của Hamas kể về những hành động tàn bạo của quân đội Israel, về các chiến dịch của họ chống Israel và nhấn mạnh: “Cánh cửa xuống địa ngục của các người đă mở”. Trang này đă có gần 50.000 người truy cập, cùng nhiều lời b́nh luận lên án Israel.
Lực lượng pḥng vệ Israel đă thành lập một nhóm đặc biệt gồm 30 chuyên gia tin học thượng thặng để phụ trách cuộc chiến thông tin, trước hết chống Palestine.
Theo giới phân tích, ban lănh đạo Israel đă rút được những bài học quư báu từ thất bại của cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Moubarak.
Ông Moubarak lúc đầu bị thua trên các mạng xă hội, rồi tiếp đó mới bị thua trước làn sóng phẫn nộ của đông đảo người dân Ai Cập. Hơn thế nữa, Israel cũng có kinh nghiệm cay đắng riêng của ḿnh.
Hồi năm 2010, lực lượng an ninh Israel tấn công con tàu t́nh nguyện Mavi Marmara trên đường chở hàng viện trợ nhân đạo tới Gaza khiến 10 công dân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.
Măi 14 tiếng sau, khi khắp thế giới đồng thanh lên án hành động vô nhân đạo đó của Israel, Israel mới kịp bừng tỉnh và phản ứng lại. Nhưng đă quá chậm. Israel không thể xoá nổi h́nh ảnh kẻ xâm lược đă định h́nh trong tâm trí cộng đồng thế giới.
Cách làm của phía Palestine lại khác. Hamas không dựa vào bộ máy chính quyền như Israel mà dựa vào sự giúp đỡ của các t́nh nguyện viên.
Một đội ngũ đông đảo t́nh nguyện viên quay lại những thảm cảnh do tên lửa Israel gây ra cho thường dân Palestine. Tiếp đó, vô số t́nh nguyện viên khác đưa những tư liệu ấy lên các mạng xă hội để phổ biến khắp thế giới.
Theo các nhà phân tích, đây là một nguyên nhân quan trọng khiến Palestine thường giành được thế thượng phong trước Israel trong các cuộc chiến thông tin trên mạng.
Ngọc Thoa
Theo
Pravda.ru
Tienphong